SGK tích hợp: Nhiều nỗi lo

Theo dõi VGT trên

Thời điểm này vẫn chưa có sách giáo khoa trong khi chương trình mới chỉ hơn 8 tháng nữa là triển khai nên rất gấp gáp

Trong năm học 2021 – 2022, chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018) chính thức được triển khai dạy đại trà đối với lớp 6.

Thách thức về đội ngũ giáo viên

Theo chương trình mới, học sinh lớp 6 sẽ học 12 môn học và hoạt động giáo dục gồm: toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên, lịch sử – địa lý, giáo dục công dân, tiếng Anh, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, mỹ thuật, âm nhạc, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

Đây là năm đầu tiên 2 môn học tích hợp (khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý) được đưa vào giảng dạy. Môn khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề: vật lý, hóa học, sinh học; môn lịch sử và địa lý sẽ có 2 phân môn là lịch sử và địa lý. Nội dung của mỗi phân môn vừa có tính độc lập vừa soi sáng, hỗ trợ và tích hợp cao.

Do là năm đầu tiên nên không ít nỗi lo lắng về sách giáo khoa (SGK) cũng như đội ngũ giáo viên (GV) được đặt ra.

PGS-TS Mai Sỹ Tuấn – Trưởng Nhóm xây dựng chương trình môn khoa học tự nhiên – từng thừa nhận Việt Nam chưa có kinh nghiệm biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie (TP Hà Nội), cho hay khó hình dung về SGK lớp 6 các môn tích hợp vì kiến thức các môn học của bậc THCS bắt đầu có phần chuyên sâu nhưng khi đổi mới, các bài học được thiết kế tích hợp liên môn. Ông Khang cho biết bản thân cũng tò mò về cách các tác giả thể hiện trên SGK. Trên thực tế, nếu sách viết không tốt, không có thực nghiệm kỹ sẽ khó tránh khỏi ý kiến phản biện của xã hội. Đến thời điểm này, SGK chưa được phê duyệt, các bản mẫu chưa được đưa lên mạng để GV tiếp cận.

Một khó khăn nữa từng được PGS Mai Sỹ Tuấn đề cập là đội ngũ GV hiện nay được đào tạo và đã quen với cách dạy riêng rẽ từng môn học. Trong khi đó, cơ sở vật chất của nhiều trường phổ thông còn hạn chế dẫn đến hạn chế trong đổi mới phương pháp dạy học. Hình thức quản lý nhà trường, hoạt động chuyên môn của GV cũng đã quen với quản lý tách biệt 3 môn vật lý, hóa học, sinh học.

SGK tích hợp: Nhiều nỗi lo - Hình 1

Từ năm học tới, kiến thức lịch sử và địa lý sẽ được tích hợp trong SGK Lịch sử và Địa lý

Video đang HOT

Theo kết quả nghiên cứu “Giải pháp giảng dạy tích hợp môn khoa học xã hội cho học sinh các trường THCS vùng Đông Nam Bộ” cho thấy có 53,9% GV được đào tạo sư phạm đơn môn và 46,1% đào tạo đa môn. Tuy nhiên, đa số GV dạy lịch sử hoặc địa lý riêng rẽ, chỉ có 15,8% GV giảng dạy đồng thời cả 2 môn.

Các nghiên cứu cho thấy GV các môn khoa học tự nhiên có khả năng dạy 2 môn vật lý – hóa học hoặc hóa học – sinh học dưới 30%, số GV có thể dạy đồng thời 3 môn hoặc 2 môn vật lý – sinh học rất ít. Trong khi đó, số GV lịch sử, địa lý có khả năng dạy cả 2 môn khoảng 16%.

Để giải quyết bài toán khó này, theo PGS-TS Mai Sỹ Tuấn, phải tập trung thay đổi nhận thức của GV, cán bộ quản lý về ý nghĩa của dạy học môn khoa học tự nhiên, vận dụng một số kỹ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học môn này.

Ông cũng cho biết nội dung các môn học khoa học tự nhiên được thiết kế theo từng mạch nội dung vật lý, hóa học, sinh học, giúp cho GV đang dạy từng môn có thể dạy các bài học với kiến thức được đào tạo của mình một cách thuận lợi. Với các chủ đề tích hợp (biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên…), nhà trường có thể lựa chọn GV có năng lực phù hợp nhất để phân công dạy.

Trong những năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, các trường cần bố trí GV trên nguyên tắc ai thuận lợi trong việc dạy nội dung nào thì bố trí dạy nội dung đó, bảo đảm tính thống nhất của môn học theo sự sắp xếp của các mạch nội dung, không tách riêng từng phần cho từng GV dạy riêng rẽ.

Giáo viên lo cấp tập và quá tải

Hiệu trưởng một trường THCS đóng tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho hay bà khá lo lắng khi thực hiện tích hợp các môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý. Thời điểm này vẫn chưa có SGK trong khi chương trình mới chỉ hơn 8 tháng nữa là triển khai nên rất gấp gáp. Khi SGK mới được phê duyệt, GV sẽ phải vừa nghiên cứu sách vừa tập huấn vừa dạy học trên lớp, như vậy quá cấp tập và quá tải.

Bà Đặng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt (TP Hà Nội), cho biết hiệu trưởng và GV cốt cán của trường đều đã đi tập huấn theo chương trình mới. Tuy nhiên, các trường cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. GV bộ môn trước đây dạy học riêng rẽ, nay phải ngồi lại với nhau để thảo luận từng bài để soạn bài và hỗ trợ nhau.

Xây dựng kế hoạch dạy học dài hơi

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng khi tích hợp kiến thức liên môn, GV các môn độc lập hiện nay sẽ vẫn dạy các phần độc lập, còn chủ đề chung sẽ do nhóm, tổ GV cùng thiết kế. Chủ đề nghiêng về môn nào thì do GV môn đó dạy, các GV khác hỗ trợ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường xây dựng kế hoạch dạy học không theo tiết của tất cả các môn từng tuần mà có thể xây dựng kế hoạch dạy học nhiều tuần. GV có thể dạy nhiều tiết theo mạch kiến thức của môn học hoặc phân môn, thuận lợi cho hoạt động trải nghiệm.

Chuẩn bị dạy môn học mới: Đào tạo giáo viên dạy tích hợp hay dạy đơn môn?

Từ năm học 2021 - 2022, chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018) chính thức được triển khai dạy đại trà đối với lớp 6.

Hai môn học tích hợp (Khoa học tự nhiên - Lịch sử và Địa lí) cũng bắt đầu được đưa vào giảng dạy. Chuẩn bị đội ngũ giáo viên như thế nào là vấn đề được đặt ra.

Chuẩn bị dạy môn học mới: Đào tạo giáo viên dạy tích hợp hay dạy đơn môn? - Hình 1


Tập huấn giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh Nghiêm Huê

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Trưởng nhóm xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên (KHTN) từng cho biết, dạy học môn KHTN có nhiều thuận lợi. Trước hết, có thể tiếp thu kinh nghiệm từ nhiều nước dạy học môn KHTN. Hơn nữa, dạy học tích hợp không còn là vấn đề xa lạ đối với giáo viên Việt Nam. Vì một số giáo viên đã được tập huấn và dạy học một số chủ đề tích hợp trong chương trình hiện hành.

Tuy nhiên, theo nhận định của PGS. Mai Sỹ Tuấn, Việt Nam chưa có kinh nghiệm biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học môn KHTN, đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Để khắc phục hạn chế đó, chương trình môn học đã được biên soạn theo yêu cầu phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, có học hỏi và vận dụng kinh nghiệm dạy học quốc tế.

Khó khăn trong dạy học môn KHTN là đội ngũ giáo viên chương trình hiện hành được đào tạo và đã quen với cách dạy riêng rẽ từng môn học, cũng như phương pháp dạy chủ yếu theo tiếp cận nội dung. Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường phổ thông còn hạn chế nên khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy học. Hình thức quản lí nhà trường, hoạt động chuyên môn của giáo viên cũng đã quen với quản lí tách biệt 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Do vậy, cần tập trung thay đổi nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lí về ý nghĩa của dạy học môn KHTN, vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học môn KHTN.

PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cthông tin trường ĐH Giáo dục đã mở chương trình đào tạo giáo viên ngành KHTN (bậc THCS) và tuyển sinh từ năm học 2019 - 2020. Năm học 2020 - 2021, nhà trường triển khai mô hình đào tạo giáo viên ngành Lịch sử và Địa lí.

Giáo viên Lịch sử và Địa lí cũng như KHTN được đào tạo tại Trường ĐH Giáo dục theo hướng tích hợp, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, với hình thức dạy học kết hợp (Blended Learning) thông qua Hệ thống giáo dục trực tuyến Moodle, triển khai thực địa trải nghiệm. Sinh viên tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc giảng dạy ở các trường phổ thông mà không phải trải qua thời gian thử việc.

Cũng theo PGS. Nguyễn Chí Thành, các chương trình đào tạo cử nhân này hoàn toàn mới ở Việt Nam, được cập nhật phù hợp với tình hình trong nước và có tham khảo chương trình tiên tiến của nước ngoài.

Đề xuất không dành chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên đơn môn

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, cho biết, đối với các trường sư phạm, để chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy các môn học mới theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đầu tiên phải xây dựng các chương trình đào tạo các ngành mới, như giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí hay dạy môn KHTN; bên cạnh đó cần tiếp tục tăng cường đào tạo giáo viên các môn đang thiếu cục bộ như Tin học. Cùng với đó, xây dựng các chương trình bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên THCS đang dạy các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học... từ cao đẳng lên đại học để trở thành các giáo viên dạy môn KHTN.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh, các cơ sở đào tạo giáo viên cần đổi mới mục tiêu đào tạo theo hướng đào tạo giáo viên trở thành nhà giáo dục, khoa học, văn hóa và hoạt động xã hội trên nền hiểu biết vừa rộng vừa sâu một chuyên ngành. Đồng thời, đổi mới về phương thức đào tạo như đào tạo tích hợp sư phạm phổ thông theo hướng đào tạo nội trú (đào tạo vừa học vừa làm tại trường phổ thông), đào tạo theo nhu cầu của nhà sử dụng sản phẩm.

Tiếp đến là đổi mới nội dung đào tạo: Đào tạo tri thức rộng, theo 3 trụ cột công nghệ thông tin, kiến thức chuyên môn (khoa học cơ bản) và nghiệp vụ sư phạm (khoa học sự phạm), với mô hình TPACK (T: Công nghệ - Technology; P: Phương pháp sư phạm - Pedagogy; CK: Kiến thức chuyên môn - Content Knowledge) phổ biến trong đào tạo giáo viên trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh nỗ lực của các trường sư phạm, GS Nguyễn Quý Thanh đồng thời mong muốn Bộ GD&ĐT và địa phương khi cấp chỉ tiêu cho các ngành, đặc biệt là bậc THCS, không cấp chỉ tiêu cho giáo viên đơn môn. Đồng thời, từ năm học 2021 - 2022 bắt đầu có sinh viên được đào tạo dạy học các môn "tích hợp" như Lịch sử và Địa lí hay KHTN ra trường, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu tăng cường tuyển dụng giáo viên tích hợp. Địa phương cần đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên đã có kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo giáo viên dạy những môn học mới và đồng thời đào tạo nâng chuẩn giáo viên dạy đơn môn Vật lí, Hóa học... để trở thành các giáo viên có thể đảm nhiệm việc dạy tích hợp.

PGS.TS Lê Anh Phương, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng cho biết, trường đang đào tạo giáo viên ngành sư phạm KHTN và sư phạm Lịch sử - Địa lý. Ngoài đào tạo, trường cũng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên đang dạy đơn môn có thể chuyển sang dạy tích hợp đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

Theo PGS. Lê Anh Phương, giáo viên dạy các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học hiện nay có thể tham gia dạy học môn KHTN được ngay. Đó là do chương trình môn học lựa chọn hình thức tích hợp phù hợp với khả năng dạy học của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Mức độ tích hợp liên môn, nghĩa là tích hợp nhưng vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của Hóa học, Vật lí hay Sinh học, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phân công giáo viên dạy học. Ít nhất, giáo viên môn nào vẫn dạy được mạch nội dung liên quan đến môn của mình đang dạy học.

Khi tham dự các đợt tập huấn, giáo viên sẽ được cung cấp thêm các kiến thức tổng hợp, vốn tri thức rộng và khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức có liên quan để tăng cường sự liên kết giữa các mạch nội dung, qua đó giúp HS tăng cường khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn.

Những giáo viên có khả năng, ngoài việc tập huấn dạy nội dung chuyên môn, dần dần sẽ được đào tạo theo cơ chế tín chỉ để có thể đảm nhận thêm những nội dung mới mà mình chưa được đào tạo trước đây.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xeChồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe
06:34:34 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không saiBà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai
07:19:03 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"
06:24:01 06/02/2025
Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gáiHé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái
06:28:56 06/02/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 thángTình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng
08:22:08 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ đối tượng phóng hỏa tại sân bay ở Rome

Bắt giữ đối tượng phóng hỏa tại sân bay ở Rome

Thế giới

11:38:54 06/02/2025
Theo truyền thông địa phương, hai người bị thương là nhân viên sân bay. Đối tượng bị bắt giữ là người vừa nhập cư vào Italy vài ngày trước.
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Sao châu á

11:27:45 06/02/2025
Thông tin Từ Hy Viên qua đời với nhiều vết tiêm bất thường trên tay, nghi có uẩn khúc đang nhận được sự chú ý lớn từ công chúng.
Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Trắc nghiệm

11:24:01 06/02/2025
Theo các chuyên gia phong thuỷ, 4 con giáp này sẽ đón lộc trời cho, gặp nhiều may mắn sau ngày vía Thần tài năm nay.
Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Sao việt

11:23:43 06/02/2025
Bằng Kiều đã có phản ứng ngay lập tức khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo. Chia sẻ của đàn anh khiến Duy Khánh cảm ơn rối rít.
Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim châu á

11:20:59 06/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương thực sự là một tác phẩm có chất lượng tốt khiến phim nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu.
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Sao thể thao

11:07:44 06/02/2025
Dịp đầu năm giới trẻ thích thú với trào lưu dự đoán năm 2025. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Khi Văn Toàn xe túi mù thì bị dự đoán Năm 2025, bạn sẽ bị cắm chiếc sừng .
Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Lạ vui

11:04:51 06/02/2025
Một vali đầy tiền mặt trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng đã được trả lại cho chủ nhân sau 8 tháng được tìm thấy tại bãi đỗ xe.
Bom tấn zombie mang tính biểu tượng bất ngờ sale sập sàn, xuống mức thấp nhất lịch sử cho game thủ

Bom tấn zombie mang tính biểu tượng bất ngờ sale sập sàn, xuống mức thấp nhất lịch sử cho game thủ

Mọt game

11:02:22 06/02/2025
Các game thủ còn khoảng một tuần để hưởng mức giá ưu đãi này. Có vô số các tựa game lấy chủ đề zombie xuất sắc trong lịch sử, và bản thân chúng cũng đã tạo được những dấu ấn riêng nhất định.
Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Sáng tạo

10:16:56 06/02/2025
Khi bắt tay vào việc trang trí nhà cửa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn có thể gặp phải nhiều rắc rối trong quá trình thi công và sử dụng.
Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Pháp luật

09:52:41 06/02/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông phát hiện dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp có 569 cây rừng bị cưa hạ.
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Tin nổi bật

09:42:28 06/02/2025
Tại bãi rác tự phát của xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội, hàng tấn bánh kẹo, đồ ăn nhanh bị vứt bỏ, chất cao như núi , làm ảnh hưởng đến môi trường và việc đi lại của người dân.