Sinh con quá to, làm sao phòng biến chứng?
Bạn đọc N.A (29 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM) hỏi: Em mới sinh con vài ngày, bé nặng 3,8 kg, sinh thường vì vào viện trễ không kịp mổ. Em nghe nói sau này dễ ảnh hưởng quan hệ vợ chồng và són tiểu. Có cách nào phòng ngừa không?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời: Hiện tại còn đang trong thời kỳ hậu sản, nếu em chưa có biểu hiện gì của chứng són tiểu thì không nên quá lo. Không phải ai sinh con to đường âm đạo đều bị các vấn đề nêu trên, mà còn tùy cơ địa.
Sinh con quá to, làm sao phòng biến chứng? (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Em nên làm những điều sau để phòng ngừa:
- Tránh các động tác vận động gắng sức phải gồng bụng; tránh đứng, ngồi quá lâu, không để táo bón (ăn nhiều rau quả, chất xơ). Uống đủ nước nhưng không cố uống quá nhiều.
- Chỉ nên quan hệ tình dục sau 6 tuần hậu sản. Tuy nhiên nếu sau 6 tuần vết may tầng sinh môn (nếu có) hoặc các tổn thương vùng âm hộ, âm đạo khác chưa lành thì phải tiếp tục kiêng và tái khám, điều trị triệt để.
Video đang HOT
- Nên bắt đầu càng sớm càng tốt các bài tập co thắt cơ sàn chậu (kygel) để phục hồi độ đàn hồi và săn chắc cơ vùng âm đạo, sàn chậu.
- Nếu sau này em có cảm thấy quan hệ vợ chồng bị trục trặc hay són tiểu, phải đến bệnh viện chuyên khoa sản hoặc niệu để điều trị.
Xúc động câu chuyện sinh con của bệnh nhân ung thư máu
Chị Nguyễn Thanh Hồng - bệnh nhân ung thư máu đang điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, đã dũng cảm vượt qua 9 tháng thai kỳ để sinh con khỏe mạnh.
Cú sốc đầu đời
Năm 24 tuổi, chị Hồng phát hiện mình bị ung thư, đó là cú sốc đầu tiên trong đời chị. Khi bị bệnh, chị Hồng nghĩ mình sẽ không lấy chồng. Nhưng năm 30 tuổi, chị gặp một nửa của mình và cũng nói thật với anh rằng chị bị bệnh.
Tuy nhiên, chồng chị Hồng vẫn không quản ngại và nói với chị rằng: "Ai chẳng có lúc bị bệnh". Anh vẫn quyết định cưới chị và không gây áp lực chuyện con cái với chị.
Thế rồi chị Hồng bất ngờ có thai sau 11 năm điều trị ung thư máu. Chị quyết định giữ lại thai. Bác sĩ cho thử nghiệm dừng thuốc 3 tuần xem cơ thể chị phản ứng như thế nào. Khi dừng thuốc, bác sĩ cũng khuyên chị Hồng suy nghĩ lại.
Chị Hồng đã vượt qua gian nan để làm mẹ khi đang chung sống với bệnh ung thư máu
Chị mong các bác sĩ giúp đỡ làm sao để cả mẹ và con đều ổn. Tuy nhiên, bác sĩ cũng giải thích trong quá trình mang thai, căn bệnh ung thư máu của chị Hồng có thể tái phát chuyển thành thể cấp.
Không chỉ nguy cơ chuyển thể cấp, lúc mang thai, bạch cầu, tiểu cầu cao có thể gây tắc mạch máu và nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con.
9 tháng gian nan
Khi siêu âm, em bé khỏe, chị lại có động lực dù mỗi lần lọc máu, chị mệt không đứng dậy được. Không lấy được ven, bác sỹ không thể đưa thuốc vào vì em bé đang phát triển phổi.
Cứ 3 ngày lọc máu một lần, cơ thể chị mệt mỏi vô cùng nhưng đứa con trong bụng tạo thêm động lực cho chị cố gắng. Hơn nữa, các bác sĩ đều cố gắng đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Những tháng cuối cùng của thai kỳ, chị đếm từng tuần, vui mừng vì con khỏe mạnh.
Qua mỗi tuần an toàn, cảm xúc của bà mẹ "vượt lằn sinh tử" để bảo vệ đứa con trong bụng mình mỗi ngày một lớn.
Đến khi thai nhi được 38 tuần, vì bạch cầu của chị Hồng cao nên bác sĩ không thể mổ được vì lo ngại nguy cơ nhiễm trùng, không gây tê được tủy sống. Bác sĩ quyết định cho chị đẻ thường và hỗ trợ bằng foccep.
Khi sinh con, sức khỏe chị Hồng rất yếu. Chị cảm giác suy kiệt thật sự. Nghĩ lại, chị Hồng cho rằng đứa con trong bụng mới giúp chị kiên cường như thế.
Chị Hồng cho rằng bệnh tật là điều không ai mong muốn nhưng chị chấp nhận nên không còn cảm thấy nặng nề. Có lúc chị Hồng còn thầm "cảm ơn" bệnh vì khi bị bệnh, chị đồng cảm với nhiều người cùng cảnh ngộ hơn.
Nếu có một điều ước, chị Hồng chỉ mong được khỏe mạnh để yêu thương và chăm sóc con mình nhiều hơn.
Nguy cơ và sự cố y khoa khi mổ đẻ không hề ít hơn đẻ thường Cùng với sự tiến bộ của y học, ngày càng nhiều sản phụ lựa chọn phương pháp mổ đẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù mổ sinh hay đẻ thường đều tiềm ẩn nguy cơ... Một ca mổ sinh tại BV Phụ sản Hà Nội (ảnh: BVCC) Chị Nguyễn Thị Huyến (khu đô thị Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội) vừa...