‘Siêu kháng thể’ chống lại mọi chủng cúm A
Nghiên cứu được đăng trên một tạp chí khoa học của Anh. Trước đó, có nhiều ý kiến cho rằng một số người đã bị cúm A (H1N1) có thể sản sinh ra “siêu kháng thể” chống lại những bệnh nhiễm khuẩn khác.
Ảnh: BBC news. “Siêu kháng thể” đầu tiên được phát hiện có khả năng chống lại tất cả 16 chủng khác nhau của virus cúm A, các nhà khoa Anh và Thụy Sĩ mới đây tuyên bố.
Các nhà khoa học Anh và các đồng nghiệp ở Thụy Điển đã xem xét hơn 100.000 mẫu tế bào miễn dịch từ những người từng bị cúm hoặc đã được tiêm phòng cúm. Và họ đã phân lập một kháng thể được gọi là F16.
Sau đó, họ tiến hành thử nghiệm trên chuột. Các nhà khoa học đã tiêm cho chuột một liều virus cúm H1N1 đủ mạnh có thể gây chết con vật. Sau ngày được tiêm kháng thể F16, chúng đã sống sót và phục hồi.
BBC news đưa tin, điều đó cho thấy F16 có thể được sử dụng như một biện pháp điều trị khẩn cấp.
Nhà khoa học người Anh, John Skehel cho biết: “Chúng tôi đã thử với mọi chủng của virus cúm A được biết đến từ trước đến nay và nhận thấy nó tác động với tất cả các chủng này. Chúng tôi hy vọng F16 sẽ được sử dụng như một biện pháp chữa trị bằng cách tiêm kháng thể để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn”.
Phát hiện này hy vọng mở ra hướng trong việc phát triển văcxin phòng cúm. Hiện nay, mỗi năm các nhà sản xuất văcxin phải đưa ra một công thức mới để chạy theo sự thay đổi của các chủng virus.
Video đang HOT
Tuy nhiên, F16 mới chỉ là kháng thể, chưa phải văcxin.
Theo VNE
Những lưu ý khi sử dụng trứng
Không phải cứ ăn càng nhiều trứng là tốt. Khi sử dụng món ăn nhiều dưỡng chất này, bạn cần lưu ý một số điều.
Không nên cho bột ngọt vào trứng chiên
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm.
Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa... trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic. Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
Không phải vỏ trứng càng đậm màu càng tốt
Khi mua, chúng ta thường lựa chọn những quả trứng có vỏ màu hồng tươi vì nghĩ nó có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất opocphirin tạo thành và hoàn toàn không liên quan đến giá trị dinh dưỡng trong trứng. Các phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lượng các chất bổ trong trứng nhiều hay ít đều được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc vật nuôi.
Trứng luộc là bổ nhất
Có rất nhiều phương pháp chế biến trứng như luộc, rán, hấp, muối... Tuy nhiên, xét về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa của cơ thể đối với loại thực phẩm này thì món trứng luộc đứng đầu bảng với khả năng hấp thụ tối đa là 100%. Trong khi đó, chế biến trứng theo phương pháp hấp chỉ đạt được 98%, xào 97%, rán 92,5% và món trứng chần là 30% - 50%.
Không nên cho bột ngọt vào trứng chiên (nguồn ảnh: internet)
Nấu trứng chỉ vừa chín là được
Nhiều người cho rằng, khi chế biến, cần đun lâu để trứng chín kỹ. Điều này hoàn toàn không đúng, vì việc đun trứng lâu ở nhiệt độ cao sẽ dẫn tới phản ứng sinh hóa giữa sắt và lưu huỳnh trong trứng, tạo nên các chất cặn, làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, hoặc dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Không nên kết hợp trứng và sữa đậu nành
Sữa đậu nành có vị ngọt, tính mát, giàu chất béo, protein thực vật, các hợp chất cacbon, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành còn có trypsinase. Chất này khi kết hợp với chất albumin trong trứng sẽ làm mất dinh dưỡng có trong hai loại thực phẩm.
Trứng cũng tốt cho người cao tuổi
Nhiều người cao tuổi không dám ăn trứng thường xuyên vì cho rằng nó có nhiều cholesterol. Nhưng thực chất loại thực phẩm này lại rất giàu hàm lượng chất lecithin dễ hấp thụ qua đường máu và rất có lợi cho việc khôi phục hoạt động của các tế bào, tránh lão hóa. Ngoài ra, chất lecithin còn giúp "trẻ hóa" các tế bào thần kinh, ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ.
Sản phụ không nên ăn nhiều trứng
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường bị mất đi khá nhiều năng lượng. Hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm. Việc ăn nhiều trứng sau khi sinh sẽ dễ gây ra các hiện tượng như: đầy bụng, khó tiêu do sự tích tụ chất amoniac và phenol trong đường ruột.
Việc ăn trứng nhiều hay ít sau khi sinh cần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Không nên ăn trứng sống
Không những không bổ dưỡng mà việc ăn trứng chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trứng sống khó tiêu hóa, dễ gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy... Vị tanh của trứng có thể gây ức chế hoạt động của trung khu thần kinh.
(Theo CAO)
Có nên chọn ngày, giờ để sinh con? Và việc chọn ngày, giờ để sinh con có những ảnh hưởng như thế nào đến thai phụ và thai nhi? Ngày càng có nhiều sản phụ chọn phương pháp sinh mổ, họ quan niệm rằng việc phẫu thuật giúp họ lựa chọn được ngày sinh, tháng đẻ, giờ sinh và cả bác sĩ mát tay và số giường, số phòng... để sinh...