Show ‘Hẹn hò và hôn’: Giật mình hàng loạt bệnh sẽ lây khi hôn người lạ
Tất cả những bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp đều có thể lây qua nụ hôn.
Gameshow hẹn hò “ Date and Kiss” – Hẹn hò và hôn đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi để 2 người chưa từng quen biết hôn nhau đắm đuối trước khi quyết định tìm hiểu.
Ở góc độ sức khoẻ, hôn cũng có thể khiến bạn gặp “nguy hiểm” khi có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh ngoài các bệnh thông thường như cúm, tay chân miệng.
Gameshow “Date & Kid” gây nhiều tranh cãi
Herpes
Đây là căn bệnh phổ biến nhất thông qua tiếp xúc, có thể gây các vết loét, mụn nước dạng herpes trên da, thường ở vùng bán niêm mạc hoặc virus có thể xâm nhập, tồn tại dạng “ngủ” âm thầm trong người, đến khi có điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động gây chốc mép, zonar, thậm chí viêm não do herpes. Virus Herpes sẽ ở trong người suốt đời.
Theo WHO, khoảng 2/3 dân số thế giới dưới 50 tuổi bị nhiễm virus Herpes simplex nhóm 1 (Herpes môi) và khoảng 1/6 dân số Mỹ nhiễm Herpes nhóm 2 (Herpes bộ phận sinh dục).
Herpes dễ lây lan khi người bạn hôn đang có tổn thương miệng nhưng thậm chí ngay cả khi bạn tình không có triệu chứng (đã mang virus), loại virus này vẫn có thể lây truyền.
Virus cytomegalo (CMV) cũng thuộc nhóm Herpes, lây lan qua dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu hoặc máu.
Nếu phụ nữ mang thai nhiễm CMV có thể có những rối loạn phát triển nghiêm trọng. Ngoài ra ở những người có sức đề kháng kém chúng có thể gây tổn thương phổi, gan, hoặc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
Bệnh giang mai
Giang mai là một trong số những bệnh đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục song về lý thuyết, bất cứ người nào nhiễm giang mai có vết loét, xước trong miệng vẫn có thể lây bệnh cho người khác khi hôn.
BS Chris Carpenter, Trưởng khoa truyền nhiễm tại BV Beaumont (Michigan, Mỹ) cho biết, hầu hết viêm màng não do virus gây ra (kể cả virus Herpes) nhưng có một số trường hợp do vi khuẩn. Viêm màng não do vi khuẩn thường diễn tiến nặng hơn, gây nhiều biến chứng và tỉ lệ tử vong cao hơn.
Với viêm não do vi khuẩn có thể lây truyền từ người này qua người khác khi tiếp xúc gần kéo dài và thường xuyên hoặc tiếp xúc thân mật bởi dịch tiết nhiễm khuẩn từ mũi, họng.
Các triệu chứng của viêm màng não là sốt, cứng cổ, đau đầu. Khi phát hiện tiếp xúc gần gũi với người bệnh, người bị nhiễm có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh để bảo vệ.
Bạch cầu đơn nhân
Video đang HOT
Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc “bệnh hôn” vì được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh hoặc qua ho, hắt hơi.
Viêm nướu
Mỗi người đều có hệ vi khuẩn tự nhiên trong miệng tuỳ thuộc vào ý thức vệ sinh răng miệng. Nếu người hôn bạn không có sức khoẻ răng miệng tốt, bị viêm nướu thì vi khuẩn hoàn toàn có thể lây truyền sang bạn khi hôn.
Ngoài ra, qua đường nước bọt, nhiều virus đường ruột có thể lây truyền qua như virus gây bệnh tay chân miệng, enterovirus, virus gây bại liệt, tiêu chảy…
Các nhà khoa học cũng đang nghi ngờ bệnh Zika có thể lây qua nước bọt, dịch tiết khi hôn sau một trường hợp nhiễm bệnh qua đường tình dục.
M.Anh
Theo vietnamnet.vn
Căn bệnh nguy hiểm thời điểm giao mùa: Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng không chỉ gây ra những đau đớn ngay lập tức, mà nó còn là tiền đề cho bệnh viêm màng não hoặc viêm não.
Bệnh chân tay miệng - một bệnh nhiễm siêu vi nhẹ, dễ lây lan thường gặp ở trẻ nhỏ - có đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và phát ban ở bàn tay và bàn chân. Căn bệnh này xuất hiện ở con người có biểu hiện giống như bệnh lở mồm long móng ở gia súc, nguyên nhân chính là do virus coxsackie gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng
Nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này là nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc về một nhóm vi rút mang tên nonpolio enteroviruese. Một số loại enterovirus khác đôi khi cũng có thể gây ra bệnh về chân tay miệng như coxsackievirus.
Ăn uống là nguồn chính để bệnh nhân nhiễm coxsackievirus nói riêng và bệnh chân tay miệng nói chung. Bệnh này đồng thời có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các loại như:
- Dịch mũi hoặc dịch họng;
- Nước bọt;
- Phân;
- Khí khi ho hoặc hắt hơi;
- Môi trường xuất hiện người bệnh, ...
Căn bệnh nguy hiểm này phát triển phổ biến ở trẻ em (do vấn đề vệ sinh như trẻ hay ngậm tay, đi vệ sinh bừa bãi), đó là lí do các trường học hoặc vườn trẻ là môi trường dễ dàng tích tụ bệnh nhất.
Khả năng bùng phát bệnh cao hơn ở mùa hè và mùa thu ở các vùng khí hậu ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới, dịch bệnh có thể xảy ra quanh năm.
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng có lẽ là căn bệnh mang nhiều triệu chứng nhất. Người bệnh thường sẽ gặp phải tất cả những dấu hiệu dưới đây, tuy nhiên một số người lại chỉ mắc 1 - 2 biểu hiện:
- Sốt;
- Viêm họng;
- Mệt mỏi, khó chịu;
- Xuất hiện những đốm đau đớn có màu đỏ ở trên lưỡi, nướu và bên trong má;
- Phát ban đỏ, không ngứa nhưng bị phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi là mông;
- Ăn mất ngon.
Khoảng thời gian trung bình từ khi nhiễm trùng đến khi phát bệnh và xuất hiện các triệu chứng (thời kì ủ bệnh) là từ 3 - 6 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên, tiếp theo là đau họng kèm với chán ăn và khó chịu trong người.
1 - 2 ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét sẽ phát triển ở miệng hoặc trong cổ họng. Phát ban ở bàn tay và bàn chân hoặc mông sẽ xuất hiện sau 1 - 2 ngày kế tiếp.
Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?
Bệnh chân tay miệng xuất hiện chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, độ tuổi dưới 5 thì khả năng cao hơn nhiều. Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu ớt, vậy nên những biến chứng xuất hiện sẽ gây nguy hiểm cao cho trẻ.
Biến chứng thường gặp nhất là của bệnh chân tay miệng là mất nước. Hãy theo dõi chặt chẽ việc uống nước của con bạn, bởi nếu mất nước nghiêm trọng thì bé sẽ cần được truyền dịch tĩnh mạch.
Căn bệnh này thậm chí còn là tiền đề dẫn đến tình trạng viêm màng não hoặc viêm não.
Cách chữa bệnh chân tay miệng
Yêu cầu đầu tiên khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị tại nhà đối với căn bệnh này:
- Hạ sốt, giảm đau nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C.
- Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ bao gồm răng miệng, chân tay và những vị trí xuất hiện vết phát ban hoặc lở loét.
- Bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin A, kẽm và các loại dưỡng chất khá để giúp những vết loét mau lành hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước và thực phẩm có khả năng bổ sung nước, tránh tình trạng mất nước ở trẻ.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sống của trẻ; đồ đựng thức ăn, bình nước, ... cần được tiệt trùng trước khi sử dụng.
- Thức ăn dành cho trẻ mắc bệnh cần được nghiền nát bởi lúc này cổ họng trẻ đang bị tổn thương, đồng thời không cho trẻ ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá nhiều gia vị.
Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?
Chân tay miệng vẫn là một căn bệnh không có thuốc chữa, vậy nên những loại thuốc được liệt kê dưới đây chỉ có tác dụng giảm bớt triệu chứng ở người bệnh.
- Paracetamol (đối với trẻ trên 3 tháng) hoặc Ibuprofen (đối với trẻ trên 6 tháng);
- Thuốc hạ sốt;
- Thuốc giảm đau;
- Thuốc bôi ngoài da tránh nhiễm trùng, ...
Dù dùng loại thuốc nào đi chăng nữa, chị em cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự tiện cho trẻ uống thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng về lâu về dài.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?
Bất kì hành động nào gián tiếp hoặc trực tiếp khiến tình trạng bệnh nặng hơn đều cần được kiêng, cụ thể như sau:
- Không cho trẻ chơi chung đồ chơi, sử dụng chung dụng cụ tránh truyền nhiễm.
- Không kiêng tắm, tiếp tục vệ sinh cho trẻ như thường.
- Không cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, quá lạnh, ... tránh tổn thương nặng thêm vùng cổ họng.
Bệnh chân tay miệng có lây không?
Câu trả lời là "Có". Hơn nữa, căn bệnh này có thể lây lan vô cùng nhanh chóng và dễ dàng, bởi con đường truyền nhiễm của nó là qua tiếp xúc. Nước bọt, chất thải, ... đều là con đường khiến trẻ dễ mắc bệnh, vậy nên cách li trẻ khỏi người bệnh là điều nên làm.
Theo eva.vn
Vì sao không ăn sáng có thể gây hôi miệng? Bỏ bữa sáng khiến các vi khuẩn còn giữ lại trong khoang miệng và lưỡi gây ra mùi hôi khó chịu. Theo tiến sĩ Mervyn Druian, Trung tâm nha khoa thẩm mỹ London, Anh, bữa ăn sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở. Bỏ bữa hoặc ăn sơ sài sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Hôi miệng...