Rễ của cây này được ví như ‘nhân sâm của người nghèo’, đừng bỏ phí
Một loại rễ thoạt nhìn tưởng bỏ đi nhưng có giá trị sử dụng rất tốt trong Đông y, đây còn được ví là loại rễ cây ‘ quý như vàng” giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Tam thất là loại cây quen thuộc nó thường hay mọc ở vùng núi cao như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Các bộ phận được dùng làm thuốc gồm cây, lá, hoa trong đó rễ là quý nhất. Nổi bật, trong y học cổ truyền, rễ củ tam thất được sử dụng từ hàng nghìn năm nay để hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, bị thương, bị ngã chảy máu, tụ máu, sưng đau, phụ nữ sau sinh bị sây sẩm chóng mặt, ứ huyết sinh đau bụng.
Rễ loại cây này ví như vị thuốc quý. Người dân coi tam thấy là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng để thay nhân sâm trong cuộc sống hàng ngày.
Củ tam thất trồng càng lâu năm thì chất lượng càng tốt, thời gian trồng từ 3 -7 năm.
Đáng chú ý trong y học hiện đại cũng thấy rằng tam thất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong đó có bảo vệ mạch máu. Người bị bệnh tim mạch dùng tam thất có thể cải thiện tình trạng bệnh. Tam thất cũng hỗ trợ trong điều trị ung thư, kháng khuẩn, kháng virus…
Trong Đông y, tam thất vị ngọt, tính ấm quy vào các kinh can, thận. Tam thất có tác dụng cầm máu chữa thổ huyết, chảy máu cam, trị các vết bầm tím, chữa đi ngoài ra máu, kiết lị, rong kinh, hoa mắt chóng mặt.
Với người bệnh ung thư, tam thất có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh ung thư thực quản, đại trực tràng. Phụ nữ sau sinh đẻ dùng tam thất rất tốt giúp giảm sưng nề, viêm tấy, lưu thông khí huyết, đào thải sản dịch.
Video đang HOT
Mặc dù tam thất tốt nhưng theo chuyên gia lưu ý, tam thất tốt nhưng bạn không nên dùng nhiều. Liều lượng mỗi ngày là 5g bột tam thất. Việc dùng tam thất kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như nóng, u nhọt, mệt mỏi.
Củ tam thất trồng càng lâu năm thì chất lượng càng tốt, thời gian trồng từ 3 -7 năm.
BSCK2. Trần Ngọc Quế chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống về tác dụng của tam thất có nhiều cách bào chế và cách chế khác nhau thì công dụng cũng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế theo 4 cách dưới đây:
1. Dùng tươi, rửa sạch, giã nát: Phương pháp này chỉ để dùng ngoài, thường được đắp lên vùng tổn thương trên da.
2. Dùng sống, rửa sạch, phơi hay sấy khô rồi thái phiến hay tán thành bột: Thường dùng áp dụng để chữa các chứng như xuất huyết, tổn thương do trật đả, xích lỵ, đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim, bệnh gan.
3. Dùng chín, củ tam thất rửa sạch, thái mỏng rồi sao với dầu thực vật (dầu mè, dầu lạc), cho đến khi có màu vàng nhạt rồi đem tán bột, thường dùng với mục đích bồi bổ cho những trường hợp cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc.
4. Dùng chín (hay còn gọi là thục tam thất), rửa sạch, ủ rượu cho mềm (24- 48 giờ) rồi thái mỏng sao qua, tán bột.
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Do uống nhiều rượu trong tiệc liên hoan, cô gái 23 tuổi phải nhập viện do xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu.
Nữ bệnh nhân L.T.H.D. (23 tuổi, Hải Dương) đến Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy (Hà Nội) thăm khám với tình trạng nôn ra máu.
Theo lời kể, ngày hôm trước bệnh nhân có đi ăn liên hoan với bạn bè. Trong bữa ăn, chị D. có sử dụng nhiều rượu. Sau đó, chị xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn nhiều lần kèm có nôn ra máu (nôn ra thức ăn lẫn rây máu đỏ tươi).
Nhận thấy trường hợp này có các dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật cần thiết phục vụ chẩn đoán, trong đó có nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng.
Kết quả nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng của bệnh nhân.
Trên hình ảnh nội soi phát hiện tâm vị vị trí 3h và 9h có 2 vết rách kích thước 5mm đang chảy máu. Bác sĩ ngay lập tức tiến hành rửa sạch tổn thương và tiêm Adrenalin 1/10000 vào 4 góc xung quanh vết rách để cầm máu.
Chẩn đoán xác định tình trạng của bệnh nhân là xuất huyết tiêu hóa cao do rách tâm vị (hội chứng Mallory Weiss). Sau can thiệp cầm máu, bệnh nhân được tư vấn nhập viện theo dõi và điều trị nội khoa theo phác đồ của bác sĩ.
Hội chứng Mallory-Weiss được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến của xuất huyết đường tiêu hóa trên (có thể lên đến 15% trong một số nghiên cứu), được đặc trưng bởi sự rách niêm mạc dọc. Hội chứng này có đặc điểm là vết rách niêm mạc không thâm nhập ở chỗ nối dạ dày - thực quản.
Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện hai vết rách đang chảy máu của bệnh nhân.
BSNT. Đặng Thị Tâm - Chuyên khoa Nội cho biết, vết rách có thể xảy ra với nguyên nhân gây tăng cao áp lực ổ bụng đột ngột như nôn ói quá nhiều; ho liên tục; la hét quá nhiều; CPR (hồi sức tim phổi); chấn thương bụng...
Trong đó, uống rượu được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì có tới 50-70% trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng này có tiền sử sử dụng rượu.
Khoảng 80-90% các trường hợp có thể tự cầm máu. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như sốc mất máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Do đó, nếu người dân xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh như đau bụng thượng vị, ngất, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tụt, sốc mất máu, hãy chủ động đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của thiếu vitamin C Vitamin C được biết đến là một dưỡng chất quan trọng với cơ thể, khi thiếu vitamin C, chúng ta có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy thiếu vitamin C sẽ gây bệnh gì, biểu hiện thiếu vitamin C là như thế nào? Thiếu vitamin C do đâu? Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là...