Sau 5G, mạng 6G sẽ bùng nổ cỡ nào?
Hiện tại, Trung Quốc đang lập kỷ lục về truyền dữ liệu bằng công nghệ 6G, vượt xa tốc độ 5G hiện tại.
Theo báo cáo từ South China Morning Post, trong khi 5G vẫn đang trong quá trình triển khai trên toàn thế giới, Trung Quốc đã bắt đầu làm việc trên tiêu chuẩn kết nối không dây tiếp theo, 6G. Báo cáo cho hay, các nhà nghiên cứu ở nước này đã truyền 1 terabyte dữ liệu trên 3.300 feet (1 005.84 m) trong một giây. Kỷ lục mới này được công bố vào thứ Tư vừa qua bởi một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Zhang Chao đứng đầu, thuộc ngành Kỹ thuật Hàng không của Đại học Thanh Hoa.
Các nhà nghiên cứu đã đạt được điều trên thông qua việc sử dụng sóng vô tuyến tần số rất cao -sóng milimet xoáy. Công nghệ 6G có thể được sử dụng để cải tiến vũ khí và hệ thống phòng thủ. Cuộc thử nghiệm chứng minh rằng vũ khí siêu thanh (những vũ khí di chuyển nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ âm thanh) có thể sử dụng 6G để phát hiện mục tiêu và liên lạc.
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về nghiên cứu 6G?
Video đang HOT
Theo tài liệu, một hệ thống không dây thử nghiệm đã được thiết lập trong khu phức hợp Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh và có thể phát đồng thời hơn 10.000 nguồn cấp dữ liệu trực tiếp với độ nét cao. Giáo sư Zhang Chao cho hay, sóng milimet xoáy khác hoàn toàn với phương pháp liên lạc vô tuyến trong hơn 100 năm qua.
Giáo sư nói thêm, những tín hiệu này bổ sung thêm “một hướng mới cho kết nối không dây” và đồng nghĩa với việc Trung Quốc đang “dẫn đầu thế giới về nghiên cứu các công nghệ tiềm năng quan trọng cho 6G.” Công nghệ hiện nay sử dụng sóng điện từ hai chiều di chuyển lên xuống để biểu diễn thông tin. Trong khi đó, các sóng milimet xoáy có ba chiều, được so sánh với chuyển động của một cơn lốc xoáy.
Sau mạng 5G sẽ là mạng 6G.
Chuyển động xoay này có thể chứa thêm thông tin làm tăng băng thông liên lạc. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một máy phát độc nhất vô nhị, cho phép sóng quay theo ba chế độ khác nhau để mang theo dữ liệu bổ sung. Đồng thời, một thiết bị nhận đặc biệt được chế tạo có thể giải mã một lượng lớn dữ liệu trong tích tắc.
Trước đó, vào năm 2020, một nhóm từ công ty Điện thoại và điện tín Nippon của Nhật Bản đã sử dụng sóng xoáy để tạo ra tốc độ dữ liệu hơn 200Gbps trên khoảng cách 33 feet (10,05m).
Một nhà nghiên cứu của 6G làm việc tại Bắc Kinh cho hay, đây là “sự khởi đầu của một cuộc cách mạng” trong công nghệ truyền thông. Nhà nghiên cứu giấu tên hé lộ thêm: “Điều thú vị nhất không chỉ là tốc độ. Đó là việc giới thiệu một chiều không gian vật lý mới, có thể dẫn đến một thế giới hoàn toàn mới, hầu như không giới hạn khả năng.”
Trung Quốc sở hữu 40% bằng sáng chế 6G trên thế giới
Báo cáo cho biết, việc thương mại hoá mạng 6G có thể bắt đầu vào năm 2030 ở Trung Quốc, quân đội có thể sử dụng sớm hơn. Vào tháng 1 vừa qua, một nhóm nghiên cứu khác ở Thiên Tân đã tạo ra một máy phát terahertz, một công nghệ tiềm năng có thể được sử dụng cho 6G và chương trình vũ khí siêu thanh của Trung Quốc.
Hiện phía Mỹ đang cố gắng chống lại điều trên. Và vào tháng 4 năm ngoái, quốc gia này đã công bố quan hệ đối tác trị giá 4,5 tỷ USD với Nhật Bản để phát triển công nghệ 6G. Nhưng một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 9 năm ngoái bởi nghiên cứu Nikkei và Cyber Creative Institute (Nhật Bản) cho thấy, Trung Quốc sở hữu hơn 40% bằng sáng chế 5G trên thế giới. Tiếp theo là Mỹ với 35%, Nhật Bản (10%), Châu Âu (9%) và Hàn Quốc (4%).
Mạng 5G.
Hiện tại, Trung Quốc và viễn thông nước này sẽ tập trung vào 5G vì công nghệ mmWave băng tần cao đã giảm mạnh về chi phí. Tất nhiên, không quốc gia nào muốn rời mắt khỏi 6G, được kỳ vọng sẽ cung cấp tốc độ terabit, gấp 100 lần tốc độ của 5G và tăng khả năng liên lạc từ dưới nước ra ngoài không gian. Và theo đánh giá từ phía truyền thông Trung Quốc, kế hoạch sử dụng 6G của nước này là để nâng tầm sức mạnh quân sự.
Mỹ và Nhật Bản hợp tác về tiêu chuẩn 6G cho công nghệ không người lái
Theo Nikkei, Nhật Bản và Mỹ sẽ làm việc cùng nhau để dẫn đầu trong việc tạo ra tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ không người lái sử dụng mạng liên lạc 6G.
Mục đích của việc hợp tác là để ngăn các công ty Trung Quốc thống trị lĩnh vực dự kiến bao gồm ô tô tự lái và các nhà máy hoàn toàn tự động. Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản có thể kêu gọi các công ty thành lập một liên minh đặc biệt vào cuối tháng 9.2022, thu hút một loạt ngành công nghiệp, bao gồm cả những ngành liên quan đến điện thoại di động, thiết bị liên lạc, ô tô, máy bay không người lái và sản xuất đồng hồ. Liên minh cũng sẽ mời các đối tác Mỹ mạnh về phần mềm và tham gia vào việc mở rộng ra nước ngoài.
Mạng 6G dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi vào khoảng năm 2030
Liên minh có kế hoạch thương mại hóa công nghệ đồng hồ nguyên tử dựa trên quy mô chip vào năm tài chính 2025. Đồng hồ nguyên tử hoạt động giống như cảm biến và được coi là yếu tố không thể thiếu để điều khiển từ xa theo thời gian thực. Việc thêm đồng hồ nguyên tử vào các phương tiện tự động và máy bay không người lái (drone) sẽ giúp xác định chính xác thời gian và vị trí của chúng, theo cách mà đồng hồ nguyên tử trong vệ tinh GPS hiện nay đang thực hiện. Mạng 6G dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi vào khoảng năm 2030.
Các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei Technologies, ZTE, Alibaba Group Holding và Tencent Holdings đang cạnh tranh để đưa công nghệ không người lái 6G của họ trở thành tiêu chuẩn quốc tế. Nokia, AT&T và các tập đoàn Nhật Bản như NTT Docomo, KDDI, Denso cũng công bố những sáng kiến tương tự. Họ sẽ cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc trong cuộc đua thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho mạng truyền thông thế hệ thứ sáu.
Nhật Bản sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cùng với thử nghiệm thí điểm. Hỗ trợ sẽ được cung cấp trong 4 năm kể từ năm tài chính 2022. Bộ sẽ xem xét cung cấp cho liên minh mới chất bán dẫn chuyên dụng do Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc gia phát triển.
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu 6G Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022 vừa được khối các đơn vị viễn thông của Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức, Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết sẽ 'tập trung hoàn thiện việc đấu giá cấp phép tần số 4G và 5G trong năm 2022'. Năm 2021,...