Say tàu xe có thể chữa khỏi.
Các dịp lễ, Tết là thời điểm mọi người đi lại nhiều nhất trong năm – người về quê ăn Tết, người đi thăm họ hàng, người thì đi du lịch…
Đối với nhiều người, một hành trình dài như vậy có thể khiến họ nôn “ra đến mật xanh, mật vàng”. Với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi kết thúc chuyến đi. Song, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các cơn nôn ói làm họ kiệt sức, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài cả tuần sau chuyến đi.
Chị Xuân Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự “mình bị chứng say tàu xe từ nhỏ nên rất ngại đi tàu, xe. Mỗi lần có việc bắt buộc phải đi là mình cảm giác như bị tra tấn. Từ lúc bước chân lên xe cho đến lúc xuống đối với mình là quãng thời gian kéo dài tưởng như vô tận. Mình cũng đã dùng đủ loại thuốc, thuốc chống nôn có, thuốc dán có mà không ăn thua. Có loại uống vào thì lại có cảm giác choáng váng, mọi thứ trong dạ dày dồn ứ ở cổ và trực trào ra chứ không nôn được ra, buồn ngủ díp cả mắt lại, người mệt lả ra, đau đầu kinh khủng đến nơi là không muốn làm ăn gì nữa cả. Sau mỗi chuyến đi như vậy mình phải nghỉ ngơi đến một tuần mới lại được sức”.
Chị Tuyết Minh (Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ “Bí Ngô nhà mình được 4 tuổi nhưng cũng mắc chứng say tàu xe. Nhà thì có xe ô tô nhưng mỗi khi đi chơi đâu là lại lo cô nàng nôn thốc nôn tháo trên xe. Đi chơi mất cả vui. Thuốc chống say tàu xe có bán trên thị trường lại không tiện sử dụng cho trẻ vì dạng viên, khó uống. Hơn nữa, lại có tác dụng phụ nên cũng không dám dùng cho con. Thuốc dán thì sử dụng không có hiệu quả lắm. Mình chỉ mong có loại thuốc nào mà trẻ em như Bí Ngô nhà mình dùng được thì tốt quá”.
Nguyên nhân gây ra Say tàu xe
Say tàu xe là một rối loạn của tai trong gây ra bởi sự chuyển động. Não cảm nhận sự chuyển động thông qua ba con đường khác nhau của hệ thần kinh gửi tín hiệu đến từ tai trong, mắt và cơ thể. Khi đi tàu xe, máy bay, do có sự chuyển động, bộ phận tai trong ở một số người nhạy cảm bị kích thích không tương hợp với mắt nhìn sự chuyển động. Như vậy, sự xung đột tín hiệu trong não sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở dạ dày.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra say tàu xe không chỉ do sự chuyển động mà còn kết hợp với các yếu tố khác như yếu tố tâm lý, mùi thức ăn, mùi xăng dầu, đọc sách trên xe… Những người vốn có chứng say tàu xe chỉ cần nhìn thấy chưa cần bước lên đã thấy xây xẩm, cảm giác buồn nôn. Thống kê cho thấy có khoảng 33% người dân dễ bị say tàu xe, trẻ em bị ảnh hưởng nhiều hơn người lớn.
Video đang HOT
Các triệu chứng của say tàu xe là buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, da tái nhợt, thở nhanh, vã mồ hôi, nôn.
Biện pháp phòng chống
Để chống lại những cơn say tàu xe, có thể dùng thuốc chống nôn dạng uống, dạng thuốc dán vào da sau tai, thuốc dán ở cổ tay. Tuy nhiên, dùng các loại thuốc trên có thể bị tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, khó tiểu, nhìn mờ…
Trên thực tế, nhiều người không muốn hoặc không dám sử dụng các loại thuốc nói trên do các tác dụng phụ của nó. Thay vào đó, họ chọn các biện pháp tự nhiên để phòng chống nôn, say tàu xe như dùng gừng, khoai lang, vỏ cam quýt hoặc tự bấm huyệt… Tuy nhiên, các biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu nghiệm. Đối với một số người có thể trạng khỏe mạnh thì các biện pháp này cũng có tác dụng nhất định nhưng phần lớn không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Thực ra, cũng như các loại bệnh khác, bệnh say tàu xe là bệnh có thể chữa được. Nhiều người đã tự rèn luyện bằng cách liên tục đi tàu xe để vượt qua cảm giác sợ hãi và e ngại khi đi tàu xe. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng có can đảm và dũng khí để làm như vậy. Thậm chí có một số người đã khỏi say tàu xe sau một thời gian dài đi xe liên tục nhưng chỉ sau 1 thời gian không đi tàu xe nữa lại mắc lại chứng bệnh này.
Sản phẩm khuyến nghị
Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm Satauxe do Công ty cổ phần y dược 3T (3T Pharma) độc quyền phân phối trên toàn quốc. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Tính độc đáo của sản phẩm là giúp những người bị mắc chứng say tàu xe hoàn toàn có cảm giác thoải mái khi đi xe ô tô, tàu hỏa, tàu biển, máy bay, tuyệt đối không có hiện tượng buồn ngủ, buồn nôn trong suốt chuyến đi. Đặc biệt, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh say tàu xe nếu sử dụng liên tục trong thời gian từ 6-8 tuần.
Sản phẩm Satauxe được điều chế dưới dạng si-rô thảo dược nên rất dễ uống và dễ sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em.
Sản phẩm đã được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty cổ phần y dược 3T (3T Pharma).
Địa chỉ: 53 Yên Lạc, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (04) 36369140 Fax: (04) 36369306
website: www.3tpharma.com.vn . E-mail: info@3tpharma.com.vn
Theo dân trí
Bạn đã biết cách sử dụng cao dán chống nôn?
Nên dán vào vùng da khô sau tai ít nhất 4 giờ trước khi lên tàu xe thì thuốc mới có đủ thời gian thấm qua da vào máu.
Buồn nôn và nôn là triệu chứng của nhiều rối loạn do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân thường gặp là do say tàu xe, máy bay hay nói chung là do đang ở trong môi trường có sự chuyển động đột ngột hay đổi hướng.
Say tàu xe, máy bay còn làm cho chúng ta bị chóng mặt. Vì vậy, trước hết có thể làm giảm bớt các kích thích bằng cách: ngồi ở nơi thoáng mát, đầu tựa vào nơi cố định, không đọc sách báo hoặc nhìn các vật di chuyển bên ngoài (nhắm mắt là tốt nhất), đắp khăn mát lên trán, không ăn uống quá no...
Tuy nhiên, ở nhiều người bắt buộc phải dùng thuốc chống nôn: dùng thuốc dạng uống hoặc thuốc dạng cao dán (còn gọi là băng dán) lên vùng da phía sau tai.
Nên dán vào vùng da khô sau tai ít nhất 4 giờ. (Ảnh minh họa)
Dạng cao dán (patch) được đề cập ở đây là dạng thuốc thấm qua da (còn gọi là hệ điều trị xuyên da). Dù chỉ là miếng băng dán mỏng hình chữ nhật hoặc hình tròn nhưng khi dán dính vào da, dược chất trong miếng băng dán (dược chất chống nôn là scopolamin) sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu để cho tác dụng toàn thân. Tác dụng toàn thân của thuốc làm giảm sự kích thích, giảm sự co thắt đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn. Đây là dạng thuốc tiện lợi vì duy trì sự cung cấp thuốc liên tục trong thời gian dài. Nếu cần có thể ngưng sự điều trị bằng cách bóc miếng cao dán ra khỏi da.
Lưu ý: Nên dán vào vùng da khô sau tai ít nhất 4 giờ trước khi lên tàu xe. Như vậy, nếu sáng sớm ngày hôm sau khởi hành nên dán vào ngay đêm hôm trước khi ngủ để thuốc có đủ thời gian thấm qua da vào máu. Sau khi dán hoặc gỡ miếng cao dán nên rửa kỹ tay. Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Đối với trẻ từ 8-15 tuổi, dùng nửa miếng dán.
Theo BĐVN
6 mẹo giảm khó chịu khi đi máy bay Trên máy bay, sự thay đổi áp suất không khí và nhiễu loạn tai trong thường gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao bạn thường có cảm giác mệt, nhức đầu, khó chịu khi đi máy bay. Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này: 1. Uống trà gừng:...