Sáng 23/7: Ca COVID-19 mới, ca nặng đều tăng, nguy cơ bùng phát dịch trở lại?

Theo dõi VGT trên

Theo các chuyên gia các biến thể phụ mới BA.4, BA.5 có khả năng thoát miễn dịch, do đó cần đặc biệt chú trọng việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 trong giai đoạn hiện tại để đối phó với làn sóng lây nhiễm của BA.4 và BA.5.

Ca COVID-19 nặng tăng cao nhất trong khoảng 1 tuần qua

Bộ Y tế cho biết ngày 22/7 có 1.142 ca mắc COVID-19 mới. Đây cũng là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc COVID-19 mới trong ngày ở nước ta ở con số trên 1.000 ca/ ngày. Hôm qua sau nhiều ngày không có F0 tử vong đã ghi nhận 1 F0 ở Tây Ninh tử vong. Số bệnh nhân khỏi ngày 22/7 gấp 4 lần số mắc mới.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.766.128 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.609 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.842.176 ca. Trong số bệnh nhân đang theo dõi, giám sát có 51 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 35 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 8 ca ; Thở máy xâm lấn: 8 ca. Số bệnh nhân nặng gia tăng so với mấy ngày trước đó. Đây là con số cao nhất trong khoảng 1 tuần qua.

Sáng 23/7: Ca COVID-19 mới, ca nặng đều tăng, nguy cơ bùng phát dịch trở lại? - Hình 1

Đã 4 ngày liên tiếp số ca mắc COVID-19 mới ở nước ta ở con số trên 1.000 ca/ ngày; số ca COVID-19 nặng cũng tăng lên

Cần tập trung nguồn lực để tiêm vaccine COVID-19 cho những đối tượng có nguy cơ

Theo Bộ Y tế, các biến chủng mới của virus có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian dẫn đến có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại. Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước tại TP HCM, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Cao Bằng, Cần Thơ; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời

TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết biến thể phụ BA.4, BA.5 lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, có nước chiếm đến 60-70% ca mắc. Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện ca mắc hai biến thể phụ này. Điều này đặt chúng ta phải kiểm soát ca tăng nặng, thở máy, thở ECMO để có đáp ứng kịp thời vì số mắc có thể tăng nhẹ.

“Hiện thế giới cũng chưa có đánh giá đầy đủ về việc sau tiêm đủ 2 mũi cơ bản mà tiêm mũi 3-4 thì đáp ứng miễn dịch kéo dài bao lâu. Vì virus luôn biến đổi, xuất hiện thêm các biến thể mới nên rất khó dự báo diễn biến dịch trong thời gian tới”- TS Tâm nhấn mạnh.

Video đang HOT

Trong cuộc họp tại Bộ Y tế mới đây, chuyên gia WHO tại Việt Nam cho rằng: Về vaccine, chúng ta có quyền tự hào Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng không phải không có khó khăn, đặc biệt với sự xuất hiện biến chủng của Omicron, các biến thể phụ mới BA.4, BA.5 có khả năng thoát miễn dịch.

Tuy nhiên chuyên gia của WHO cũng nhấn mạnh một trong những can thiệp cực kỳ quan trọng liên quan đến vaccine là triển khai nhanh những liều tiêm nhắc. Cần đặc biệt chú trọng việc tiêm nhắc trong giai đoạn hiện tại để đối phó với làn sóng lây nhiễm của BA.4 và BA.5.

Khi báo cáo về tỷ lệ tiêm hằng ngày, các địa phương nên phân tích đầy đủ số liệu tiêm 3 và 4 tập trung vào nhóm nguy cơ Nếu chưa đạt được tỷ lệ mong muốn ở nhóm này thì các đơn vị cần tập trung nguồn lực để tiêm. Lý do đây là đối tượng đe dọa nhập viện và tử vong lớn nhất khi mắc COVID-19.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 572,9 triệu ca, trên 6,39 triệu ca tử vong.

Trong ngày 21/7, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục, với 186.246 ca, tỷ lệ nhiễm dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron lên tới 96%. Thủ đô Tokyo là địa phương dịch diễn biến phức tạp nhất khi ghi nhận 31.878 ca mắc mới trong ngày 21/7, tăng 164% so với trước đó 1 tuần.

Với tỷ lệ sử dụng giường bệnh là 43,5%, cơ quan chức năng đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo đối với hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp, đồng thời nâng cảnh báo tình trạng lây nhiễm COVID-19 lên mức cao nhất. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/3, thủ đô Tokyo duy trì cả hai cấp độ cảnh báo ở mức cao nhất.

Ngày 22/7, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản (MHLW) đã đề xuất triển khai chương trình tiêm mũi thứ 5 vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng có nguy biến chứng cao như người cao tuổi.

Đồng thời đưa ra đề xuất mở rộng đối tượng tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 đối với nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng, đồng thời, xem xét chấp nhận tiêm chủng đồng thời vaccine COVID-19 và vaccine phòng ngừa cúm mùa.

Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 và chỉ giới hạn đối tượng là những người cao tuổi, người có bệnh nền, hoặc những người được bác sỹ chuẩn đoán có nguy cơ biến chứng cao. Hai loại vaccine được sử dụng là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna.

Người đã mắc COVID-19 có cần tiêm mũi nhắc lại?

Về lý thuyết, sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt.

Ngoài ra, khi đã nhiễm tự nhiên mà được tiêm vaccine thì kháng thể bảo vệ được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều.

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia châu Âu liên quan đến biến thể phụ BA.4, BA.5 của biển chúng Omicron. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng.

Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em. Do đó đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học.

Người đã mắc COVID-19 có cần tiêm mũi nhắc lại? - Hình 1
Người dân tiêm mũi vaccine Covid-19 nhắc lại. Ảnh minh họa

TS.BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, để tránh nhầm lẫn khi nhắc đến tiêm mũi nhắc lại, chúng ta tách ra mũi cơ bản (1, 2 hay 3 mũi tuỳ từng loại vaccine và tuỳ đối tượng tiêm) và mũi nhắc lại. Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 được hiểu là mũi tiêm nhắc lại lần thứ 1. Tiêm vaccine mũi 4 là mũi tiêm nhắc lại lần thứ 2.

Việc tiêm mũi nhắc lại thứ 1 và 2 vaccine Covid-19 (tương đương lần tiêm thứ 3 và 4 hay 4 và 5 tuỳ đối tượng) giúp duy trì miễn dịch ở mức độ cao cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản.

Theo quy định của Bộ Y tế, mũi nhắc 1 và nhắc 2 có thể sử dụng loại vaccine tiêm cùng loại với mũi tiêm liều cơ bản hoặc dùng vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca nếu tiêm phối hợp. Lưu ý khoảng cách tiêm mũi nhắc lần 1 này cách ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản và mũi nhắc lần 2 cách 4 tháng sau mũi nhắc lần 1. Riêng mũi nhắc lần 2 cần lưu ý cách thời gian xác định bị COVID-19 tối thiểu 3 tháng, điều này không đặt ra với mũi nhắc lần 1.

Liều lượng tiêm đối với vaccine Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 so với liều cơ bản), các vccine khác giữ nguyên liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

"Nếu sắp tới ngày tiêm vaccine theo lịch mà bị ốm hoặc bị Covid-19 thì nên tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Lưu ý với mũi nhắc lần 2 thì phải chờ đủ 3 tháng sau khỏi mới cần đi tiêm"- TS Phạm Quang Thái cho biết.

Cũng theo TS Phạm Quang Thái, với tình hình dịch Covid-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ trên 69% ở người từ 18 tuổi trở lên, trước nguy cơ làn sóng dịch mới, rất cần thiết tiêm nhắc lần 2 cho những đối tượng nguy cơ để có thể giảm nguy cơ tăng nặng, nhập viện và hạn chế đứt gãy các chuỗi sản xuất.

Hiện có nhiều người đang nhầm lẫn giữa tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung và mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1). TS Thái nêu rõ, mũi vaccine bổ sung dành cho đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các vaccine mà bằng chứng cho thấy cần phải tiêm thêm mới đạt miễn dịch cơ bản (ví dụ vaccine Vero Cell, Sputnik V).

Riêng với tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) sẽ đặc biệt hữu ích đối với những người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Hướng dẫn tại văn bản mới nhất của Bộ Y tế nêu rõ, việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.

Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine Sputnik V.

Khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

Hoàn thành mũi cơ bản và đã mắc COVID-19 có cần tiêm mũi nhắc lại?

Tại Việt Nam, thời gian qua hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế ghi nhận trên 40.000 trường hợp tử vong do COVID-19 trong đó phần lớn là chưa tiêm vaccine phòng COVID-19; Một phần nhỏ đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine nhưng rất ít còn lại đã từng tiêm tới mũi 3. Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 cho những người đã hoàn thành những mũi tiêm cơ bản.

Thực tế hiện nay đã xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối không đi tiêm vaccine tại nhiều địa phương. Nhiều người dân đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vaccine tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm mũi bổ sung vaccine phòng COVID-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo.

Theo TS Phạm Quang Thái, về lý thuyết, sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt bởi việc nhiễm virus là khác nhau tuỳ vào chủng, tình huống nhiễm, mức độ nhiễm và đặc điểm của cơ thể.

Có khá nhiều trường hợp nhiễm và tái nhiễm nhiều lần do kháng thể tạo ra không đủ tốt hoặc nhiễm lần đầu chỉ ở dạng thoáng qua sau đó lần nhiễm lại mới gặp tình trạng nặng.

Ngoài ra, các bằng chứng khoa học cho thấy khi đã nhiễm tự nhiên mà được tiêm vaccine thì kháng thể bảo vệ được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều và góp phần hạn chế tái nhiễm cũng như hạn chế các tình trạng hậu Covid. Đây chính là lý do dù đã khỏi bệnh nhưng người bệnh vẫn được khuyên tiếp tục tiêm chủng để hoàn thành phác đồ tiêm.

Việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 bởi những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm tức là khoảng 3-4 tháng sau tiêm.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, những người từng mắc Covid-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

Tính đến hết ngày 11/7, cả nước đã thực hiện được 46.390.199 mũi tiêm thứ 3 (đạt 69,2%), có 5.470.976 người được tiêm mũi nhắc thứ 2.

"Việc tiêm các vaccine mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm quen thuộc tăng ham muốn tình dục5 loại thực phẩm quen thuộc tăng ham muốn tình dục
06:52:59 09/02/2025
Chuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạngChuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạng
07:04:41 09/02/2025
Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng conĐi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con
10:05:12 10/02/2025
Thuốc Tamiflu điều trị cúm: Vẫn còn hàng trăm nghìn hộp, viên, người dân không cần mua dự trữThuốc Tamiflu điều trị cúm: Vẫn còn hàng trăm nghìn hộp, viên, người dân không cần mua dự trữ
13:27:12 10/02/2025
Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?
23:14:11 10/02/2025
Loại 'nước thần' giúp trẻ lâu lại bổ đủ đường, ở Việt Nam giá siêu rẻLoại 'nước thần' giúp trẻ lâu lại bổ đủ đường, ở Việt Nam giá siêu rẻ
14:05:19 10/02/2025
Bộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt NamBộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt Nam
06:50:40 09/02/2025
Cúm mùa hoành hành ở nhiều nướcCúm mùa hoành hành ở nhiều nước
07:02:02 09/02/2025

Tin đang nóng

Mạng xã hội rúng động chuyện chàng trai làm 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầuMạng xã hội rúng động chuyện chàng trai làm 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầu
17:16:23 10/02/2025
Tro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sauTro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sau
20:20:56 10/02/2025
Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?
20:32:55 10/02/2025
Tìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn QuốcTìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc
20:16:03 10/02/2025
Hé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xaHé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xa
23:04:04 10/02/2025
Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sexDiễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex
21:16:00 10/02/2025
Đã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chếtĐã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chết
20:42:59 10/02/2025
Người mẹ khóc nức nở trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì bị kẻ gian lấy mất 9,5 triệu đồngNgười mẹ khóc nức nở trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì bị kẻ gian lấy mất 9,5 triệu đồng
17:13:49 10/02/2025

Tin mới nhất

Bệnh sởi có gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh sởi có gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

13:54:16 10/02/2025
Thời kỳ lui bệnh (giai đoạn ban bay) là khi ban bay theo thứ tự như nó đã mọc. Sau khi ban bay có để lại vết thâm trên da. Thông thường khi ban bay thì hết sốt, trừ khi có biến chứng thì trẻ vẫn sốt sau khi ban bay.
Mùa cúm nên có những loại thuốc cơ bản nào trong tủ thuốc gia đình?

Mùa cúm nên có những loại thuốc cơ bản nào trong tủ thuốc gia đình?

10:58:50 10/02/2025
Tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu là những triệu chứng thường gặp. Một số thuốc có thể điều trị các triệu chứng đường tiêu hóa nên có trong tủ thuốc gia đình thường gặp bao gồm:
9 cách giúp nam giới tăng chất lượng 'tinh binh'

9 cách giúp nam giới tăng chất lượng 'tinh binh'

09:42:09 10/02/2025
Điểm mấu chốt là cần phải đi ngủ trước 10h30 tối. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc ngủ đủ giấc, từ 7-8 giờ mỗi đêm làm khả năng sinh sản được cải thiện.
Thực phẩm chống viêm tốt nhất cho khớp

Thực phẩm chống viêm tốt nhất cho khớp

09:36:51 10/02/2025
Một số loại thực phẩm có thể làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi đau khớp có bản chất là viêm như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus... nên cắt giảm các thực phẩm gây viêm.
Vì sao chúng ta nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm hàng năm?

Vì sao chúng ta nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm hàng năm?

09:34:36 10/02/2025
Việc tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm mang lại lợi ích quan trọng trong việc kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể, giúp tăng cường khả năng bảo vệ trước sự tấn công của virus cúm.
Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm

Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm

06:46:09 09/02/2025
Thời điểm hiện nay, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có bệnh cúm. Thực tế cho thấy, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng đó là bệnh nhẹ nên không đi khám.
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

11:49:06 08/02/2025
Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

11:46:37 08/02/2025
Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, việc tiêu thụ chanh ở mức độ vừa phải là rất quan trọng. Hàm lượng axit citric cao trong chanh có thể làm mòn men răng và dẫn đến sức khỏe răng miệng kém theo thời gian nếu tiêu thụ quá nhiều v...
Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

10:33:14 08/02/2025
Hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón. Chất xơ trong quả mơ còn giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

10:25:06 08/02/2025
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại hạt rất quan trọng cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt đối với những người trên 50 tuổi. Các loại hạt tốt cho sức khỏe tổng thể với các lợi ích phòng ngừa bệnh tật.
Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

10:19:19 08/02/2025
Bạn có thể rắc gia vị quế lên bột yến mạch, pha trà, hoặc kết hợp trong các món sinh tố và món tráng miệng để tận hưởng hương vị đặc trưng cùng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.

Có thể bạn quan tâm

'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

Phim châu á

23:54:03 10/02/2025
Dù thất bại tại phòng vé Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the lost bất ngờ lọt bảng xếp hạng thịnh hành khi phát hành trên nền tảng Netflix.
'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

Phim âu mỹ

23:50:27 10/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán với các tác phẩm hài hước dành cho gia đình, các fan của thể loại siêu anh hùng sẽ được thưởng thức bom tấn mới nhất của nhà Marvel là Captain America: Brave New World
Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Hậu trường phim

23:42:56 10/02/2025
Theo thống kê của Box Office Vietnam, tính đến chiều 10/2, phim Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành đã thu về 300,4 tỷ đồng doanh thu.
Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Sao châu á

23:30:31 10/02/2025
Ngày 10/2, Yahoo News đưa tin Triệu Lộ Tư bị bắt gặp đi chơi cùng bạn bè. Nữ diễn viên được trông thấy vẫn cần dùng nạng để di chuyển, nhưng điều này tạo ra nhiều tranh cãi.
Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

23:22:56 10/02/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Phủ Lý (Hà Nam) đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Nguyễn Hà Giang (SN 2001), trú tại: thôn Lệ Chi, xã Thuy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên gây ra.
Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đương

Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đương

Sao việt

22:59:04 10/02/2025
Hoa hậu Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm. Ca sĩ Lệ Quyên quay clip gợi cảm cùng triết lý chuyện yêu đương.
Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Netizen

22:52:18 10/02/2025
Không ít cư dân mạng cho rằng khi con gái đã là một nữ sinh trung học, đáng lẽ vợ chồng bà Wang nên cân nhắc cho con một khoản tiền tiêu vặt.
Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian

Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian

Thế giới

22:41:39 10/02/2025
Trung Quốc dự định triển khai một tấm pin năng lượng mặt trời khổng lồ rộng 1 km trên quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất 36.000 km.
Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Sao thể thao

22:24:41 10/02/2025
Marcus Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa sau khi anh lần đầu tiên ra sân kể từ tháng 12 năm ngoái trong chiến thắng trước Tottenham ở FA Cup.
Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Nhạc việt

21:58:53 10/02/2025
Ngay từ đầu năm, hàng loạt ca sĩ đã tung ra sản phẩm mới khiến thị trường nhạc Việt sôi động hơn, với hy vọng mở ra một năm thành công.
Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Tv show

21:51:36 10/02/2025
Không chỉ Phương Trinh Jolie phải hoãn lại lịch trình biểu diễn ở các sân khấu mà Lý Bình cũng không thể trở lại đóng phim vì gia đình đón thêm một thành viên mới.