Sân bay quốc tế San Francisco cấm hoàn toàn chai nhựa sử dụng một lần
Bắt đầu từ ngày 20-8, s ân bay quốc tế San Francisco (SFO), Mỹ thực hiện lệnh cấm hoàn toàn sử dụng chai nhựa dùng một lần.
Những ai có nhu cầu uống nước tại sân bay sẽ sử dụng nước từ các vòi nước uống trực tiếp, hoặc mang chai nhựa tái sử dụng, hoặc mua nước uống đựng trong chai thủy tinh, chai nhôm bán tại sân bay.
SFO nỗ lực trở thành sân bay không rác thải nhựa đầu tiên trên thế giới vào năm 2021 (Ảnh: AP)
Sân bay San Francisco đã liệt các chai nước bằng nhựa vào danh sách các hạng mục dịch vụ thực phẩm bị cấm như một phần của nỗ lực trở thành sân bay không rác thải nhựa đầu tiên trên thế giới vào năm 2021.
Theo lệnh cấm mới này, tất cả các loại nước tinh khiết, nước có ga, nước khoáng và nước điện giải đóng chai đều bị cấm hoàn toàn. Như vậy các cửa hàng, bao gồm cả các máy bán hàng tự động tại sân bay sẽ không được bán hoặc cung cấp các loại nước đóng trong các chai nhựa, các hộp đóng kín, các chai lớn hay các vật chứa khác cho việc sử dụng một lần và có dung tích bằng hoặc ít hơn 1 lít.
Các quầy bán hàng có thể bán hoặc cung cấp các sản phẩm đựng trong bình nhôm tái chế, thủy tinh và các sản phẩm nước có thể tái chế được chứng nhận. Khách du lịch cũng có thể tùy chọn mang theo các chai nước bằng nhựa dùng một lần để đổ đầy tại bất kỳ vòi nước và máy cấp nước miễn phí nào của sân bay.
Theo quản lý sân bay, hằng năm, SFO thải ra hơn 28 triệu pound (khoảng 12,7 triệu kg) rác thải, trong đó có khoảng 10 nghìn chai nhựa mỗi ngày, chiếm gần 4 triệu pound (khoảng 1,8 triệu kg) mỗi năm. Trong khi đó, các nhà khoa học tính toán mỗi chai nhựa phải mất từ 450 đến 1.000 năm để phân rã.
Tác hại của hạt nhựa với cơ thể con người
Không chỉ có môi trường tự nhiên khó phân rã được loại nhựa này, mà cơ thể con người cũng gặp vấn đề tương tự.
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Khoa học Môi trường và Công nghệ, mỗi ngày chúng ta đang phải tiêu hóa một lượng nhỏ, thường là các hạt vi nhựa trong thực phẩm, đồ uống và thậm chí là không khí mà chúng ta hít phải.
Video đang HOT
Thực tế, phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính, mỗi người Mỹ ăn, uống và thở khoảng 74 nghìn đến 121 nghìn hạt vi nhựa mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, nếu nước đóng chai là nguồn cung cấp nước duy nhất của chúng ta, số hạt nhựa đi vào cơ thể con người theo đường nước uống mỗi năm ước tính khoảng 75 nghìn hạt nhựa đối với bé trai, 127 nghìn hạt đối với đàn ông; 64 nghìn hạt đối với bé gái và 93 nghìn đối với phụ nữ.
Tác động toàn bộ của việc tiêu hóa hạt nhựa đối với cơ thể con người hiện chưa rõ đầy đủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng một số hạt nhựa có kích thước đủ nhỏ để len lỏi vào các mô của cơ thể con người. Tại đây, chúng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch, hoặc giải phóng các chất độc hại và các chất ô nhiễm được hấp thụ từ môi trường, bao gồm cả kim loại nặng.
Theo CNN/nhandan
Hướng dẫn cách tái chế chai nhựa cũ làm chậu trồng cây vừa nhanh vừa tiết kiệm
Chai nhựa hoàn toàn có thể tái chế thành chậu trồng cây rất hữu ích trong nhà đấy, bạn đã biết chưa?
Trồng cây là một trong những chủ đề mà những người say mê làm vườn không bao giờ biết chán. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách trồng hoa trang trí nhờ tái chế chai nhựa làm chậu trồng cây siêu đáng yêu, cực sáng tạo lại vô cùng bắt mắt, có tính thẩm mỹ cao:
Để trồng từng cây hoa thành cụm trong những chiếc chậu trồng cây bằng nhựa này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Lấy những chiếc chai nhựa cỡ to có kích cỡ tương đồng nhau, đem cắt hết mác vỏ bên ngoài.
Dùng kéo cắt bỏ phần đầu của chai nhựa.
Dùng mũi dùi đục thành những lỗ nhỏ ở dưới đáy chai nhựa.
Sau đó, bạn phun màu tùy thích khắp chai nhựa để có màu sắc bắt mắt hơn.
Dùng đá cố định bên trong những chiếc chai nhựa.
Bạn lắp tiếp những chiếc chai nhựa thứ 2 lên trên và đục lỗ trên chai nhựa này.
Từ đó tạo móc nối buộc dây giữa 2 chai nhựa.
Dùng que sắt nung tạo hình tròn trên chai nhựa theo cách này.
Bạn đổ đất để làm nền cho việc trồng cây.
Luồn từng cây hoa có kích cỡ tương đối nhỏ qua ô tròn này và trồng cây.
Khoét lỗ và làm tương tự với những cây hoa khác xung quanh chậu.
Ở trên cùng của chai nhựa thứ 2, bạn chọn trồng cây trung tâm.
Thế là bạn đã có được chậu trồng cây khoe sắc rạng ngời rồi nhé!
(Nguồn: Homegarden)
Theo Helino
Đóng học phí bằng chai nhựa, điều chỉ có ở Nigeria Một hoạt động rất nhân văn đang diễn ra tại một số trường học ở Negeria, khi mà hơn 1.000 trẻ em được đến trường với cặp sách và quần áo mới mà không mất tiền học phí, thay vào đó họ đóng chai nhựa cho nhà trường. Ảnh minh họa Trả học phí bằng chai nhựa Bà Oriola Oluwaseyi, 32 tuổi, người...