Rối loạn giấc ngủ và cách phòng ngừa
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể không đủ năng lượng để hoàn thành các công việc hàng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể đặt mình và những người khác vào tình trạng nguy hiểm, đặc biệt nếu bạn lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng trong khi không ngủ đủ giấc. Rối loạn giấc ngủ có thể được phòng ngừa thông qua chế độ dinh dưỡng và một lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể
1. Rối loạn giấc ngủ gây nên hậu quả gì?
Nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ không đủ chất lượng, điều đó có thể ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn là chỉ cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày. Thiếu ngủ có thể dẫn đến:
_ Khó khăn trong học tập, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định.
_ Thay đổi tính cách như dễ cáu gắt.
- Phản xạ, phản ứng chậm hơn (làm tăng nguy cơ tai nạn).
Mất ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ tiến triển của các tình trạng sức khỏe như:
- Trầm cảm .
- Béo phì.
- Bệnh tiểu đường type II .
- Bệnh tim.
Video đang HOT
- Mất trí nhớ.
Và mặc dù hiếm gặp, một số rối loạn giấc ngủ có thể đe dọa tính mạng.
2. Điều trị rối loạn giấc ngủ
Điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào? Để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra, phân loại rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc có chỉ định dùng thuốc cũng như các phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Ngoài ra, tại nhà, người bệnh rối loạn giấc ngủ cũng có thể áp dụng một số biện pháp để giúp dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn, chẳng hạn như:
_ Thư giãn, dùng các loại trà thảo mộc hỗ trợ ngủ ngon hơn;
_ Ngâm mình với nước ấm trước khi ngủ khoảng 30 phút;
_ Ngâm chân với nước ấm và muối hồng hoặc các loại thảo dược;
_ Massage cơ thể, tập trung phần đầu và cổ – vai – gáy;
_ Tập thể dục 30 phút mỗi ngày trước ngủ;
_ Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, hạn chế ánh sáng. Phòng ngủ nên được chỉnh ở nhiệt độ mát vừa phải, không được quá lạnh hoặc quá nóng.
3. Cách phòng ngừa rối loạn giấc ngủ
Chứng rối loạn giấc ngủ có thể được phòng ngừa bằng cách tuân theo một lịch trình sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, để hạn chế rối loạn giấc ngủ bạn cần lưu ý:
_ Duy trì lịch ngủ – thức vào một khung giờ nhất định;
_ Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ tối thiểu 1 giờ;
_ Tránh các yếu tố căng thẳng, gây kích thích thần kinh (đặc biệt là trước khi ngủ);
_ Duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết;
_ Không dùng rượu bia; thuốc lá; thực phẩm nhiều đường, thực phẩm có chứa caffeine vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối;
_ Hạn chế các món ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khó tiêu trước ngủ;
_ Tập thể dục, vận động thường xuyên;
_ Uống ít nước trước khi đi ngủ;
Rối loạn giấc ngủ có thể được cải thiện nhờ tuân theo lịch trình sinh hoạt lành mạnh
4. Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số loại thực phẩm có thể kích thích chứng rối loạn giấc ngủ của bạn trong khi một số khác lại giúp tình trạng này cải thiện.
Theo nguyên tắc chung, một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng không chỉ giúp mang lại giấc ngủ ngon hơn mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác.
Việc tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ con người. Việc thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, magie và vitamin A, C, D, E và K đều làm tăng khả năng bị rối loạn giấc ngủ.
Để phòng ngừa và điều trị rối loạn giấc ngủ, quan trọng là nên ăn nhiều loại rau và trái cây, hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, các loại rượu bia và đồ uống có cồn,… Ngoài ra, nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao vì các loại thực phẩm này có thể làm tăng số lần thức giấc vào ban đêm và giảm thời gian ngủ sâu, khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ.
Mất ngủ ở người già phải làm sao?
Người già nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe? Thời tiết nắng nóng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, người già cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
Thời tiết nắng nóng có thể khiến người già gặp vấn đề về ăn uống, rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Vậy trong những ngày hè nóng nực, người già nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày để đảm bảo cho sức khỏe?
Nên ngủ bao tiếng một ngày
Chúng ta đều biết nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không sâu giấc) kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do vậy, mặc dù có những yếu tố khách quan về thời tiết nóng nực gây ảnh hưởng đến giấc ngủ nhưng chúng ta vẫn nên ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày, với người già cũng vậy. Trong trường hợp người già không thể ngủ đủ giấc vào buổi tối thì nên chia thời gian ngủ phù hợp hơn. Người già có thể chia giấc ngủ từ 5-6 tiếng vào buổi tối và từ 30 phút đến 1 tiếng vào giấc ngủ buổi trưa. Trong trường hợp không thể đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày từ 6-8 tiếng, người già vẫn nên nằm nhắm mắt nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian thư giãn, thả lỏng.
Nếu không thể ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, người già vẫn nên nằm nhắm mắt để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
Cách chữa mất ngủ ở người già
Người già không chỉ gặp các vấn đề về ăn uống và hấp thu mà còn bị rối loạn giấc ngủ. Sau đây là một số cách để người già có thể cải thiện tình trạng mất ngủ tại nhà:
Ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp người già hạn chế được các vấn đề về sức khỏe trong đó có tình trạng mất ngủ. Người già nên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất bằng việc ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây và uống đủ nước. Người già nên hạn chế các đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, ăn quá mặn hoặc nhiều đường... Một số loại đồ ăn có chứa tryptophan cũng giúp hạn chế tình trạng mất ngủ như gạo lứt, các loại đậu, các loại hạt, thịt trắng, sản phẩm từ sữa, socola...
Tạo thói quen tốt cho giấc ngủ: Bằng cách ghi lại nhật ký giấc ngủ, có những thói quen cố định lặp đi lặp lại trước khi lên giường. Người già nên ngủ sớm và dậy sớm, điều này sẽ tốt hơn so với việc đi ngủ muộn và thức dậy muộn. Bên cạnh đó cần hạn chế việc ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Người già nên ngủ sớm và dậy sớm sẽ tốt hơn so với việc thức khuya ngủ muộn và thức dậy muộn.
Hạn chế các thói quen ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ: Không nên sử dụng điện thoại, xem tivi trước khi ngủ hoặc tốt nhất người già không nên bố trí tivi trong phòng ngủ, để điện thoại xa giường. Không gian ngủ cũng cần được bố trí thoáng mát với ánh sáng dịu nhẹ và hạn chế tiếng ồn. Có thể nghe nhạc nhẹ thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tập thể dục: Việc duy trì tập luyện thể dục mỗi ngày không chỉ tốt cho thể trạng cơ thể nói chung mà còn giúp việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng mất ngủ.
Mỗi ngày, người già nên duy trì tập luyện từ 20-30 phút với những bài tập có cường độ trung bình hoặc các môn thể dục như đi bộ, đạp xe, yoga... Lưu ý, người già không nên tập luyện quá sức hoặc tập quá khuya sát giờ ngủ.
Ngoài những lưu ý trên, để hạn chế tình trạng mất ngủ người già cần lựa chọn loại nệm phù hợp, điều trị tốt các bệnh lý nền nếu có, ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ... Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người già cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Bất ngờ với các nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ Nghiến răng được xem là một thói quen xấu, thường không gây hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tật nghiến răng có thể được phân loại theo một số tiêu chí sau: Nghiến răng lúc ngủ: Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thường là hoạt động...