Ranh giới giữa đủ và thừa cân
Làn sóng thừa cân và béo phì ở trẻ nhỏ đang lan nhanh ở các đô thị hiện đại. Trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe khác nhau.
Vì thế, đã đến lúc các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về dinh dưỡng cân bằng để trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối một cách khoa học thay vì dùng thức ăn bổ béo nhưng thiếu vi chất để thúc trẻ tăng cân, hay nói cách khác “khỏe mạnh” theo cách nghĩ của dân gian.
Khi người lớn quên cảnh giác nguy cơ thừa cân, béo phì cho trẻ
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã có 12,2% trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì. Con số này đang vượt qua cả mức trung bình của các nước phát triển. Trung bình một năm cả nước có khoảng 95.000 – 100.000 trẻ bị thừa cân béo phì.
Cũng khó có thể trách các bậc cha mẹ bởi từ xưa đến nay, chúng ta thường quan niệm một đứa trẻ bụ bẫm, hồng hào, có da có thịt là đứa trẻ có sức khỏe và sự phát triển tốt. Thế nhưng rõ ràng, ranh giới mong manh giữa đủ cân hay thừa cân, béo phì là rất khó kiểm soát. Các bậc phụ huynh thường rất khó từ chối khi con muốn ăn một món ăn khoái khẩu, mặc dù những món ăn khéo nuông chiều khẩu vị của bé đa số lại là món ăn thừa béo, thừa ngọt như thức ăn nhanh, khoai tây chiên, bánh snack, bánh ngọt, nước uống có gas… Thậm chí, có bậc phụ huynh còn bắt ép con ăn theo cảm tính của mình khi cho rằng thức ăn đó là ngon và bổ, ví dụ như váng sữa. Với quan điểm sai lầm cho rằng váng sữa là những gì chắt lọc tốt nhất của sữa, các bậc phụ huynh vô tư cho con ăn 2-3 hộp váng sữa mỗi ngày… mà không cân nhắc việc váng sữa có hàm lượng chất béo rất cao, chiếm 70%, thậm chí lên đến 90% cũng có thể là một nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, việc ăn váng sữa thường xuyên rất dễ gây đầy bụng, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn nữa là các bệnh lý liên quan đến cân nặng như tim mạch, tiểu đường và tiêu hóa khi trưởng thành.
Việc nhượng bộ của cha mẹ với thói quen ăn uống của bé hay bắt ép bé ăn quá nhiều nhưng lệch cán cân dinh dưỡng đã vô tình “đẩy” bé vượt qua lằn ranh giữa đủ và thừa cân, béo phì.
Video đang HOT
Đừng để thói quen ăn uống gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ
Thiệt thòi của trẻ thừa cân, béo phì
Trẻ em thừa cân và béo phì có nguy cơ đối diện với nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của trẻ. Các em thường có nguy cơ cao hơn với các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim, cholesterol cao và nồng độ lipid máu bất thường và bệnh tiểu đường loại 2. Trẻ em thừa cân, béo phì cũng gặp khó khăn tập luyện các bài tập thể chất trong thể dục, thể thao, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.
Ngoài ra, những vấn đề trẻ em thừa cân phải đối mặt không chỉ là về thể chất, mà còn về tâm lý khi các em có thể bị phân biệt đối xử hay bị trêu chọc ở trường lớp. Trẻ thừa cân, béo phì thường dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc và trầm cảm hơn.
Dinh dưỡng cân bằng cho con “vượt sóng” thừa cân, béo phì
Với mỗi bữa ăn, không những trẻ phải được ăn no mà khẩu phần cũng phải đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, sự thiếu hay thừa một chất dinh dưỡng nào cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Ví dụ như khẩu phần với các loại thực phẩm có năng lượng cao thuộc nhóm thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, váng sữa… có thể làm vượt mức năng lượng mà cơ thể cần, gây ra tình trạng trẻ thừa cân, béo phì.
Hãy chọn chế độ dinh dưỡng cân bằng để bé phát triển cân đối
Các bậc phụ huynh nên chú ý cân bằng tỉ lệ của 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng Đạm : Béo : Đường (P:L:G). Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam thì tỷ lệ năng lượng được khuyến cáo cho trẻ (%) giữa P:G:L là 15; 20-25; 65-60.
Do đó, các mẹ cần bổ sung các bữa ăn phụ cân bằng dinh dưỡng cho bé đa dạng và phong phú như nước ép trái cây, sữa chua, phô mai tươi. Trong đó phô mai tươi là sản phẩm được giới thiệu ở thị trường Việt Nam gần đây. Với hàm lượng đạm, béo, đường cân bằng, phô mai tươi là một lựa chọn giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh. Ngoài ra, với nguồn gốc từ sữa, phô mai tươi còn cung cấp vitamin K2 và canxi hỗ trợ cho sự phát triển tối ưu chiều cao ở trẻ. Đặc biệt, nhiều phụ huynh chưa biết Vitamin K2, là loại vitamin thế hệ mới, thúc đẩy sự hấp thụ canxi, làm tăng mật độ xương cho trẻ.
Hãy đem đến dinh dưỡng cân bằng cho bé bởi đó là bàn đạp vững chắc nhất cho sự phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ.
Theo TTVN
Dinh dưỡng và trẻ thừa cân
Trong tủ bếp gia đình, nếu thường xuyên trữ những thực phẩm gây tăng cân sẽ khiến quá trình giảm cân của trẻ thêm chông gai.
Các loại kẹo chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe
Sinh tố. Bạn có xu hướng cho trẻ ăn nhiều sinh tố mà quên mất rằng một ly sinh tố lớn cung cấp rất nhiều calo, có thể là hơn 500 calo. Nếu trẻ cần tăng cân thì đây là một sự lựa chọn hợp lý. Song nếu trẻ đang bị thừa cân, bạn cần điều chỉnh lượng sinh tố. Nếu sinh tố có kèm sữa thì bạn nên bớt khẩu phần lại. Nên chọn loại sinh tố hoa quả với đá hoặc sữa chua trắng không hoặc ít đường.
Sữa chua có hương vị. Sữa chua luôn được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng protein và can xi cao. Nhưng một số loại sữa chua kèm hương vị có thể chứa phẩm màu và nhiều đường (có thể hơn 25 gr đường/hũ). Các chuyên gia khuyên nên ưu tiên dùng sữa đông hoặc sữa chua trắng và bổ sung thêm trái cây tươi để tạo hương vị.
Trẻ có xu hướng béo phì sẽ là mối đe dọa cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Mì, nui. Đây có lẽ là món ăn yêu thích của trẻ em và các bà mẹ dễ dàng đáp ứng yêu cầu này khi trẻ than đói bụng. Theo các chuyên gia, các bà mẹ cần cứng rắn hơn khi trẻ đòi ăn mì, nui vì trên thực tế chúng không có giá trị dinh dưỡng nhiều, mà lại chứa nhiều sodium (chất trong muối ăn) và chất béo. Trẻ từ 2 - 3 tuổi nạp không quá 1.000 mg sodium/ngày và ở trẻ dưới 8 tuổi là 1.200 mg. Trong khi đó, một tô mì hoặc nui kèm phô mai có chứa hơn 500 gr sodium.
Kẹo dẻo. Cho trẻ ăn kẹo dẻo sẽ dễ gây sâu răng do độ dính của nó. Cho dù có chứa vitamin C thì loại kẹo này cũng thường có nhiều đường. Có thể thay thế bằng trái cây tươi như xoài, táo...
Phô mai. Một lượng vừa đủ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe vì phô mai có hàm lượng chất béo cao. Một lát phô mai chứa khoảng 100 calo và 10 gr chất béo. Do đó, bạn nên chọn loại phô mai ít chất béo để trữ trong tủ lạnh.
Nhất Linh
Theo TNO
Cha mẹ đừng vội mừng khi thấy con béo Trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh và thậm chí dẫn tới bệnh béo phì. Vậy bạn đã biết gì về bệnh béo phì ở trẻ nhỏ? Thế nào là thừa cân/béo phì? Ở nhiều nước, thừa cân và béo phì...