Sảy thai vì bác sĩ cho uống thuốc đẩy dịch ứ trong lòng tử cung
Sau khi uống thuốc để đẩy dịch ứ theo chỉ định của bác sĩ bệnh viện FV, chị M.Ch (ngụ tại TPHCM) đã bức xúc phản ứng trên trang cá nhân về tình trạng cùng 1 ngày, tại 1 bệnh viện, sáng bác sĩ kết luận không có thai – chiều kết luận có thai.
Trên trang cá nhân của mình, chị M.Ch. (ngụ tại TPHCM) chia sẻ: Sáng 19/6 tôi có hẹn khám tại bệnh viện FV quận 7. Sau khi khám, siêu âm và thử nước tiểu, bác sĩ kết luận: tôi không có thai nhưng có dịch ứ trong lòng tử cung.
Buổi trưa cùng ngày, tôi trở lại FV để siêu âm tử cung, 2 bác sĩ kết luận: “ kinh nguyệt nhiều và bất thường không đúng chu kỳ kinh nguyệt” (excessive and frequent menstruation with irregular cycle). Bác sĩ cho tôi đơn thuốc uống để đẩy “dịch ứ” ra ngoài gồm 10 viên Misoprotol tab 200mcg, uống 2 viên/lần, ngày 2 lần trong 2 ngày.
Khoảng 17h cùng ngày, tại nhà, tôi uống thuốc theo toa bác sĩ bao gồm 2 viên Misoprostol Stada 200mg (thuốc phá thai, sau này khi tra cứu tôi mới biết) và 1 viên Tranexamic acid tab 500mg. Khoảng 18h tôi đau bụng, tử cung co thắt dữ dội, tôi phải uống thuốc giảm đau để hỗ trợ. Không lâu sau đó, tôi đi vệ sinh ra 1 khối (cục) khoảng 5cm và máu bắt đầu ra âm ỉ.
Hình ảnh đơn thuốc được bác sĩ FV kê toa đăng tải trên facebook của bệnh nhân
Đến 23 giờ khi đang ngủ cùng con trai chưa đầy 2 tuổi thì tôi bị băng huyết. Máu xòa ra ướt đẫm cả băng vệ sinh, quần áo, giường chiếu và cả nền nhà. Tôi chạy vội vào toilet, tại đây tôi băng huyết lần 2, máu chảy lênh láng khắp nền. Tôi bắt đầu choáng váng, xây xẩm hoa mắt và không còn nhìn rõ mọi vật xung quanh.
Ngồi đại xuống toilet, lần thứ 3 tôi băng huyết. Lần này, không còn trụ vững nữa, tôi nằm bẹp xuống nền toilet. Tôi không nhớ mình đã đó bao lâu, khi dần đủ sức tôi đã bò đã lết ra khỏi toilet và trườn dần đến cửa. Cố gắng hết sức ngồi dậy mở tay nắm cửa ra vào, tôi gọi: “anh ơi”…
Nữ bệnh nhân sau đó được chồng đưa thẳng vào bệnh viện FV cấp cứu trong tình trạng lơ mơ. Theo bệnh nhân, sau những thủ thuật cấp cứu “bác sĩ chẩn đoán tôi bị băng huyết do sảy thai, test nước tiểu cho kết quả dương tính. Điều đó có nghĩa tôi có thai. Tôi từ chối kết quả đưa ra vì trong cùng 1 ngày, 1 bệnh viện, 1 phương pháp test không thể có việc đau lòng này được và khẳng định với ekip: Tôi không thể có thai”.
Chị viết tiếp: “Máu vẫn chảy, nước mắt vẫn rơi, ê-kíp không thể tiến hành cầm máu cho tôi trong tình trạng bị sốc nặng về tinh thần lẫn thể xác. Bác sĩ quyết định gây mê và tiến hành mổ cấp cứu khẩn cho tôi. Chưa bao giờ tôi cảm nhận cái chết gần đến vậy. Tôi không thể chết lúc này khi con tôi còn quá nhỏ, con tôi sẽ ra sao? Trước khi chìm vào cơn mê, hình ảnh 2 con vẫn nguyên vẹn trong tâm trí, tôi cầu nguyện “hãy cho con sống để nuôi con”.
“Quá nhiều sự việc và biến cố xảy ra trong cùng 1 ngày. Ranh giới mong mang giữa sự sống và cái chết. Tôi trở về cuộc sống lúc 4h sáng (20/6) bằng niềm tin, sức mạnh của một người mẹ phải sống để chăm sóc con thơ”.
Video đang HOT
Bệnh nhân bức xúc: “Đây là lúc FV thể hiện rõ quan điểm của mình, nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết hay bưng bít sự thật để bảo vệ niềm tin bất chính vào y đức của chính mình”.
Trao đổi thông tin với phóng viên, bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh bệnh viện xác nhận vụ việc xảy ra tại bệnh viện. Bà Lệ Thu cho biết: “Bệnh nhân M.Ch. đã bị hư thai gây ra chảy máu, kết quả siêu âm xác nhận không thấy thai, điều trị ngưng chảy máu bằng cách tháo lưu máu trong tử cung. Thực tế là kết quả xét nghiệm thử thai bằng nước tiểu ban đầu dương tính cũng sẽ không thay đổi cách điều trị. Việc hư thai có thể là do đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp trước đó”.
Bà Lệ Thu cho hay, phía bệnh viện sẽ tổ chức buổi họp báo vào chiều 25/6 để giải đáp làm sáng tỏ các thắc mắc liên quan đến vụ việc. Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Xuất hiện nạn nhân cấy que tránh thai bị nhiễm trùng nặng, chuyên gia nói gì về phương pháp này?
Theo chia sẻ của nạn nhân, sau khi cấy que tránh thai được vài ngày đầu, tay đã sưng rất to và đỏ khắp vùng cấy que. Sau đó cánh tay bị nhiễm trùng nặng, không thể lấy que tránh thai vì có nguy cơ tổn thương toàn bộ cánh tay.
Cấy que tránh thai, người phụ nữ gặp nạn vì bị nhiễm trùng nặng dưới cánh tay
Mấy ngày gần đây, chia sẻ của một phụ nữ gốc Việt hiện đang sống tại Canada về phương pháp cấy que tránh thai đang được rất nhiều chị em chia sẻ. Nhiều chị em đặt ra nghi ngại sử dụng phương pháp cấy que tránh thai có thể gặp họa như nạn nhân. Cụ thể những dòng chia sẻ được lan truyền trên mạng xã hội facebook như sau:
"Mình sống ở Canada. Tháng 2 có về Việt Nam thăm gia đình, sau đó quyết định đi làm kế hoạch hóa gia đình. Sau khi tư vấn với bác sĩ, mình đã quyết định dùng phương pháp cấy que tránh thai với tổng số tiền khám, cấy que và mua thuốc uống lên đến 3,5 triệu.
Theo chia sẻ, người phụ nữ này bị nhiễm trùng nặng do sử dụng phương pháp cấy que tránh thai.
Sau khi cấy về mấy ngày đầu tay mình sưng rất to và đỏ khắp vùng cấy que. Mình nghĩ là do cơ địa của mình hơi nhạy cảm nên không để ý lắm. Vết cấy hơi đau nhẹ. Nhưng sau đó 2 tuần thì vẫn còn sưng to và bắt đầu có dấu hiệu chảy máu. Mình đã trở lại tái khám, mất thêm tiền và được biết là mình đã bị nhiễm trùng. Bây giờ vết thương nhiễm trùng nên phải uống thuốc cho lành chứ bác sĩ không lấy que ra được vì sợ vết nhiễm trùng ảnh hưởng đến nơi khác.
Thời gian gấp gáp vì mình phải về lại Canada nên mình chỉ mua thuốc kháng sinh để uống. Về đến Canada thì vết thương mình tiếp tục nhiễm trùng nặng hơn, đã đi khám bác sĩ 3 lần, và lần nào cũng nhận được lời nói y như nhau: Phải uống thuốc và bôi thuốc đến khi vết thương lành hẳn mới lấy ra được. Nếu can thiệp lấy ra bây giờ rất nguy hiểm cho cánh tay của mình.
Và thêm 1 điều quan trọng nữa là: Tránh thai bằng phương pháp cấy que đã bị ngưng sử dụng ở Canada hơn 10 năm. Vì biện pháp này không an toàn cho người sử dụng, không hiểu sao nước Việt Nam lại dùng phương pháp này. Đó chính là lời nói và câu hỏi của bác sĩ Canada khi giải thích cho mình về tác hại của que tránh thai.
Trước những thông tin này, rất nhiều chị em hoang mang, dù là người đang sử dụng phương pháp cũng như có ý định sử dụng. (Hình ảnh được nhân vật chia sẻ )
Từ lúc cấy đến bây giờ đã trải qua 4 tháng nhưng mình vẫn bị rong kinh và nhiễm trùng vết thương. Đây là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình khi về Việt Nam cấy que tránh thai".
Trước những thông tin này, rất nhiều chị em hoang mang, dù là người đang sử dụng phương pháp cũng như có ý định sử dụng. Liệu phương pháp cấy que tránh thai có đáng sợ đến nỗi đã bị cấm ở nước phát triển như Canada? Tác dụng phụ của phương pháp này là gì, có được áp dụng cho tất cả phụ nữ? Nếu quyết định sử dụng phương pháp này thì cần lưu ý gì?...
Chuyên gia nói về những biến chứng khi cấy que tránh thai
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), cấy que tránh thai là phương pháp có tỉ lệ tránh thai cao nhất. Bác sĩ sẽ cấy một que nhựa dẻo dưới da cánh tay bạn. Que này sẽ phóng thích progestin vào cơ thể, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Thủ thuật này chỉ mất vài phút và có hiệu quả kéo dài 3 năm.
Cấy que tránh thai là phương pháp có tỉ lệ tránh thai cao nhất.
Chia sẻ về chuyện cấm cấy que tránh thai, chuyên gia khuyên mọi người hãy tỉnh táo: "Tổ chức Y tế thế giới cũng liệt kê phương pháp tránh thai này vào danh sách những phương pháp tránh thai nên sử dụng. Và đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Còn về chia sẻ của bạn ở trên thì tôi đã nghe được vài ngày hôm nay và thực sự thấy không có căn cứ rõ ràng", BS Dung chia sẻ.
Tất nhiên là bất cứ phương pháp tránh thai nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Phương pháp này thường không gây các phản ứng phụ như rong kinh, viêm nhiễm nhưng giá thành thường cao hơn các biện pháp khác. Nó có nhược điểm là có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chống chỉ định với các trường hợp bị viêm gan, viêm thận.
Bất cứ phương pháp tránh thai nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định.
"Bất cứ biện pháp tránh thai nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Cấy que tránh thai cũng vậy nhưng không đến nỗi kinh khủng như nhân vật bên trên chia sẻ. Nguyên nhân của việc bị nhiễm trùng do cấy que tránh thai không phải do phương pháp này mà là do lỗi kỹ thuật. Những thủ thuật khi cấy que tránh thai không đảm bảo khâu vệ sinh, tay nghề bác sĩ... đều có thể dẫn đến những rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng", BS Dung khẳng định.
Đúng là không thể đảm bảo 100% cấy que tránh thai không gây ra tác dụng phụ gì. Bản thân bác sĩ Dung cũng từng cấp cứu cho một phụ nữ gặp tai nạn khi lấy que tránh thai ra khỏi cánh tay theo thời hạn. Bác sĩ không tìm thấy que tại vị trí cấy do người phụ nữ này bồng bế con tại vị trí cấy. "Tuy nhiên, đây là trường hợp hi hữu, cực hiếm gặp chứ không phải đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ", BS Dung khẳng định.
Chuyên gia khuyên, chị em muốn sử dụng các phương pháp tránh thai đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn đúng đắn nhất. Nếu muốn sử dụng cách cấy que tránh thai cần tìm đến địa chỉ uy tín để thực hiện để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả cao đang được phụ nữ trên khắp châu Âu, Nam Mỹ, châu Á và Hoa Kỳ áp dụng. Tuy nhiên, phụ nữ ở Canada lại đang "bỏ lỡ" mất phương pháp tránh thai này. Quá trình phê duyệt lâu dài và nghiêm ngặt của Health Canada đối với các biện pháp tránh thai có thể là một phần lý do tại sao các lựa chọn tránh thai cho chị em phụ nữ ở đây bị giới hạn nhiều hơn so với các quốc gia khác.
Cấy que tránh thai được sử dụng ở 86 quốc gia, bao gồm Úc, Đan Mạch, Đức và Anh... So với việc uống thuốc tránh thai, cấy que tránh thai được đánh giá là rẻ hơn lại trong thời gian dài, dễ sử dụng hơn và ít có khả năng mang thai hơn. Cấy ghép cũng an toàn cho những phụ nữ không thể dùng estrogen.
Vậy tại sao cấy que tránh thai không có ở Canada? Merck, nhà sản xuất cấy ghép tên là Nexplanon, gần đây đã nộp đơn xin mang thiết bị này đến Canada, đề xuất với TS Amanda Black, chủ tịch chương trình Nhận thức tránh thai tại Hiệp hội sản phụ khoa Canada. Nhưng một số dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Merck không đủ để đáp ứng về mặt sức khỏe.
"Thiết bị này khó có thể được nhập vào Canada trừ khi công chúng tạo áp lực đáng kể cho cả Merck và Health Canada. Về cơ bản, nó đang bị bế tắc trong cách giải quyết", TS Black khẳng định. Chuyên gia cho biết thêm, khi tham dự các cuộc họp với các chuyên gia kế hoạch hóa gia đình ở châu Âu, "tất cả họ đều bị sốc khi chúng tôi không có biện pháp cấy que tránh thai".
Theo Helino
4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn giá đỗ để bảo vệ sức khỏe Giá đỗ là loại thực phẩm có tính thanh mát, giải nhiệt và giàu khoáng chất, xơ rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, giá đỗ cũng là loại rau dễ nhiễm độc và gây tác hại với một số đối tượng người tiêu dùng. 1. Lợi ích của giá đỗ Các chuyên gia sức khỏe cho rằng giá đậu xanh sống có...