Sản phụ bị nhau cài răng lược mang nhóm máu hiếm
Không chỉ bị nhau cài răng lược đe dọa tính mạng, sản phụ còn mang nhóm máu hiếm tại Việt Nam.
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho biết sản phụ nhập viện sau 2 lần mổ lấy thai trước đó. Trong quá trình khám thai, bệnh nhân được chẩn đoán thai 13 tuần, bánh nhau bám gần vị trí vết mổ cũ. Lúc này, thai phụ được đánh giá có nguy cơ cao nên được theo dõi sát.
Ở tuần 33 thai kỳ, thai phụ được chẩn đoán ngôi ngang, nhau tiền đạo loại III-IV, nhau cài răng lược thể Percreta, thiếu máu mạn tính, nhóm máu hiếm A Rh (D) âm, vết mổ cũ 2 lần.
Theo bác sĩ Vương Đình Bảo Anh, Trưởng khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, thai phụ có thể gặp tình trạng mất máu nặng trước hoặc sau sinh, gây thiếu hụt thể tích tuần hoàn đột ngột, có thể dẫn đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong. Qua hội chẩn, bệnh nhân được lên kế hoạch mổ lấy thai lúc 34 tuần.
Ảnh minh họa
Do đây là một nhóm máu hiếm trong dân số người Việt, ngân hàng máu Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với ngân hàng máu Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM để thu thập đủ máu cần truyền cho bệnh nhân trước mổ và dự trù cho tình huống đặc biệt.
May mắn, cuộc mổ diễn ra theo đúng kế hoạch. Bệnh nhân chỉ mất 300 ml máu và không cần phải truyền thêm. Em bé được chăm sóc tại khoa Sơ sinh 3 ngày trước khi về với mẹ. Hiện tại, mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Theo thống kê, mỗi năm, trên 300 trường hợp nhau cài răng lược được phẫu thuật tại Bệnh viện Từ Dũ. Đây là tình trạng nguy hiểm của thai kỳ, xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ bánh nhau phát triển sâu vào lớp cơ tử cung. Percreta được xem là thể nhau cài răng lược trầm trọng nhất, do bánh nhau xuyên qua hết lớp cơ tử cung và bám đến thành bàng quang ở phía trước.
Theo Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, ở Việt nam, 99,96% người thuộc nhóm máu Rh(D) dương (tức là O , A , B hoặc AB ) nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% người thuộc nhóm máu Rh(D) âm (tức là O-, A-, B- hoặc AB-).
Video đang HOT
Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ
Tìm lại phần "đàn bà" nhất cho phụ nữ
Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), không chỉ là nơi đến để sinh, còn là nơi rất nhiều người mong giữ gìn phần "phụ nữ" của mình.
Ca phẫu thuật tái tạo âm đạo cho cô gái 26 tuổi, quê Tây Ninh tại Bệnh viện Từ Dũ vào tháng 5/2019 - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nghe hai chữ phẫu thuật, ai cũng lo lắng vì có khi sau mổ xẻ là cắt bỏ một bộ phận nào đó của cơ thể... Nhưng rất nhiều lần, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ thay vì cắt bỏ đi, đã giữ lại và thậm chí tạo ra những phần thân thể quý giá - những phần mà bệnh nhân gọi là nữ nhất của cuộc đời mình.
Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) ngày nào cũng tấp nập người ra vô, kể cả lễ, tết vì sinh đẻ là thời khắc tự nhiên, mấy ai tự chọn được lúc vắng người để đi sinh cho khỏe. Nhưng nơi đây, không chỉ là nơi đến để sinh, còn là nơi rất nhiều người mong giữ gìn phần "phụ nữ" của mình.
Giữ lại thiên chức của người mẹ
Bác sĩ Vương Đình Bảo Anh, Khoa Sản A Bệnh viện Từ Dũ, là phẫu thuật viên gắn liền với các ca bệnh nhau cài răng lược và tiền sản giật. Ông kể, có lắng nghe bệnh nhân mới thấy phụ nữ có những lý lẽ riêng mà nếu nhìn bằng con mắt của nhà khoa học thì không hợp lý. Nhiều người vì bệnh mà phải cắt đi tử cung, mang nỗi mất mát suốt phần đời còn lại. Cảm giác như người khuyết tật.
"Nhiều chị em tâm sự, phụ nữ mất tử cung là khủng khiếp lắm. Có thể không cần đẻ nhưng rất cần có. Cứ tới tháng là khó chịu nhưng không có thì hụt hẫng. Nếu phải cắt tử cung, tuy giữ buồng trứng, phụ nữ vẫn quan hệ bình thường nhưng họ luôn cảm thấy thiếu điều gì đó, vì đã gắn với họ hàng chục năm rồi", bác sĩ Vương Đình Bảo Anh, nói.
Dù khi mắc bệnh, cắt bỏ triệt để là giải pháp an toàn cho bệnh nhân. Nhưng với những tâm tư như vậy, việc giữ lại tử cung - phần thiên chức làm mẹ đã trở thành nghĩa vụ của phẫu thuật viên sản phụ khoa.
Kỹ thuật bảo tồn tử cung cho những trường hợp thai phụ bị nhau cài răng lược ở Bệnh viện Từ Dũ đã trở thành một trong những kỹ thuật làm nên thương hiệu. Có lần, một bệnh nhân và cũng là bác sĩ sản khoa ở tỉnh Đồng Nai đã được chính các đồng nghiệp ở Bệnh viện Từ Dũ giữ lại cho chị phần tử cung. Bác sĩ này từng tiếp nhận các trường hợp bị nhau cài răng lược nhưng đa phần phải cắt bỏ tử cung vì không xử lý được.
Khi mang thai lần thứ hai, thật không may, chị bị tình trạng nhau cài răng lược thể nặng, nhau thai ăn lấn đến tận bàng quang, ăn gần thủng tử cung. Ngoài ra, chị còn bị bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia có nguy cơ rất cao là tử vong ngay trên bàn mổ, chưa nói đến chuyện sẽ giữ lại được tử cung.
Dưới bàn tay của bác sĩ Vương Đình Bảo Anh, chị sinh bé gái 2,6kg kháu khỉnh, lượng máu bị mất chỉ là 500ml - tương đương một ca mổ bắt con bình thường. Quan trọng nhất, tử cung của chị được giữ lại an toàn. Sau ca mổ, người mẹ 32 tuổi quyết định theo bác sĩ Vương Đình Bảo Anh học cho được kỹ thuật bảo tồn tử cung với các trường hợp bị nhau cài răng lược.
Phương pháp mà các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đang sử dụng có tên là phẫu thuật bảo tồn tử cung một thì trong nhau cài răng lược - một trong bốn phương pháp bảo tồn tử cung hiện nay trên thế giới.
Theo báo cáo khoa học của Bệnh viện Từ Dũ tại hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại TP.HCM vào ngày 29 và 30/10, tỷ lệ bảo tồn tử cung khi dùng phương pháp một lên đến 93,8% khi phần lành của cơ tử cung còn lại trên cổ tử cung lớn hơn hoặc bằng 2cm, thời gian phẫu thuật chỉ khoảng 135 phút, thời gian hậu phẫu khoảng 5,79 ngày. Đặc biệt, trường hợp bị nhau cài răng lược thể nặng có tỷ lệ bảo tồn thành công lên đến 50,9%.
Bác sĩ Vương Đình Bảo Anh bên bệnh nhân được bảo tồn tử cung sau khi bị nhau cài răng lược - Ảnh: H.N.
Tìm lại người phụ nữ bị đánh mất
Có những đêm đang ngủ, bác sĩ Vũ Anh Tuấn, Khoa Nội soi Bệnh viện Từ Dũ, giật mình vì cuộc gọi từ nước ngoài. Hóa ra là một bệnh nhân cũ, đã được mổ tái tạo âm đạo hai năm trước. Có những cuộc gọi như vậy là do bệnh nhân cần ông giải đáp cách xử trí những tình huống như đau rát sau khi quan hệ hoặc viêm nhiễm, hoặc bị hẹp đường âm đạo do không... bảo quản đúng cách.
Thật kỳ lạ khi phải tái tạo âm đạo cho chính phụ nữ. Nhưng có những trường hợp không may, bé gái khi sinh ra không có âm đạo hoặc không có cả âm đạo lẫn tử cung. Dị tật này có tên là hội chứng Mayer Rokitansky Kster Hauser (MRKH) - một bất thường liên quan chủ yếu đến cơ quan sinh dục.
Thường gặp là không phát triển âm đạo và tử cung mặc dù di truyền bình thường và buồng trứng hoạt động bình thường. Người bị hội chứng MRKH còn có thể bị thận lạc chỗ, chỉ có một thận hoặc hình thái thận bất thường. Hệ xương cũng có thể phát triển bất thường, nhất là cột sống. Họ còn có thể mất thính lực hoặc dị tật tim...
Đây là một dị tật hiếm gặp nên đa phần bệnh nhân tìm đến Bệnh viện Từ Dũ để tái tạo âm đạo hầu như là từ giới thiệu của các bác sĩ tuyến dưới. Kỹ thuật tái tạo âm đạo cho phụ nữ ở bệnh viện này gắn liền với tên tuổi bác sĩ Văn Phụng Thống, Khoa Nội soi. Ông và các đồng nghiệp dùng phẫu thuật nội soi tạo ống âm đạo theo phương pháp Davidov (tên một bác sĩ người Nga), tỷ lệ thành công khoảng 90%.
Trong kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ tạo một âm đạo mới dài khoảng 9-11cm, đường kính 2,5-3cm, bóc tách phúc mạc ổ bụng kéo xuống để lót niêm mạc âm đạo. Sau đó, dùng dụng cụ để nong âm đạo trong khoảng 36-38 giờ. Bệnh nhân nằm viện khoảng năm ngày, sau một tháng có thể quan hệ tình dục.
Theo thống kê của Bệnh viện Từ Dũ, tới nay, 19 trường hợp không có âm đạo do hội chứng MRKH đã được phẫu thuật thành công bằng phương pháp nói trên, không có trường hợp bị bít lại ống âm đạo sau tạo hình. Thời gian phẫu thuật được cải tiến dần để rút ngắn từ 180 phút xuống còn 90 phút. Phương pháp của Bệnh viện Từ Dũ được coi là an toàn, hiệu quả hơn so với cách tạo ống âm đạo từ ruột hay ghép da.
Theo bác sĩ Vũ Anh Tuấn, đa phần trường hợp đến để tái tạo âm đạo khi không thể quan hệ tình dục. Những bất thường đều đã xuất hiện từ tuổi dậy thì với dấu hiệu rõ nhất là không có chu kỳ kinh nguyệt. Những dị tật này ảnh hưởng đến chất lượng sống và cả tâm lý của phụ nữ. Có người mặc cảm, từ chối lập gia đình. Chính vì thế, phẫu thuật tái tạo âm đạo giúp họ vơi bớt gánh nặng tâm lý trong cuộc đời của mình.
Qua 30 năm, từ ca chuyển giao đầu tiên về phẫu thuật nội soi phụ khoa đến nay, 70% ca phẫu thuật phụ khoa được thực hiện bằng phương pháp nội soi tại Bệnh viện Từ Dũ. Trung bình mỗi năm, bệnh viện thực hiện 9.000-10.000 ca phẫu thuật nội soi.
Trong đó, các kỹ thuật phức tạp như nạo hạch chậu trong ung thư phụ khoa, phẫu thuật ung thư buồng trứng, tái tạo âm đạo cho các trường hợp dị tật bẩm sinh không có âm đạo (phẫu thuật Davidov), nội soi sửa chữa sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng (sa các tạng vùng chậu), phẫu thuật nối ống dẫn trứng, sửa chữa khuyết sẹo do mổ lấy thai đều được thực hiện qua ngả nội soi.
Các trường hợp u xơ tử cung lớn khoảng 10cm, hoặc các trường hợp tử cung to khoảng thai bốn tháng vẫn được các phẫu thuật viên thực hiện nội soi giúp người bệnh mau chóng hồi phục sau mổ, hạn chế sử dụng kháng sinh, ít đau vết mổ, sẹo phẫu thuật nhỏ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hiện nay, mỗi ngày Bệnh viện Từ Dũ có năng lực giải quyết khoảng 50 ca phẫu thuật nội soi với 15 hệ thống máy nội soi hoạt động liên tục. Người bệnh có thể được xuất viện chỉ 24 giờ sau mổ với các phẫu thuật nội soi đơn giản.
Bé 13 ngày tuổi được mổ lấy thai thành công Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé. Đây là tật "thai trong thai" với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh. Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi - Ảnh: BVCC Ngày 10/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho...