Sai lầm khi nấu thịt làm giảm dinh dưỡng, gây hại sức khỏe
Nấu nướng thịt không đúng cách có thể vừa làm giảm dinh dưỡng vừa sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe.
Cho nhiều thịt một lúc
Nhiều bà nội trợ do muốn tiếp kiện thời gian nên thường bỏ rất nhiều thịt vào chảo cùng một lúc, thậm chí là hết luôn cả phần thịt. Đây là việc làm sai lầm mà nhiều người mắc phải.
Khi bạn cho quá nhiều thịt, nhiệt độ giảm và thịt không thể chín đều, màu sắc cũng không đồng nhất, như vậy càng làm mất nhiều thời gian của chúng ta hơn và khiến món ăn kém hấp dẫn.
Thịt xông khói chiên ở chảo nóng
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen làm nóng thịt xông khói. Nhiều người không biết cách làm này đã vô tình gây hại cho sức khỏe gia đình. Bởi trong thịt xông có chứa muối natri khi thịt tiếp xúc với dầu ăn có nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất độc gây ung thư.
Không nên nấu thịt hun khói.
Nấu thịt cho nhiều nước
Video đang HOT
Các phương pháp chế biến như nấu, luộc tốt cho sức khỏe và lành mạnh hơn chiên, rán. Tuy nhiên, nếu không chú ý, quá trình luộc, nấu vẫn có thể làm mất rất nhiều vitamin trong thực phẩm.
Một số loại vitamin tan trong nước khi đun nóng, vì thế, chỉ nên nấu với lượng nước vừa phải và khi ăn nên ăn cả nước để không làm mất dinh dưỡng. Nấu với quá nhiều nước và bỏ đi sẽ khiến một lượng lớn các vitamin trong thực phẩm bị thất thoát.
Đổ nước lạnh khi đang luộc
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho nước lạnh khi đang luộc thịt. Hành động này sẽ làm cho món ăn giảm dinh dưỡng đáng kể. Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc khiến các protein và chất béo trong thịt bị kết tủa, làm thịt co lại, cứng hơn bình thường, kém hấp dẫn sau khi chín. Vì vậy, khi luộc thịt bạn nên cho lượng nước nhiều ngay từ đầu hoặc tiếp nước sôi vào nồi luộc thịt.
Không nên đổ nước lạnh vào khi đang luộc thịt.
Thịt nấu nhừ
Thói quen của nhiều bà nội trợ là nấu thịt cho nó đến khi chín nhừ để đảm bảo sức khỏe của người thân. Nhưng khi bạn nấu thịt quá chín tới mức mềm rục mà không biết rằng nếu để thịt ở nhiệt độ từ 200 đến 300 độ C, các loại vitamin và dưỡng chất có trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, từ đó hình thành axit amino aromatic dễ gây bệnh nguy hiểm cho bạn.
Có tới 5 sai lầm phổ biến khi sơ chế thịt lợn khiến món ăn quen thuộc trở thành thứ gây hại cho sức khỏe
Từ việc rã đông thịt đến cách luộc thịt, nếu làm sai dù chỉ một khâu thôi thì miếng thịt lợn cũng sẽ tự bay biến hết chất dinh dưỡng.
Thịt lợn là một món rất quen trong các bữa cơm hàng ngày và nó cũng có thể chế biến thành nhiều món đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình sơ chế thịt, nếu làm sai dù chỉ một khâu thôi cũng có thể làm miếng thịt mất đi giá trị dinh dưỡng.
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi sơ chế thịt lợn mà nếu mắc phải thì bạn nên sửa ngay để bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình.
1. Rã đông thịt lợn bằng nhiệt độ phòng
Những tháng vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên giá thịt lợn bất ngờ tăng cao hơn so với bình thường. Cũng vì lẽ đó, các bà nội trợ chọn cách mua nhiều thịt lợn trữ sẵn rồi cất đông trong tủ lạnh để dùng dần. Thế nhưng, khi bỏ thịt ra rã đông mà không làm đúng cách thì miếng thịt sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Điển hình là thói quen bỏ thịt lợn ra ngoài để rã đông bằng nhiệt độ phòng. Đây chính là cách rã đông tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện rất cao, nhất là khi thịt lợn vừa bỏ lạnh ra lại tiếp xúc với môi trường nhiệt độ phòng có thể bị ôi thiu, hư hỏng luôn.
Cách rã đông chuẩn nhất là bạn nên để nguyên bao bì gói miếng thịt đó và đưa xuống ngăn mát tủ lạnh. Khi tan đá thì mới mang ra chế biến và tuyệt đối không ngâm thịt trong nước nóng hoặc để thừa lại thịt đã rã đông cho vào rã đông tiếp.
2. Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước lã
Nguồn nước lã từ vòi rửa chưa chắc đã là nguồn nước an toàn nên bạn không nên rửa thịt trực tiếp bằng cách này. Cách rửa thịt an toàn hơn là rửa bằng nước muối loãng sẽ giúp các chất bẩn trong thịt từ từ tiết ra.
3. Chần thịt qua nước sôi
Có nhiều người khi mới mua thịt về lại đổ trực tiếp nước sôi lên miếng thịt để chần qua cho sạch. Việc làm này cứ tưởng là tốt nhưng thực chất lại không giúp loại bỏ được chất bẩn nào từ miếng thịt mà chỉ làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.
Bên cạnh đó, việc chần thịt qua nước sôi trước cũng dễ làm miếng thịt mất bớt chất dinh dưỡng và thậm chí còn làm bề mặt thịt bị co lại, khó thải các chất cặn bẩn ra ngoài.
4. Đổ thêm nước lạnh khi đang luộc thịt
Trong quá trình luộc thịt mà thấy nước cạn đi nhiều, một số người sẽ đổ thêm nước lạnh vào nồi thịt. Tuy nhiên, việc làm này lại không hề tốt chút nào. Do khi đổ thêm nước lạnh vào nồi thịt đang ở nhiệt độ cao thì các protein, chất béo từ thịt sẽ kết tủa, co cứng lại và khiến miếng thịt mất đi vị ngon ngọt đặc trưng. Nếu muốn thêm nước khi luộc thì tốt nhất bạn hãy dùng nước sôi để nhiệt nước hai bên cân bằng nhau, tránh ảnh hưởng đến miếng thịt trong nồi.
5. Luộc thịt quá kỹ
Đừng nghĩ thịt luộc càng chín nhừ thì càng ngon, càng tiết ra được nhiều nước cốt. Bởi chất dinh dưỡng có trong miếng thịt luộc khi ở lâu trong nồi suốt thời gian dài có thể chuyển hóa thành các axit amino aromatic. Trong 12 hợp chất axit amino aromatic thì đã có đến 9 hợp chất có khả năng gây ung thư. Do đó, tốt nhất bạn nên luộc tới khi thịt mềm chín rồi nhanh chóng vớt ra để thái miếng ăn ngay. Thêm nữa, hãy nhớ vớt bỏ lớp bọt đầu tiên khi luộc thịt nữa nhé!
Sự thật về lớp bọt khí thường nổi lên trong lúc nấu ăn mà nhiều bà nội trợ hay vớt bỏ: Lợi hay hại cho sức khỏe? Khi các bà nội trợ nấu ăn các món như luộc thịt, ninh xương thường xuất hiện các lớp bọt khí nổi lên trên mặt nước. Vậy nó là gì, liệu có gây hại cho sức khỏe như nhiều người lầm tưởng không? Khi nấu canh một thời gian dài, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện một lớp bọt khí nổi lên...