Răng mọc ngầm chọc thủng hốc mũi
Bệnh nhân 38 tuổi, bị đau nhức xương hàm trên đã lâu, khó chịu mũi phải, chảy dịch mũi thường xuyên.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khám ngày 17/10, phát hiện bệnh nhân có một răng thừa ngầm trong xương hàm trên tạo thành nang xương hàm, phá hủy xương hàm trên, ăn thủng hốc mũi phải.
Bác sĩ phẫu thuật u nang xương hàm, lấy chiếc răng ngầm kích thước khoảng 2 cm ra khỏi xương hàm trên. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, được xuất viện.
Bác sĩ Nguyễn Trạch Dân, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến răng mọc ngầm như răng mọc trễ, trên cung hàm không còn chỗ trống cho răng nhoi lên như bình thường, hoặc nhổ răng sữa quá sớm làm các răng bên cạnh di chuyển về chỗ trống lắp kín nên răng không thể mọc lên đúng vị trí. Vì vậy, răng mọc sau phải tìm đường khác để chui lên, hoặc phát triển trong xương hàm.
Răng mọc ngầm thường không gây đau đớn, có thể phát hiện khi chụp X-quang răng toàn cảnh (panorama toàn hàm). Nếu không phát hiện kịp thời, răng mọc ngầm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như phá hủy xương hàm, biến chứng u nang xương hàm, chèn ép vào các dây thần kinh, để lại nhiều di chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Bác sĩ khuyến cáo từ khi còn nhỏ cần khám răng dự phòng. Chăm sóc bộ răng sữa cho bé, tránh để răng sữa bị sâu hay nhổ quá sớm khi chưa đến kỳ thay răng. Cần nhổ răng sữa đúng lúc để có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên, cũng là biện pháp phòng ngừa răng mọc ngầm, mọc lệch.
Khi đau nhức xương hàm, mệt mỏi… cần đến bệnh viện khám kịp thời.
Chiếc răng dài 2 cm được lấy ra. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sau 3 tháng đau bả vai, bác sĩ bất ngờ phát hiện ung thư đã di căn
Từ những cơn đau tưởng đơn giản ở vai, khớp cổ tay, nam bác sĩ (60 tuổi, Tuyên Quang) phát hiện khối u ở bả vai phải. Ông mắc một loại ung thư hiếm gặp, bệnh đã di căn phổi, xương.
Là bác sĩ công tác tại một bệnh viện ở Tuyên Quang, ông N.T.T (60 tuổi) không ngờ có một ngày căn bệnh ung thư điểm tên mình đầy bất ngờ như thế. Trước đó ông vốn khỏe mạnh, tuy nhiên 4 tháng gần đây, trong một lần ngồi ghế massage, ông đột nhiên thấy tay phải gợn đau, đau nhiều khi tì đè, đồng thời đốt sống cổ cũng đau.
Tưởng không có gì quá nghiêm trọng, tuy nhiên đến tháng 5, ông thường xuyên thấy đau nhức khớp cổ tay, khuỷu tay và vùng bả vai phải. Lúc này, ông cũng chỉ nghĩ đơn giản do làm việc nhiều nhưng ngay cả khi nghỉ ngơi những cơn đau này cũng không cải thiện.
Ông quyết định đi khám chuyên khoa cơ xương khớp, được tiêm giảm đau thì thấy có đỡ nhưng vùng vai phải vẫn đau nhiều, hạn chế vận động. Sau đó, ông đến một bệnh viện tư nhân tại Hà Nội khám thì phát hiện có khối u ở bả vai phải, phổi trái cũng có tổn thương.
Kết quả sinh thiết khẳng định, ông mắc sarcoma mô mềm, ung thư phần mềm ác tính. Đầu tháng 8, bác sĩ T. đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ nhập viện. Lúc này khối u bả vai đã to, kích thước 3x4 cm, khối u phổi 3cm nằm sát động mạch phổi, tổn thương đốt sống cổ L4 do di căn.
Ít phổ biến hơn các loại ung thư khác nhưng sarcoma thường có độ ác tính cao.
Ca bệnh của ông được đưa ra hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội). Theo đó, ông mắc sarcoma mô bào, đã di căn phổi, xương, được chỉ định điều trị hoá chất 6 chu kỳ. Khi sang chu kỳ thứ 3, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lại.
Theo PGS.TS Đặng Văn Tờ, Giám đốc Trung tâm Giải phẫu bệnh - sinh học phân tử, Bệnh viện K Trung, ung thư sarcoma mô bào rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1,5% trong các loại ung thư.Đây là ung thư có nguồn gốc từ nhóm hệ bạch huyết, có thể gặp ở bất cứ mô mềm nào trong cơ thể như cơ, mỡ, gân, mạch máu... Trường hợp bệnh nhân T. là ung thư mô bào dưới da mô liên kết, tế bào ung thư có nguy cơ di căn nhiều vị trí với độ ác tính cao, điều trị rất khó khăn, khác hẳn với u lympho.
TS Đỗ Huyền Nga, Trưởng khoa Nội Hệ tạo huyết, Bệnh viện K Trung ương cũng cho biết, ở giai đoạn đầu của bệnh việc chẩn đoán rất khó khăn do các triệu chứng lâm sàng không rầm rộ. Trong chẩn đoán bệnh mô bào có 2 nhóm, trường hợp của bệnh nhân T nằm ở nhóm tiên lượng rất xấu, có tổn thương ở phổi, cột sống nên không thể phẫu thuật.
Sarcoma mô mềm là một loại ung thư hiếm gặp, chiếm khoảng 1,5% trường hợp trong tất cả các loại ung thư. Tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ. Thuốc trừ sâu diệt cỏ, đặc biệt là dioxin và sự nhiễm phóng xạ liều cao có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh nhưng chưa được chứng minh rõ ràng. Sarcoma mô mềm khi di căn xa có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao.
Mặc dù ít phổ biến hơn các loại ung thư khác nhưng sarcoma thường có độ ác tính cao. Sarcoma thực sự là một căn bệnh phức tạp với hơn 70 phân loại khác nhau được báo cáo. Bản thân sarcoma mô mềm là một nhóm sarcoma phức tạp, với hơn 50 phân nhóm khác nhau.
Sarcoma mô mềm có thể phát triển từ bất cứ nơi nào trong cơ thể từ vùng đầu và cổ, đến chân tay, thân và hông chậu. Nó có thể ảnh hưởng đến các nội tạng sâu bên trong cơ thể, cũng như bề ngoài, trên da. Sarcoma phát triển từ tim, mạch máu và da đầu cũng thường thấy. Bệnh được điều trị tốt nhất với sự kết hợp của phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Bác sĩ lấy ra gần 20 chiếc răng trong khối u Không có triệu chứng bất thường, bệnh nhi được gia đình đưa đi khám với lý do 12 tuổi nhưng răng nanh hàm trên, bên trái chưa mọc. Các bác sĩ khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ, đã phẫu thuật thành công ca u răng hiếm gặp cho bệnh nhi 12 tuổi. Trước đó, kết quả chụp...