Sản phụ mang mắc hội chứng Hellp rất nặng có nguy cơ tử vong cao được cấp cứu kịp thời ở tuyến tỉnh
Mang thai ở tuần 34 thai kỳ, lại mắc Hội chứng Hellp – một biến chứng nặng của bệnh lý tiền sản giật, sản phụ đã được cấp cứu kịp thời, thoát cơn nguy kịch.
Sản phụ bị Hội chứng Hellp rất nặng có nguy cơ tử vong cao
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã cấp cứu thành công cho sản phụ mang thai tuần 34 bị hội chứng Hellp – một biến chứng nặng của bệnh lý tiền sản giật với các dấu hiệu như rối loạn đông máu, men gan tăng cao, suy thận, giảm tiểu cầu đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi, thoát khỏi cơn nguy kịch và đón bé gái nặng 1,5 kg chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình.
Đó là sản phụ Phùng Thị Hường, nhập viện Sản Nhi Bắc Giang rạng sáng ngày 30/3/2020 trong tình trạng đau bụng ra huyết và phù nề toàn thân.
Theo gia đình sản phụ cho biết, trước đó 04 ngày sản phụ Hường đã có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, buồn nôn và nôn. Qua quá trình kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ nhận thấy huyết áp của sản phụ tăng cao ở mức 190/110 mmHg, các chỉ số xét nghiệm huyết học, sinh hóa đều không ở mức an toàn, đặc biệt men gan tăng rất cao> 700 U/L và thực tế có rất ít trường hợp bị men gan tăng cao như vậy. Đây là những triệu chứng điển hình của Hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu).
Sản phụ Hường nằm điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
Với tình trạng của sản phụ diễn biến nặng như vậy, các bác sỹ bệnh viện đã hội chẩn và chẩn đoán sản phụ Hường bị Hội chứng Hellp rất nặng có nguy cơ tử vong cao do gan bị tổn thương nghiêm trọng. Sản phụ được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu đồng thời hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ để tránh biến chứng sản giật, rau bong non, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng…
Trong quá trình phẫu thuật ê kíp nhận thấy trên bề mặt tử cung đã có nhiều ổ nhồi huyết bầm tím và lan đến 02 dây chằng rộng (do tình trạng co mạch kéo dài gây nên thiếu máu, khiến tổn thương lớp nội mô mạch máu, kết tập tiểu cầu và lắng đọng Fibrin dẫn đến tắc mạch, vỡ mạch. Tổn thương này có thể gặp ở các phủ tạng như gan, thận, tụy, tử cung… đồng thời là nguyên nhân dẫn đến suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu). 15h10ph, bé gái nặng 1,5 kg được lấy ra khỏi tử cung của sản phụ an toàn, tuy nhiên do chào đời thiếu tháng nên bé được chuyển về Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để các bác sỹ chăm sóc cho đến khi sức khỏe bé ổn định.
Video đang HOT
Con gái sản phụ Hường những ngày đầu được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh – Bệnh viện
Đây trường hợp hiếm gặp và là lần đầu tiên được điều trị tại bệnh viện
Bác sỹ CKII Lê Công Tước – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, người trực tiếp phẫu thuật cho biết: Sản phụ H có chỉ số men gan tăng cao ở mức> 700 U/L là trường hợp hiếm gặp và cũng là trường hợp đầu tiên được điều trị tại bệnh viện bởi với những trường hợp như thế này thường sẽ phải chuyển tuyến ra Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Tuy nhiên, thời điểm đó Bệnh viện Bạch Mai bị “phong toả” do phát hiện có 01 số trường hợp nhiễm Covid-19 nên chủ trương của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là cố gắng điều trị cho sản phụ ngay tại Bệnh viện.
Hội chứng Hellp là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu ở thai phụ, thường xảy ra ở 03 tháng cuối của thai kỳ (chủ yếu được chẩn đoán từ tuần 28 đến tuần 36 thai kỳ) hoặc đôi lúc sau sinh với tỷ lệ khoảng 05 – 08 % thai phụ mắc Hội chứng này. Hội chứng Hellp thường gắn liền với tiền sản giật, khoảng 10 % – 20 % thai phụ bị tiền sản giật mắc hội chứng Hellp và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bác sỹ CKII Lê Công Tước lưu ý, phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ thường xuyên, nhất là trong 03 tháng cuối thai kỳ. Không chỉ là siêu âm đơn thuần mà sản phụ phải được khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu khi cần thiết, cũng như tư vấn về dinh dưỡng… để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất. Nếu phát hiện bị tiền sản giật, Hội chứng Hellp hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và thai nhi.
MT
Bổ sung axit folic trước khi mang thai và những điều cần biết
Axit folic có vai trò rất quan trong trong việc phòng chống dị tật bẩm sinh, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Do đó, việc bổ sung axit folic trước khi mang thai là vô cùng cần thiết. Vậy mọi người cần lưu ý những gì khi bổ sung axit folic?
1. Axit folic là gì?
Axit folic hay còn có tên gọi khác là folate, vitamin B9. Nó là loại vitamin quan trọng nhất mà bà bầu cần bổ sung đầy đủ trước và trong khi mang thai. Bác sĩ luôn khuyến cáo bổ sung axit folic trước khi mang thai là do những vai trò quan trọng của axit folic đối với cơ thể:
- Tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
- Cấu tạo và sửa chữa DNA, tham gia vào việc thiết kế bản đồ di truyền của cơ
2. Tại sao cần bổ sung axit folic trước khi mang thai?
Như đã biết, vai trò quan trọng nhất của axit folic là cấu tạo và sửa chữa DNA, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh trung ương ở thai nhi. Đặc biệt, ống thần kinh hình thành rất sớm, ngay từ khi phôi thai bắt đầu hình thành. Ống thần kinh của thai nhi cũng sẽ được hoàn thành rất sớm, chỉ trong 28 ngày đầu tiên của thai kỳ.
Như vậy, ống thần kinh có thể hoàn tất trong khi người mẹ không hề biết mình mang thai. Nếu bạn chỉ bắt đầu uống axit folic khi biết mình mang thai thì cơ thể cũng không kịp hấp thụ, phục vụ cho quá trình kiến tạo hệ thần kinh. Tất cả những điều này là lí do bạn cần bổ sung axit folic trước khi mang thai.
Theo các nghiên cứu khoa học, bổ sung axit folic đầy đủ trước và trong khi mang thai có thể giảm tới 50% nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là các dị tật ở não, tim mạch, hở hàm ếch và tổn thương tủy sống.
Một vai trò khác của axit folic là tham gia vào sản xuất máu. Khi mang thai, thể tích máu của người mẹ sẽ tăng lên. Do đó, bổ sung axit folic trước khi mang thai sẽ giúp cơ thể người mẹ chuẩn bị sẵn sàng, quá trình mang thai diễn ra nhẹ nhàng hơn. Bổ sung axit folic trước khi mang thai cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở mẹ và bé, phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai, tiền sản giật, sảy thai hoặc sinh non.
3. Hướng dẫn bổ sung axit folic trước khi mang thai đúng cách
- Bổ sung axit folic trước khi mang thai 3 tháng, hoặc ít nhất là trước 1 tháng để cơ thể có thời gian hấp thu.
- Không tự ý bổ sung axit folic trước khi mang thai. Khi có kế hoạch mang bầu, tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe để bác sĩ tư vấn lựa chọn loại thuốc và kê đơn liều lượng thích hợp.
- Uống đúng thời gian và đúng liều. Thông thường, phụ nữ chuẩn bị mang thai được khuyến khích bổ sung khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày. Axit folic dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu nên quá liều axit folic thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp trên 1000mcg mỗi ngày trong thời gian dài có thể gây mẩn ngứa, nôn và buồn nôn, có vị lạ trong miệng, khó tiêu, tiêu chảy. Trong trường hợp nguy hiểm, có thể gây phấn khích quá độ, thậm chí là động kinh.
- Nên uống axit folic sau bữa ăn khoảng 30 phút, hoặc uống giữa 2 bữa ăn. Khuyến khích uống axit folic cùng với sắt, uống nhiều nước để cơ thể dễ hấp thu. Không uống thuốc cùng với trà, cà phê, rượu bia hoặc thức uống có cồn.
- Tránh uống axit folic cùng với các loại thuốc kháng axit, thuốc kháng sinh thuốc nhóm tetracyclin. Bởi các thuốc này kháng lẫn nhau, giảm khả năng hấp thu.
- Bổ sung aixt folic trước khi mang thai có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón. Do đó, bạn cần ăn nhiều chất xơ và rau xanh hơn để ngăn ngừa tình trạng này. Nếu triệu chứng các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn đổi loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Mai Nhung
Tiền sản giật là gì? Biến chứng nguy hiểm của bệnh với mẹ và bé? Tiền sản giật là gì? Bị tiền sản giật có nguy hại tới sức khỏe mẹ và bé không thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về bệnh lý nguy hiểm này. Bà bầu bị sản giật nặng sẽ có nguy cơ sinh non, lưu thai, thậm chí tử vong cả mẹ lẫn bé. Bài viết được tư vấn chuyên môn...