Rối loạn hoóc môn ruột điều hòa chất béo ở những người bị gan nhiễm mỡ
Một loại hoóc môn đường ruột quan trọng được tiết ra vài giờ sau khi ăn, có tác dụng ngừng chức năng sản xuất chất béo bằng cách điều chỉnh biểu hiện gen trong gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hoóc môn đường ruột FGF15 ở chuột và đối tác của nó là FGF19 ở người sẽ tắt các gen sản xuất chất béo trong gan. Các hoóc môn này được giải phóng vài giờ sau khi ăn, khi cơ thể chuyển từ chế độ ăn sang lúc đói. FGF15/19 kích hoạt các phân tử điều hòa đi vào nhân, trung tâm của tế bào nơi lưu trữ DNA và ức chế sự biểu hiện của gen.
Giáo sư sinh lý học Jongsook Kim Kemper cho biết: “Hoóc môn đường ruột này thực sự hoạt động như một chất phá vỡ hoạt động của insulin và đặc biệt ức chế quá trình sinh lipogenesis trong gan. Ví dụ, với những ngày lễ sắp đến, nếu bạn ăn một ít bánh quy, cơ thể sẽ tiết ra insulin, thúc đẩy quá trình sinh lipogenesis. Nhưng nếu ai có hoóc môn FGF19 thì nó sẽ giúp ngăn cản quá trình sản xuất chất béo”.
Trong các thí nghiệm liên quan đến chuột mắc bệnh béo phì và bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chức năng ngừng sản xuất chất béo đã bị rối loạn điều hòa. Các gen quy định hoóc môn đường ruột hoạt động mạnh, các phân tử điều hòa được kích hoạt FGF15 / 19 thậm chí không xâm nhập vào nhân tế bào và các dấu hiệu ức chế không được thêm vào gen.
Giáo sư Kemper cho hay: “Nghiên cứu này có thể rất quan trọng và chúng tôi sẽ xem nó bất thường như thế nào trong bệnh béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nó giúp chúng ta hiểu thêm về bệnh béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Nó cũng có thể có tác động đến các bệnh khác như tiểu đường hoặc một số bệnh ung thư, trong đó béo phì là một yếu tố nguy cơ cao”.
Dựa trên nghiên cứu này, các nhà khoa học sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất để tăng cường chức năng điều tiết.
Mầm mống của nhiều bệnh gan nguy hiểm mà mọi người thường chủ quan
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 90% người lạm dụng bia, rượu và 75% người thừa cân béo phì mắc căn bệnh này.
Video đang HOT
Một trong những chức năng của gan là tích trữ và chuyển hóa các chất béo. Khi tỷ lệ tích lũy của chất béo trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ, nghĩa là đã mắc gan nhiễm mỡ.
Việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ từ chính lối sống
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ thường gặp:
- Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng ăn quá nhiều chất béo, hấp thụ quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt, uống nhiều bia rượu, chế độ sinh hoạt không điều độ hoặc do yếu tố di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì...
- Do chất hóa học: Nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ khi uống quá nhiều rượu bia, nhiễm độc phospho, arsenic, chì...
Nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ khi uống quá nhiều rượu bia
- Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường...
- Gan nhiễm mỡ do miễn dịch.
- Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hormone sinh dục nữ...
- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).
Sự nguy hiểm của gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân gây tổn thương gan thường gặp hiện nay. Gan nhiễm mỡ được chia làm hai nhóm: gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu.
Khi tỷ lệ tích lũy của chất béo trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ, nghĩa là đã mắc gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan. Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở châu Âu khoảng 35%, ở châu Á khoảng 25%.
Tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khoảng 15-30 % dân số bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, khoảng 12 - 40 % trong nhóm bệnh nhân này sẽ diễn tiến tới viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Khoảng 15 - 25 % bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ diễn tiến đến xơ gan, và khoảng 7 % trong nhóm bệnh nhân xơ gan sẽ diễn tiến tới ung thư tế bào gan.
Với gan nhiễm mỡ do rượu, kiêng rượu giúp làm giảm tình trạng nhiễm mỡ gan. Sau 6 tuần, gan của bạn sẽ không còn nhiễm mỡ. Tuy nhiên nếu sử dụng rượu quá nhiều và liên tục thì bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan.
Gan nhiễm mỡ khi còn ở thể nhẹ rất khó phát hiện. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra những biểu hiện của bệnh từ những triệu chứng mệt mỏi và cảm giác khó chịu ở vùng hạ sườn phải. Nhiều người khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh lại thờ ơ để bệnh phát triển mà không tìm cách chữa trị ngay bởi cho rằng bệnh lành tính. Thực tế gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 không đe dọa mạng sống người bệnh cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng bởi gan chưa bị thoái hóa hoàn toàn. to ảnh
Các giai đoạn 2, 3 gan nhiễm mỡ sẽ rất nguy hiểm, người bệnh thường thấy mệt mỏi, uể oải, đầy hơi, khó chịu, chán ăn, sợ dầu mỡ, ngứa ngáy, làm việc lười biếng, không tập trung, sức khỏe suy giảm rõ rệt,... Tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có triệu chứng vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to nhẹ.
Mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ, cần được bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tổng quát khám để kiểm tra thêm những yếu tố hay bệnh lý liên quan như mỡ máu, chức năng gan, huyết áp, đái tháo đường, từ đó điều trị đúng mức và có chế độ ăn hợp lý. Người bệnh cần phải giảm cân nếu thừa cân, hạn chế năng lượng dư thừa, hạn chế chất béo (vẫn ăn cá, dầu thực vật vì có chất béo tốt), ăn đạm vừa phải, tăng rau củ, trái cây, ổn định đường huyết, gia tăng vận động cơ thể.
Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ là chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ, giảm chất béo và tăng cường rau trái.
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ phát triển COVID-19 thể nặng Các nhà nghiên cứu đã xác định được dấu ấn sinh học làm tăng mức độ nghiêm trọng của COVID-19 ở những người béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Hình: ĐH Harvard Kể từ khi đại dịch bắt đầu, béo phì đã được coi là một yếu tố nguy cơ phát triển các dạng cấp tính của COVID-19. Trong...