Rau, cá ‘lên ngôi’ mỗi ngày một giá trước tin thịt lợn nhiễm sán, dịch tả
Vài ngày gần đây, trước tình hình dịch tả và thông tin nhiều học sinh ăn phải thịt nhiễm sán, người dân bắt đầu khắt khe hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, rau ,cá là một trong những lựa chọn hàng đầu khiến giá mặt hàng này tăng vọt.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các chợ dân sinh, sức mua mặt hàng thịt lợn giảm sút do thông tin hàng loạt học sinh ăn phải thịt lợn nhiễm sán tại Bắc Ninh, cũng như dịch tả heo châu Phi khiến cho người dân bắt đầu khắt khe hơn khi lựa chọn thịt tại các chợ, phần lớn tìm mua tại siêu thị.
Tiểu thương bán thịt lợn tại chợ thì kêu than vì ế, còn hàng rau thì luôn trong tình trạng cháy hàng, theo một số người bán, thời gian gần đây người dân chuyển sang ăn rau, cá nhiều do tâm lí lo sợ thịt lợn nhiễm sán nên giá tăng cao, có loại tăng gấp đôi.
Người tiêu dùng lựa chọn thịt trong siêu thị nhiều hơn. (Ảnh: Hương Nguyễn).
Cụ thể, rau đay, mồng tơi, rau ngót có giá từ 10.000 – 12.000 đồng/mớ, tăng khoảng 2.000 – 5.000 đồng/mớ tuỳ chợ. Rau muống có giá từ 7.000 – 10.000 đồng/mớ, tăng từ 2.000 – 3.000 đồng/mớ cũng tuỳ chợ. Rau cần có giá 4.000 đồng nay đã tăng lên 8.000 đồng/mớ, bí xanh có giá bán 15.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.
Không chỉ giá rau tăng mà ngay cả cá, thịt bò và đậu cũng tăng gấp rưỡi, gấp đôi, giá đậu phụ tăng lên 5.000 – 7.000 đồng/bìa mà vẫn hết hàng từ sớm.
Rau xanh, cá và thịt bò đang là một trong những thực phẩm được lòng người dùng. (Ảnh: Hương Nguyễn).
Chị Vũ Hồng Anh (Đống Đa, Hà Nội), chia sẻ: “Khi bắt đầu xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, gia đình tôi cũng rất hoang mang nhưng khi biết được loại dịch này không lây sang người nên vẫn yên tâm ăn thịt lợn, tuy nhiên vài ngày trở lại đây xuất hiện tình trạng thịt lợn nhiễm sán nên tôi quyết định chuyển sang ăn rau, cá, đậu phụ hoặc thịt bò cho đảm bảo, cũng vì thế mà giá của những mặt hàng này tăng mạnh so với bình thường”.
Video đang HOT
Chọn thịt không bị nhiễm sán lợn, dịch tả
Theo Cục Y tế Dự phòng, dù bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng căn bệnh này có thể gây hại cho sức khỏe nếu thịt không được nấu chín.
Không chỉ có dịch tả lợn châu Phi đang “hoành hành”, vài ngày trở lại đây tiếp tục xuất hiện vụ việc học sinh ăn phải thị nhiễm sán và dương tính với bịnh sán lợn khiến nhiều người lo lắng.
Các bộ phận dễ nhận biết thịt mắc bệnh như tứ chi, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh; khi chế biến, thịt có mùi hôi, nước nấu thịt đục ngầu.Đặc biệt, khi chạm vào thịt có hiện tượng chảy nhớt, kết cấu của thịt nhão, không đàn hồi, màu thịt kém tươi, phần mỡ không có màu trắng.
Theo các chuyên gia thú y, thịt nhiễm sán lợn có các ấu trùng hình bầu dục, lớn nhất có thể dài tới 9 mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.
Những ấu trùng này sẽ kí sinh ở các cơ hay hoạt động nhiều của lợn, như cơ gốc lưỡi, cơ đùi sau.
Các chuyên gia gợi ý có thể nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều, như cơ gốc lưỡi, cơ đùi. Nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), thậm chí nếu mật độ nhiều, khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài.
Với lợn nhiễm sán, ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim.
Khi phát hiện thịt lợn gạo thì nên vứt bỏ, không ăn để phòng nhiễm bệnh. Các ấu trùng sán này nếu nấu không kỹ, chưa chín có thể đi vào cơ thể và phát triển.
Nếu thịt nấu chín thì ấu trùng đã bị mất tác hại, nhưng những độc tố của ấu trùng này gây ra bệnh. Nặng nhất thì có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhưng thịt này cũng đã bị mất dinh dưỡng, mất ngon, không nên giữ.
Theo vietnammoi.vn
Team nội trợ lại sợ hãi với hình ảnh cá rô đồng có sán, ngo ngoe chui ra, hoang mang hỏi nhau biết ăn gì tối nay
Mặc dù vừa sợ vừa tỏ ra nghi hoặc, nhưng chiếc ảnh cận cảnh sán trong miếng thịt cá thì khó có thể là giả.
Hôm nay, khắp nơi trên MXH đều lan truyền những bức ảnh ghi lại cảnh sán trắng đầy trong thịt cá rô. Không rõ là cá mua ở chợ hay cá nuôi, tuy nhiên những miếng cá chi chít nốt trắng, thậm chí còn nguyên con sán ngoe nguẩy thò ra khiến ai cũng giật mình hoảng hốt, nhất là các bà nội trợ.
Những nốt sán trắng chi chít trên thịt cá sống (nguồn ảnh: Facebook)
Hàng nghìn thành viên mạng tỏ ra sợ hãi khi trông thấy sán trên cá rô (nguồn ảnh: Facebook)
Ngày nào cũng cơm ăn 2 bữa, nhưng tin tức về thịt lợn nhiễm sán, thịt bẩn vẫn đang được bàn tán xôn xao khiến các gia đình phải thay đổi hẳn thói quen ăn uống, chuyển sang ăn chay thanh đạm hoặc chọn hải sản, món bổ sung đạm khác. Ăn thịt đã không yên tâm, giờ cá cũng nhiễm sán thế này thì làm sao không lo lắng cho được?
Một số ý kiến cảnh báo rằng cư dân mạng nên tỉnh táo, chớ vội tin chuyện cá rô có sán ở trên để tránh gây hoang mang dư luận. Tuy nhiên, clip đính kèm khá chân thực, cũng khó có ai rảnh rỗi ngồi giả mạo con sán nhét vào miếng cá để đem khoe, nên hàng nghìn người vẫn tiếp tục chia sẻ và tag tên nhau để nhắc nhở nguy cơ thực phẩm nhiễm bệnh.
Đặc biệt với các gia đình có con nhỏ, mọi người càng tỏ ra sợ hãi hơn khi không biết lựa chọn đồ ăn gì bổ sung dinh dưỡng cho con khi danh sách thức ăn quen thuộc đều đang có nguy cơ mắc bệnh. Cách đây vài hôm, một mẹ bỉm sữa cũng bất ngờ chia sẻ thông tin thịt bò có sán, được chính chị phát hiện ra sau khi thái thịt chuẩn bị làm đồ ăn cho con.
Thịt lợn nhiễm sán đang là chủ đề chiếm sự quan tâm của đông đảo người dân hiện tại (nguồn ảnh: Facebook)
Hết thịt lợn, cá nhiễm sán, cả thịt bò cũng dính khiến bao người giật mình.
Rất nhiều bình luận chứa đầy cảm xúc lo sợ của hội chị em được đăng lên: "Biết ăn cái gì cho sạch sẽ không lo bị bệnh bây giờ đây?"; "Mình ở quê cũng từng bắt cá đồng về thấy có sán như này rồi, ăn rau cũng dễ nhiễm sán thôi nếu không chú ý vệ sinh"; "Chẳng lẽ ăn trứng gà trứng vịt trong mấy tháng tới"; "Sợ quá huhu ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, giờ đi chợ phải làm sao"...
Có thể nhiều người vẫn không tin cảnh báo trên MXH, tuy nhiên, khuyến cáo các mẹ nên đặc biệt chú trọng việc lựa thức ăn sống tươi sạch, không nên quá lo lắng mà cắt bỏ hoàn toàn thịt cá khỏi bữa cơm, luôn ghi nhớ việc ăn chín uống sôi để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống.
Theo pose.vn
Thịt bò giả, thịt ôi thối được "phù phép" len lỏi vào bữa cơm gia đình Dịp tết, nhu cầu tiêu thụ thịt bò cao hơn bao giờ hết. Vì sức tiêu thụ lớn, chúng ta không thể loại trừ nguy cơ thịt bò bẩn trà trộn, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây tổn hại sức khỏe của bạn và gia đình ngay vào năm mới. Khó phân biệt thịt bò giả vì "công nghệ" luyện...