Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?
Răng xỉn màu là tình trạng răng bị đổi màu sẫm hơn, giảm độ trắng sáng, ngả vàng, hoặc có những đốm trắng, vệt tối màu.
Hiện tượng này làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng, ảnh hưởng tới sự tự tin khi giao tiếp.
Răng xỉn màu là gì?
Răng xỉn màu là tình trạng răng không còn trắng sáng và chuyển sang màu vàng hoặc xám đen, nguyên nhân có thể đến từ thói quen ăn uống, di truyền, tuổ.i tác,… Sự đổi màu răng được chia thành ba loại khác nhau: nhiễm màu từ bên ngoài, nhiễm màu từ bên trong và liên quan đến tuổ.i tác.
Răng xỉn màu làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng, ảnh hưởng tới sự tự tin khi giao tiếp.
Các nguyên nhân làm xỉn màu răng
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng răng đổi màu, bao gồm:
Thực phẩm và đồ uống có màu sẫm: Những loại thực phẩm và đồ uống có màu đậm như cà phê, trà, quả mọng, rượu vang đỏ và nước tương có thể làm răng bạn bị ố vàng theo thời gian.
Hút thuố.c: Thành phần nicotine và tar trong thuố.c l.á có thể gây ố vàng răng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng đổi màu răng phổ biến hơn ở những người hút thuố.c so với những người không sử dụng.
Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không tốt, tích tụ mảng bám trên bề mặt răng sẽ dẫn tới nhiều tác hại, trong đó có sự gia tăng các vết ố. Nếu bạn không loại bỏ mảng bám bằng cách đán.h răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, bạn sẽ có nhiều khả năng bị đổi màu răng.
Dư thừa fluoride: Với liều lượng phù hợp, fuoride là một khoáng chất tuyệt vời giúp bảo vệ răng của bạn khỏi nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hàm lượng fluoride cao vượt chuẩn trong thời kỳ phát triển có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm fluor (fluorosis), gây ra các đốm màu trên bề mặt răng.
Di truyền: Màu sắc, độ sáng và độ trong của răng tự nhiên khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể có màu răng tự nhiên xỉn hơn do yếu tố di truyền.
Chấn thương răng: Ngã, ta.i nạ.n giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,… có thể dẫn tới chấn thương răng, tổn thương mô tủy răng, gây ra tình trạng răng đổi màu. Ngoài ra, chấn thương răng ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành men, gây ra các vùng đổi màu khi răng vĩnh viễn mọc sau này.
Lão hóa: Khi bạn già đi, men răng của bạn sẽ mỏng hơn, từ đó làm lộ nhiều hơn lớp ngà răng màu vàng phía dưới. Do đó, răng của bạn có thể nhìn tối màu hơn khi bạn già đi.
Các phương pháp điều trị nha khoa: Răng sau điều trị tủy thường sẽ bị đổi màu. Ngoài ra, một số vật liệu nha khoa cổ điển như amalgam, trước đây thường được sử dụng để trám răng, có thể khiến răng của bạn có màu xám.
Video đang HOT
Bệnh toàn thân: Một số tình trạng toàn thân có thể gây ra hiện tượng đổi màu răng, bao gồm bệnh gan, bệnh celiac, thiếu calci, rối loạn ăn uống và bệnh chuyển hóa.
Thuố.c: Một số loại thuố.c như thuố.c kháng histamin và thuố.c điều trị tăng huyết áp, có thể khiến răng bị đổi màu. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh tetracycline hoặc doxycycline trong thời thơ ấu cũng có thể dẫn tới sự thay đổi màu răng.
Các phương pháp điều trị ung thư: Hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu cổ có thể khiến răng đổi màu.
Một số loại thực phẩm làm xỉn màu răng.
Cách cải thiện hàm răng xỉn màu
Để phòng tránh tình trạng răng xỉn màu, ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Chải răng thường xuyên: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đán.h răng có chứa fluoride. Có thể chọn loại kem có tác dụng làm trắng.
Dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng.
Súc miệng: Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để giúp làm sạch và khử mùi.
Tránh thực phẩm gây xỉn màu: Hạn chế tiêu thụ trà, cà phê, rượu vang đỏ, và các loại thực phẩm có màu đậm như thịt kho, cá kho nước hàng, nước tương. Nếu sử dụng, hãy súc miệng bằng nước ngay sau đó.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, như trái cây và rau củ, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng.
Ngừng hút thuố.c: Nếu bạn có thói quen hút thuố.c, hãy cân nhắc việc bỏ thuố.c vì nó có thể làm răng xỉn màu, cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe toàn thân.
Trong nhiều trường hợp, để cải thiện màu sắc răng, bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa tại phòng khám, với các phương pháp can thiệp phù hợp.
Lấy cao răng: Những mảng bám màu vàng, nâu, đen trên bề mặt răng thường làm giảm tính thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin. Các mảng bám này đôi khi có thể được loại bỏ bằng thủ thuật đơn giản, an toàn như lấy cao răng.
Tẩy trắng răng: Tẩy trắng là phương pháp có tính bảo tồn hàng đầu trong thang đo các phương pháp cải thiện thẩm mỹ răng. Thuố.c tẩy trắng với thành phần hydrogen peroxide sẽ bẻ gãy các liên kết đôi của chất màu hữu cơ – yếu tố làm xỉn màu răng của bạn, từ đó làm răng trắng sáng hơn. Tùy vào mức độ xỉn màu, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định tẩy trắng tại nhà với nồng độ thấp hoặc tẩy trắng tại phòng khám với thuố.c nồng độ cao hơn, kết hợp với chiếu laser kích hoạt.
Dán sứ veneer: Trong trường hợp màu sắc răng kém thẩm mỹ, không thể cải thiện bằng tẩy trắng thông thường, mặt dán sứ veneer là một lựa chọn được tin dùng. Bác sĩ sẽ đặt một mặt dán sứ siêu mỏng lên mặt ngoài của răng, từ đó giúp gia tăng độ trắng sáng và độ bóng bề mặt.
Chụp răng sứ: Trong trường hợp răng của bạn bị xỉn màu mức độ nghiêm trọng, ví dụ do nhiễm tetracycline, hoặc răng bị đổi màu kèm tổn thương mất mô cứng khi bị sâu răng, nha sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng chụp sứ. Chụp sứ được sửa soạn đúng quy cách, sát khít với cùi răng, sẽ giúp cải thiện màu sắc, hình dáng răng, và bảo vệ phần mô răng lành còn lại tránh bị tổn thương thêm.
Để duy trì hàm răng khỏe đẹp, bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và phát hiện, kiểm soát sớm các tổn thương để có được hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh.
6 cách chống mòn răng khi về già
Khi bạn già đi, các hoạt động nhai và xé hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp gây mòn răng.
Tuy nhiên vẫn có nhiều cách để đảm bảo răng của bạn luôn trong tình trạng tốt. Tuân thủ các nguyên tắc dưới đây giúp bạn có thể cười tươi mỗi dịp sinh nhật tới.
1. Giảm thiểu nhai và xé
Răng của chúng ta vô cùng khỏe, tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị mòn đi. Các hành động như nhai, nghiền và xé thức ăn sẽ dần dần làm mòn đi men răng - lớp vỏ ngoài cứng cáp của hàm răng. Những hành động này cũng sẽ làm phẳng phần răng được dùng để nhai thức ăn.
Bạn không thể đảo ngược lại quá trình sử dụng răng để tiêu hóa thức ăn nếu như không có sự can thiệp của nha sĩ, tuy nhiên bạn có thể ngăn chặn quá trình đó trở nên tệ hơn. Đừng nhai đá và các loại đồ ăn cứng khác. Điều đó có thể khiến răng bị mẻ, thậm chí gãy hoàn toàn.
Răng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu như bạn nhai một cách không bình thường. Việc này có thể dẫn tới phải sử dụng niềng răng và máng chống nghiến răng.
Cách tốt nhất để có thể giữ cho lợi của mình khỏe mạnh là đán.h răng và làm sạch kẽ răng hàng ngày.
2. Giữ cho lợi của mình khỏe mạnh
Có các vi khuẩn luôn trong quá trình hình thành trên răng, gọi là các mảng bám hay bựa răng. Nếu như bạn không vệ sinh sạch sẽ chúng có thể gây đau buốt, sưng tấy và chả.y má.u ở lợi, thậm chí là viêm nhiễm tới xương sâu bên trong.
Bệnh này được gọi là nha chu và chúng được chữa bởi nha sĩ. Tuy nhiên nếu không phát hiện ra, nó có thể ảnh hưởng tới răng và lợi, dẫn đến mất răng.
Các dấu hiệu của bệnh nha chu bao gồm:
Chả.y má.u khi đán.h răng
Lợi bị lùi dần khỏi răng
Răng lung lay
Hôi miệng
Cách tốt nhất để giữ cho lợi khỏe mạnh là chăm sóc tốt hàm răng. Hãy đán.h răng và làm sạch kẽ răng hàng ngày. Thường xuyên gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra tình trạng hàm răng. Nếu như bạn đang hút thuố.c thì hãy dừng lại.
3. Đừng để bị khô miệng
Nước bọt có chức năng làm sạch răng và chống sâu song khi chúng ta già đi, nước bọt được tiết ra ít hơn và nguy cơ sâu răng lại càng tăng lên. Một số loại thuố.c cũng có thể gây khô miệng.
Để chống lại tình trạng này, hãy uống thật nhiều nước. Trước khi nuốt hãy để nước ở trong miệng một vài giây. Bạn cũng có thể ăn kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường. Nếu như bạn nghĩ nguyên nhân gây khô miệng là do thuố.c, hãy nói chuyện với bác sĩ.
4. Hãy nhẹ nhàng với răng nhạy cảm
Men răng già, các bệnh về lợi và sâu răng đều có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể cảm thấy đau khi uống đồ lạnh hoặc nóng, thậm chí kể cả khi đán.h răng hơi mạnh hơn bình thường.
Chăm sóc răng tốt chính là cách ngăn ngừa tốt nhất. Hãy đán.h răng, làm sạch kẽ và gặp nha sĩ thường xuyên. Nếu răng nhạy cảm, bác sĩ có thể kê loại kem đán.h răng hoặc tiến hành các thủ thuật giúp bạn dễ chịu hơn.
Nước cam có nhiều acid, sau khi uống nước cam hãy sử dụng thêm sữa hoặc pho mát để "cân bằng" lại acid là cách bảo vệ men răng.
5. Cẩn thận với Acid
Các loại đồ uống có ga, trái cây họ cam quýt và các loại nước ép đều chứa acid. Các loại đồ ăn ngọt, có tinh bột sẽ khiến miệng bạn tiết ra acid. Tất cả đều khiến lớp men răng bị ăn mòn đi.
Đừng chỉ uống không các loại đồ uống này. Sau khi uống chúng hãy sử dụng thêm sữa hoặc pho mát để "cân bằng" lại acid. Ăn các thực phẩm ngọt và chứa tinh bột vào bữa chính chứ đừng ăn vặt vì đó là khi nước bọt được tiết ra nhiều nhất để làm trôi acid đi.
6. Hãy để ý tới ung thư
Khi già đi, có khả năng bạn sẽ phát triển ung thư ở miệng, họng, lưỡi và môi. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là không hút thuố.c, hạn chế đồ uống có cồn. Hãy sử dụng son dưỡng, kem chống nắng khi ra ngoài trời.
Các cơn đau không phải là triệu chứng xuất hiện từ đầu, vì vậy hãy gặp nha sĩ thường xuyên. Họ có thể tìm thấy vấn đề và xử lý chúng sớm. Những dấu hiệu bạn cần để ý bao gồm sưng, các vết đỏ hoặc trắng, cùng với các thay đổi lâu dài trong miệng...
Những loại trái cây có thể 'bào mòn' răng nếu bạn ăn quá thường xuyên Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số loại trái cây phổ biến cũng có thể gây hại cho răng nếu bạn ăn quá thường xuyên. Bác sĩ nha khoa Sahil Patel đang làm việc tại Phòng khám Marylebone Smile ở thủ đô London (Vương Quốc Anh) mới đây chia sẻ với Daily Express rằng, một số loại...