Sau mổ ung thư đường tiêu hóa, ăn gì để cơ thể khỏe?
Sau phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn quá no hay quá nhiều trong một bữa mà ăn đồ lỏng, dễ tiêu, thay mỡ động vật bằng dầu oliu, dầu cá…
Với người bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt với người bệnh ung thư đường tiêu hóa thì bên cạnh sử dụng thuốc, việc bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn hợp lý góp phần quan trọng giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
Điều trị ung thư đường tiêu hóa là điều trị đa mô thức gồm phẫu thuật, hóa, xạ trị. Phẫu thuật có vai trò tối quan trọng để loại bỏ hoàn toàn các tổn thương ung thư. Nhiều bệnh nhân sau quá trình phẫu thuật có thể gặp phải tình trạng chán ăn, mệt mỏi dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng làm sức khỏe suy yếu. Do đó, việc lựa chọn loại thực phẩm để cải thiện sức khỏe cần được chú trọng.
Ăn đồ lỏng, dễ tiêu và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, do đó các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp là thức ăn phù hợp trong giai đoạn này, đồng thời nên chia nhỏ các bữa trong ngày, không ăn quá no hay quá nhiều trong một bữa.
Ăn các chất béo có lợi
Người bệnh sau phẫu thuật nên thay mỡ động vật bằng các loại chất béo có lợi như dầu oliu, dầu cá. Theo nhiều nghiên cứu, chất béo động vật làm tăng khả năng hấp thu, hòa tan các chất gây ung thư, tăng sự bài tiết axit mật trong ruột, kích thích và làm tổn thương niêm mạc, dễ khiến đường ruột bị viêm, lâu ngày sẽ tái sinh tế bào ung thư.
Chính vì thế, bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa cần hạn chế ăn các chế phẩm, thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật như mỡ lợn, gà, bò, dầu dừa và đồ ăn chiên rán.
Video đang HOT
Thường xuyên ăn rau xanh, hoa quả tươi
Trong rau xanh, hoa quả tươi có chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm nồng độ các chất gây ung thư có trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
Ngoài ra, bệnh nhân sau phẫu thuật nên bổ sung đủ đủ vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng giúp cơ thể tăng đề kháng, tránh bệnh tái phát và phòng chống các bệnh khác. Đặc biệt, selen và beta carotene là hai chất có khả năng phòng chống ung thư. Selen có nhiều trong các loại cá biển như cá biển như cá thu, cá ngừ, cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Beta carotene là tiền chất vitamin A, có nhiều trong rau củ quả màu vàng, cam và rau màu xanh đậm.
Tránh thực phẩm lên men, chế biến sẵn
Những thực phẩm lên men như dưa, cà muối, thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, sa tế hay bia rượu, thuốc lá sẽ gây tác động lên vết thương hở. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật nên tránh các loại thức ăn gây ảnh hưởng đến vết mổ. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, đồ nướng bởi những loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư.
Bên cạnh chú ý chế độ ăn uống, người bệnh cần chăm sóc vết mổ và tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để giúp cơ thể hồi phục nhanh, tăng tỷ lệ điều trị thành công trong chữa trị ung thư đường tiêu hóa.
Phẫu thuật bệnh nhân ung thư bằng robot thông minh
Phẫu thuật nội soi bằng robot là kỹ thuật mới nhất, cao nhất về phẫu thuật xâm nhập tối thiểu trong điều trị ung thư. Đây là ca mổ robot thứ 32 về ung thư đường tiêu hoá tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) mà tôi có dịp được quan sát.
Ca phẫu thuật u đại tràng là ca phẫu thuật robot thứ 32 về ung thư đường tiêu hoá ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Tại đây, hệ thống robot Da Vinci XI được trang bị, đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ.
Hình ảnh phẫu thuật nội soi bằng robot:
Bệnh nhân Trương Thị M (58 tuổi, Hưng Yên) được chẩn đoán có triệu chứng rối loạn đi ngoài 2 tháng khi nhập viện K. Tại đây, bệnh nhân tiến hành nội soi đại trực tràng ống mềm, phát hiện khối tổn thương ở đại tràng phải kích thước 4x5cm. Các chỉ số về nhịp tim, huyết áp, độ bão hoà oxi cho thấy, thể trạng bệnh nhân hoàn toàn bình thường khi tiến hành ca mổ. Trước khi gây mê, chị M chia sẻ, tuy chưa bao giờ phẫu thuật nhưng chị cảm thấy rất bình thường, không hề lo lắng và đặc biệt tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ.
Ê-kíp phẫu thuật viên gồm tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Bình mổ chính; thạc sĩ, bác sĩ Trần Đình Tân; bác sĩ Phan Hữu Huỳnh; bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Thanh. Ê-kíp gây mê gồm thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh; phụ mê điều dưỡng trưởng Trần Đắc Thành và điều dưỡng dụng cụ Trần Thuý Vân. Các phẫu thuật viên phải có kỹ năng mổ nội soi thông thường tốt, áp dụng vào phẫu thuật robot.
Các dụng cụ, thiết bị mổ đều được chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu.
Sau khi bệnh nhân chụp CT scan ổ bụng cùng với đánh giá xét nghiệm thể trạng, giai đoạn bệnh phù hợp, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật cắt u đại tràng bằng robot cho bệnh nhân.
Để tiến hành phẫu thuật bằng robot, trước tiên phải qua bước Docking. Docking gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là ghép nối các cánh tay robot tại vị trí đã được xác định trên người bệnh nhân, sau đó điều chỉnh hướng đến mục tiêu trung tâm cần phẫu thuật. Quá trình này rất quan trọng, phải hết sức chính xác và tỉ mỉ, vì nếu không chính xác, cánh tay robot hoạt động không được tối ưu. Giai đoạn 2 là lắp ghép dụng cụ để phẫu thuật.
Mổ phụ - thạc sĩ, bác sĩ Trần Đình Tân vừa quan sát màn hình, vừa hỗ trợ tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Bình điều chỉnh vị trí các cánh tay robot. Robot Da Vinci XI có 4 cánh tay, mỗi cánh đều được bọc nylon vô trùng, được thay ra vệ sinh sau mỗi lần phẫu thuật mang lại sự an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
Phẫu thuật bằng robot Da Vinci cho hình ảnh chất lượng chính xác cao với hệ thống màn hình hiển thị 3D giúp các bác sĩ quan sát rõ toàn bộ vùng được giải phẫu bên trong cơ thể với độ phân giải cao, phóng đại gấp 10 lần so với thông thường.
Bệnh nhân M được chuyển vào phòng hậu phẫu sau mổ, khi hồi tỉnh hoàn toàn thì được đưa về phòng điều trị. "Nghề y là một nghề đặc biệt, nhất là với bệnh nhân ung thư càng đặc biệt hơn. Mỗi ca phẫu thuật thành công là một cảm xúc đặc biệt, cảm xúc riêng với chúng tôi. Có những thời khắc, những người bác sĩ còn vui hơn cả người nhà bệnh nhân vì đã cứu chữa thành công bệnh nhân ung thư" - bác sĩ Bình tâm sự.
Đối phó với suy dinh dưỡng ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính Bên cạnh các rối loạn về hô hấp, bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường biểu hiện một số rối loạn khác như lo âu, trầm cảm, suy dinh dưỡng... Người ta nhận thấy khi bệnh COPD càng diễn tiến đến những giai đoạn nặng thì người bệnh càng dễ bị suy dinh dưỡng hơn. Người bệnh COPD dễ...