Rau trồng nơi không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng ra sao?
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng của rau củ.
Ô nhiễm không khí (ONKK) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, những người sống trong môi trường không khí ô nhiễm thường hay mắc những chứng bệnh liên quan đến vấn đề hô hấp.
Ngoài những tác động trực tiếp thì môi trường không khí ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe người dân thông qua việc dùng những loại rau, củ được trồng ở môi trường không khí ô nhiễm.
Trồng rau trong môi trường không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau. Ảnh: NV
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, bụi công nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng của những thực phẩm như rau củ. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, do chúng có thể hấp thụ những kim loại nặng và những nguyên tố độc hại khác. Khi muốn trồng rau sạch hoặc rau hữu cơ thì cần phải trồng xa khu công nghiệp một khoảng cách nhất định.
“Những nơi trồng rau hoặc củ gần khu công nghiệp, bụi bẩn sẽ bám vào lá cây, khi gặp ẩm lá cây sẽ hấp thu những bụi bẩn và những nguyên tố độc hại vào cây. Nếu trồng rau trong môi trường không khí ô nhiễm nhưng lại không có nhà màn hoặc thiết bị ngăn cản thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thực phẩm. Nếu người tiêu dùng những thực phẩm được trồng trong môi trường ô nhiễm, chất độc tích dần trong cơ thể và mang lại nhiều bệnh cho con người” – TS Nguyễn Đăng Nghĩa chia sẻ.
Cũng theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, để có nguồn rau củ sạch, đạt chất lượng, chúng ta không nên trồng rau ở những vùng ô nhiễm không khí hay các vùng lân cận các khu nhà máy, xí nghiệp, khu chăn nuôi vì khi trồng rau sẽ dễ hấp thụ các khí ô nhiễm và hút các chất kim loại nặng.
Video đang HOT
Cảnh báo về mức độ an toàn khi trồng rau trong môi trường ONKK, TS-BS Đỗ Trọng Khanh, Giám đốc y khoa Bệnh viện FV cho biết, khi không khí bị ô nhiễm sẽ sinh ra hoặc sẽ gây đột biến một số loài vi sinh vật gây hại, do vậy bắt buộc người nông dân phải sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt những vi sinh vật gây hại này, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thực phẩm. Ngoài ra, lượng bụi trong không khí cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề trao đổi chất và phát triển của cây.
“Những người tiêu thụ những loại rau của được trồng trong môi trường không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do những loại rau trồng trong môi trường này sẽ bị bụi bám dính ở lá cây, tích tụ lâu dần có thể gây hại”- TS-BS Đỗ Trọng Khanh nói.
Theo PGS-TS Phạm Thị Anh, viện nghiên cứu môi trường và giao thông, trường ĐH giao thông vận tải TP.HCM cho biết, ONKK là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều thành phố của các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đã có các ghi nhận về vấn đề ONKK và các tác động nghiêm trọng ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, có nhiều bằng chứng cho thấy các vấn đề về sức khoẻ cộng đồng trong đô thị liên quan đến ONKK trong đô thị, trong đó chủ yếu là các khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp.
Từ vụ cấp cứu vì dị ứng thanh long, chuyên gia chỉ rõ những điều cần tránh khi ăn
Thanh long là trái cây lành tính, tốt cho sức khỏe. Việc dị ứng khi ăn thanh long là hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra khi ăn sai cách.
Thông tin một người đàn ông họ Lưu ở thành phố Gia Nghĩa, Đài Loan sau khi ăn thanh long phải nhập viện khiến nhiều người bất ngờ.
Cần phải sửa sạch vỏ trước khi bổ thanh long. Ảnh minh họa
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, chóng mặt, suy nhược toàn thân và sốc phản vệ. Anh cho biết, rất có thể là do buổi sáng ăn thanh long nên bị dị ứng như vậy.
Rất may mắn sau khi được cấp cứu khẩn cấp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nhanh chóng được phục hồi. Tuy nhiên, mọi người cảm thấy rất kỳ lạ khi loại quả lành tính như thanh long lại có thể gây dị ứng.
Theo giải thích của các bác sĩ, dị ứng với trái cây rất hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra trong đời sống.
Nhiều người cho rằng, vỏ quả thanh long rất dày, lại không có khả năng "hút" những loại sâu bọ nên đảm bảo an toàn, hiếm có nguy cơ nhiễm dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Xuất phát từ nguyên nhân này, nhiều người chủ quan thường bỏ qua việc rửa sạch quả trước khi ăn.
Theo giới chuyên gia, điều này thực sự không tốt. Mặc dù vỏ thanh long dày và chúng ta chỉ ăn ruột quả nhưng không ngoại trừ trường hợp hóa chất thôi nhiễm, rồi cầm nắm quả dẫn chất độc vào miếng thanh long. Ngoài ra thanh long thường có cấu trúc như phấn hoa, nên nếu không rửa sạch hoặc bóc vỏ sẽ dễ gây kích ứng cho da và môi, trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ.
Qua đây, các chuyên gia cũng khuyến cáo một số cấm kỵ khi ăn thanh long:
Ảnh minh họa
Không ăn khi bị tiêu chảy
Bị tiêu chảy không nên ăn thanh long vì quả có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt
Đến kỳ kinh nguyệt, chị em cần hết sức chú ý bởi ăn thanh long vào thời điểm này dễ khiến bụng lạnh hơn, tình trạng "đèn đỏ" thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.
Phụ nữ mang thai
Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.
Ngoài ra, những người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều thanh long.
Lưu ý: Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa bò.
Sự trùng lặp giữa các ca sảy thai với mùa phun thuốc sâu ở Hòa Bình Sự trùng lặp đó khiến cho nhiều người phải nghi ngờ có hay không sự tác động của việc sử dụng thuốc BVTV thiếu hiểu biết với số ca sảy thai mỗi ngày một nhiều... Bác sĩ Đinh Thị Chiên - Phó Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đang thăm hỏi các bệnh nhân. Ảnh: Dương Đình Tường. Bản...