Sẽ thí điểm triển khai mô hình “Giáo dục đại học số”
Đó là một trong những nội dung Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″ vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký phê duyệt.
Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Triển khai mô hình “ Giáo dục đại học số”
Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2025 là hoàn thiện mô hình “Giáo dục đại học số” và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia thí điểm triển khai mô hình.
Đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.
Cùng đó, 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến THPT có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thiện và mở rộng triển khai mô hình “Giáo dục đại học số” tới tối thiểu 50% các trường đại học công lập trong toàn quốc.
Đào tạo được 20.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số. 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án triển khai thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ gồm: Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.
Trong đó, Đề án sẽ xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số” tại một số trường đại học phù hợp; xây dựng, ban hành bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học.
Video đang HOT
Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành công nghệ số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số,…
Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành, nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực, ngành nghề của mình. Đổi mới chương trình đào tạo và tăng chỉ tiêu đào tạo với các ngành công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ.
Sẽ xây dựng và triển khai chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông
Đề án cũng nhắc đến các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số thông qua chương trình STEM/STEAM. Cụ thể, tổ chức đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT về phương pháp STEM/STEAM.
Cùng đó, xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông với lộ trình triển khai cụ thể. Trong đó, ưu tiên triển khai thí điểm ở các thành phố trực thuộc trung ương và một số địa phương trước khi nhân rộng quy mô toàn quốc…
Quyết định về Đề án này có hiệu lực từ ngày 28/1/2022.
Chỉ tiêu các ngành truyền thống của ĐH Thủy lợi có xu hướng giảm qua các năm
Chỉ tiêu khối ngành truyền thống và khối ngành kinh tế, công nghệ thông tin của Trường Đại học Thủy lợi có nhiều thay đổi.
Trên trang web của Trường Đại học Thủy lợi có ghi sứ mệnh và tầm nhìn của trường
"Trường Đại học Thuỷ lợi là trường đại học công lập có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế và quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ lợi, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững Tổ quốc Việt Nam."
"Trường Đại học Thuỷ lợi là trường đại học số 1 trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện, tài nguyên, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; phấn đấu là một trong các trường đại học đa ngành hàng đầu của Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc tế." [1]
Trường Đại học Thủy lợi. Ảnh: Nguồn tlu.edu.vn.
Tuy nhiên ở một số ngành truyền thống thuộc lĩnh vực thủy lợi được coi là thế mạnh của trường, số lượng chỉ tiêu có xu hướng giảm trong khi một số ngành về kinh tế và công nghệ thông tin, số lượng chỉ tiêu và số thí sinh trúng tuyển có xu thế tăng. Cụ thể:
Năm 2019, ngành có điểm chuẩn cao nhất là khối ngành Công nghệ thông tin với điểm trúng tuyển 19,5. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất nằm ở khối ngành truyền thống như: Thủy văn học, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, Kỹ thuật tài nguyên nước, ... với 14 điểm.
Ở ngành Thủy văn học, số lượng chỉ tiêu dành cho ngành này là 30, số thí sinh trúng tuyển là 13, điểm trúng tuyển 14.
Với ngành Quản trị kinh doanh, số chỉ tiêu là 290, số thí sinh trúng tuyển là 302, điểm trúng tuyển 19,05.
Ở ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, trường dành 80 chỉ tiêu, số thí sinh trúng tuyển là 74, điểm trúng tuyển 14.
Ngành Kế toán, trường dành 330 chỉ tiêu, số thí sinh trúng tuyển tuyển là 340 điểm trúng tuyển 19,05.
Với ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, trường dành 30 chỉ tiêu, số thí sinh trúng tuyển 28, điểm trúng tuyển 14.
Ngành Kỹ thuật cấp thoát nước, trường dành 30 chỉ tiêu, số thí sinh trúng tuyển 25, điểm trúng tuyển 14.
Ở khối ngành Công nghệ thông tin như: Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, trường dành 600 chỉ tiêu, số thí sinh trúng tuyển 628, điểm trúng tuyển 19,5.
Năm 2020, khối ngành Công nghệ thông tin bao gồm các ngành: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin với 22,75 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Kỹ thuật xây dựng công trình thủy và Kỹ thuật xây dựng với 15 điểm.
Trong năm này, Trường Đại học Thủy lợi giảm chỉ tiêu ngành Thủy văn học xuống còn 20, số thí sinh trúng tuyển là 15, điểm trúng tuyển 16,10.
Với ngành Quản trị Kinh doanh trường tăng chỉ tiêu lên 330, số thí sinh trúng tuyển 361, điểm trúng tuyển 22,05.
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy trường giảm chỉ tiêu xuống còn 60, số thí sinh trúng tuyển 54, điểm chuẩn 15.
Ngành Kế toán, trường tăng chỉ tiêu lên 380, số thí sinh trúng tuyển là 412, điểm trúng tuyển 21,70.
Với ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, trường tăng số lượng chỉ tiêu lên 50, số thí sinh trúng tuyển là 51, điểm trúng tuyển 15,45.
Ngành Kỹ thuật cấp thoát nước, trường tăng số chỉ tiêu lên 40, số thí sinh trúng tuyển 40, điểm trúng tuyển 15,10.
Ở khối ngành Công nghệ thông tin, số lượng chỉ tiêu không đổi, số thí sinh trúng tuyển 633, điểm trúng tuyển 22,75.
Theo dự kiến tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Thủy lợi dự định mở thêm 6 ngành mới là Luật, An ninh mạng, Tài chính - Ngân hàng, Kiểm toán, Kinh tế số, Kỹ thuật Robot và điều khiển thông minh.
Năm học 2022-2023, nhà trường dự kiến tuyển 5.000 sinh viên theo học tại 37 ngành và nhóm ngành, trong đó có 6 ngành mới. Ngoài các chương trình chuẩn, trường có một số chương trình liên kết 2 2 với các đại học nước ngoài.
Năm nay, Trường Đại học Thủy lợi tuyển sinh theo 4 phương thức, trong đó có sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ngoài ra, Trường vẫn tuyển thẳng 5 nhóm thí sinh, gồm: Những em được quy định là xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi hoặc khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố; học sinh từ trường chuyên với các tiêu chí cụ thể; đạt loại giỏi học lực các năm Trung học phổ thông; sở hữu IELTS tối thiểu 5.0 và học lực từ khá trở lên năm lớp 12.
Phương thức thứ 3, trường xét tuyển học bạ trung học phổ thông của thí sinh, dựa trên điểm tổng kết trung bình của ba môn học theo tổ hợp.
Phương thức thứ tư là phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022.
* Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.tlu.edu.vn/Su-mang-tam-nhin
Hành lang pháp lý về tự chủ đại học còn "cởi chỗ nọ, trói chỗ kia" Để tự chủ đại học thành công góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cần có sự đồng bộ, thống nhất trong các văn bản pháp luật giữa các bộ, ngành. Mặc dù tự chủ đại học đã và đang được bàn thảo trong hơn 10 năm qua, thậm chí đã được luật hóa, song thực tiễn tổ...