Quyết đưa chính phủ mở cửa sớm trở lại: Đảng Dân chủ ra mặt đối đầu với ông Trump
Trong hành động đầu tiên khẳng định quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ (từ 3/1/2019) sau chiến thắng tại cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ ngày 6/11/2018, đảng Dân chủ đã lên kế hoạch sẽ thông qua một dự luật ngay trong ngày 3/1 (tức nửa đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4/1 theo giờ Việt Nam) để chấm dứt việc đóng cửa chính phủ liên bang mà không cần thông qua gói tài trợ cho bức tường biên giới Mexico – nguyên nhân chính dẫn đến việc Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa chủ động ngừng đàm phán để đóng cửa chính phủ trong 12 ngày qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 2/1/2019
Tranh cãi gay gắt
Việc thông qua dự luật mới tại Hạ viện, sẽ do phe đa số của đảng Dân chủ nắm quyền, dự kiến diễn ra ngay sau khi bà Nancy Pelosi của đảng Dân chủ được bầu làm Chủ tịch Hạ viện. Thế nhưng lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, cho biết hôm 2/1 rằng, Thượng viện vẫn nằm trong tay đảng Cộng hòa, do đó chắc chắn sẽ không có chuyện Thượng viện bỏ phiếu thông qua dự luật này, dù kết quả từ Hạ viện như thế nào. Ông cũng gọi kế hoạch của đảng Dân chủ là một cuộc biểu tình chính trị mang màu sắc tôn giáo (ám chỉ Hồi giáo) do một “đám đông kém hiểu biết” khởi xướng.
Tất nhiên, điều này không làm hài lòng phe Dân chủ. “Chúng tôi yêu cầu Tổng thống mở chính phủ. Chúng tôi đã cho đảng Cộng hòa cơ hội để có câu trả lời, và giờ nó đã hết”, ông Pel Pelosi, đại diện phe Dân chủ nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng vào ngày 2/1, sau một cuộc họp không có kết quả với Tổng thống Donald Trump.
Dự luật yêu cầu mở cửa trở lại chính phủ liên bang của đảng Dân chủ gần giống với dự luật trước đó về thỏa thuận duy trì hoạt động của chính phủ mà không bàn đến kinh phí cho bức tường biên giới, được đưa ra trước thềm giáng sinh vừa qua, nhưng ông Trump từ chối thẳng thừng. Dự luật này đã giành được sự ủng hộ lớn của lưỡng đảng tại Thượng viện, là thứ mà các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ cho biết sẽ đặt đảng Cộng hòa vào thế phải chấp nhận thỏa thuận hoặc làm rõ trách nhiệm của việc đóng cửa Chính phủ.
Yêu cầu của Tổng thống Trump về gói kinh phí 5 tỷ đô la tài trợ cho việc xây dựng bức tường dọc biên giới Mỹ – Mexico, vốn vấp phải phản đối gay gắt của phe Dân chủ, đã kích hoạt việc đóng cửa chính phủ liên bang ngay trước thềm Giáng sinh và đón năm mới 2019, ảnh hưởng đến khoảng một phần tư cơ quan của chính phủ và 800.000 viên chức liên bang. Ông Trump cương quyết không đàm phán với đảng Dân chủ nếu gói kinh phí không được thông qua.
Đối đầu đến cùng
Video đang HOT
Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa ở Thượng viện, Thượng nghị sĩ McConnell cũng từng tuyên bố rằng các nghị sĩ của đảng Cộng hòa ở Thượng viện sẽ không phê chuẩn bất cứ biện pháp chi tiêu nào (để đảm bảo chính phủ tiếp tục hoạt động) mà không có sự đồng thuận của ông Trump.
Thượng nghị sĩ McConnell né tránh bằng cách hầu như vắng mặt trong các cuộc thảo luận ở Nhà Trắng về việc mở cửa trở lại chính phủ, sau khi ông Trump làm ông ngạc nhiên với việc từ chối những nỗ lực trước đó của mình để giữ cho chính phủ hoạt động mà không cần bàn tới gói kinh phí tài trợ cho việc xây dựng bức tường biên giới.
Đề xuất về dự luật cấp kinh phí tạm thời của Hạ viện do đảng Dân chủ vừa tiếp quản, dự kiến sẽ tài trợ cho hầu hết các cơ quan chính phủ cho đến tháng 9/2019 và gia hạn thêm một tháng để đàm phán gói tài trợ tiếp theo, nhiều khả năng sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những cuộc đàm phán dự báo không lấy gì làm êm ả trong một bầu không khí chính trị bị chia rẽ: Mâu thuẫn giữa Hạ viện (do phe Dân chủ lãnh đạo) với Thượng viện (do phe Cộng hòa lãnh đạo); giữa Nhà Trắng với Quốc hội; giữa Tổng thống với các nghị sĩ…
Các nhà lãnh đạo của Quốc hội cho biết họ sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 4/1 để nối lại các cuộc đàm phán với Tổng thống Trump – một dấu hiệu cho thấy chính phủ chắc chắn chưa thể mở cửa trở lại ngay, ít nhất là trong phần còn lại của tuần này.
Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho khoảng một phần tư cơ quan của chính phủ liên bang đã hết hạn vào ngày 22/12/2018, dẫn tới việc các cơ quan này dừng các hoạt động không cần thiết, kể cả việc hỗ trợ công dân tại các cơ quan như Bộ An ninh, Năng lượng và Thương mại Nội địa… Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang làm trong các lĩnh vực an sinh xã hội, vẫn đi làm mà không được trả lương. Các tòa án, cơ quan di trú, vốn đã quá tải, cũng bị đóng cửa.
Sau 12 ngày các cơ quan chính phủ dừng hoạt động, lễ Giáng sinh lặng lẽ qua đi và năm mới cũng về, đồng nghĩa với việc đảng Cộng hòa của ông Trump chính thức kết thúc giai đoạn “cầm trịch” ở Hạ viện lẫn Thượng viện trong Quốc hội Mỹ. Tất nhiên, việc tiếp quản Hạ viện không giúp đảng Dân chủ định đoạt mọi quyết sách, nhưng họ có quyền ngăn chặn các phán quyết từ Nhà Trắng, cụ thể hơn là từ ông Trump.
Chính trường nước Mỹ năm 2019, mở đầu theo cách phức tạp và khó lường như vậy.
Nguyễn Thạnh (TH)
Theo GD&TĐ
Cuộc khủng hoảng của đảng Dân chủ Mỹ
Đảng Dân chủ đang thiếu nghiêm trọng các lãnh đạo trẻ có khả năng ngồi vào các vị trí quan trọng trong Quốc hội.
Ngày 28-11 tới, các nghị sĩ Dân chủ sẽ bỏ phiếu bầu dàn lãnh đạo đảng cũng như chọn đề cử cho vị trí chủ tịch Hạ viện nhiệm kỳ 2019-2020. Vị trí chủ tịch Hạ viện sẽ được các nghị sĩ Dân chủ lẫn Cộng hòa bỏ phiếu chọn vào ngày 3-1-2019.
Phản đối người cũ nhưng không có người mới
Dù đã ở tuổi 78 nhưng bà Nancy Pelosi, hiện lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện (còn do đảng Cộng hòa kiểm soát đến hết năm 2018), vẫn được xem là ứng viên tiềm năng nhất. Bà Pelosi đã có 15 năm dẫn đầu phe Dân chủ ở Hạ viện, là nữ chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ (2007-2011). Tuy nhiên, đang có luồng ý kiến từ lớp nghị sĩ Dân chủ trẻ rằng cần phải có một thế hệ lãnh đạo mới trẻ trung hơn. Ngày 19-11, nhóm 16 nghị sĩ Dân chủ trẻ công bố một bức thư cam kết sẽ không bỏ phiếu cho bà Pelosi trong phiên bầu chủ tịch Hạ viện, lý do "đã đến lúc cần phải có dàn lãnh đạo mới". Đến thời điểm này bức thư đã thu thập được 17 chữ ký và nhóm nghị sĩ hy vọng sẽ còn thuyết phục được thêm.
Điều đáng nói là dù phản đối bà Pelosi nhưng nhóm 16 nghị sĩ trẻ vẫn chưa giới thiệu được nhân vật nào thay thế. Theo nhận định của Reuters, người duy nhất có khả năng cạnh tranh với bà Pelosi là nữ nghị sĩ Marcia Fudge. Nhưng bà Fudge lại không tham gia cùng nhóm 16 nghị sĩ và cho biết vẫn chưa quyết định có chạy đua vào ghế chủ tịch Hạ viện hay không.
Nghị sĩ Hakeem Jeffries, một ngôi sao đang nổi của đảng Dân chủ, cũng là một mục tiêu đồn đoán có khả năng thách thức bà Pelosi. Tuy nhiên, ông Jeffries không chọn đối đầu bà Pelosi và theo ông, sở dĩ không ai ra mặt đơn giản vì biết không thể đánh bại bà Pelosi. Đồng tình điều này, nghị sĩ Gerald E. Connolly cho rằng sở dĩ chưa có ai xuất hiện cạnh tranh với bà Pelosi vì biết khả năng thắng rất thấp, cả lo ngại hậu quả khó khăn sau này nếu lỡ đối đầu với bà Pelosi và thua. Quyền kiểm soát của bà Pelosi rất lớn trong đảng Dân chủ, từ bổ nhiệm các ủy ban cho tới chuyện lương bổng, trụ sở và cả nhiều cơ hội khác. Nghị sĩ John Yarmuth thừa nhận có sự ngần ngại này, dù có nói "chưa bao giờ thấy bà Pelosi trả miếng bất cứ ai".
Nghị sĩ Kathleen Rice, một trong 17 nghị sĩ ký vào thư cam kết sẽ không bỏ phiếu cho bà Pelosi, nhận định sẽ chưa có nhân vật nào đứng ra đến chừng nào tình hình cho thấy rõ ràng bà Pelosi không thể kiếm đủ 218 phiếu bầu để ngồi vào ghế chủ tịch Hạ viện trong ngày bỏ phiếu 3-1-2019.
Bà Nancy Pelosi dù 78 tuổi vẫn là ứng viên tiềm năng nhất cho ghế chủ tịch Hạ viện khi đảng Dân chủ chưa có người tầm cỡ tương đương thay thế. Ảnh: AP
Khủng hoảng già hóa
Dù lý do là gì thì thực tế không có nhân vật nào đứng ra thách thức bà Pelosi cũng khiến nhiều thành viên Dân chủ lo ngại. Nữ nghị sĩ Abigail Spanberger mới được bầu trong đợt bầu cử giữa kỳ từng tuyên bố sẽ không ủng hộ bà Pelosi và "muốn bỏ phiếu cho một người sẽ đại diện cho một thông điệp thay đổi mới". Tuy nhiên, bà thừa nhận "một giọng nói mới mẻ và có năng lực" là điều rất khó tìm trong nội bộ đảng Dân chủ hiện nay và chuyện không người nào đứng ra thách thức bà Pelosi cho thấy đảng Dân chủ đang có "vấn đề".
Chủ tịch Hạ viện là một trong những vị trí quyền lực hàng đầu trong hệ thống chính trị Mỹ, có quyền thiết lập lịch họp Hạ viện và là người thứ hai (sau phó tổng thống) có thể thay thế tổng thống trong trường hợp tổng thống qua đời, bị mất năng lực hay bị phế truất.
Diễn biến này làm nổi lên một thực tế là đảng Dân chủ đang thiếu nghiêm trọng các lãnh đạo trẻ có khả năng ngồi vào các vị trí quan trọng trong Quốc hội. Nói cách khác, đảng Dân chủ đang đối mặt với khủng hoảng già hóa. Ngoài bà Pelosi, trong dàn lãnh đạo đảng Dân chủ hơn một thập niên qua còn có hai nghị sĩ lão thành là nghị sĩ Steny H. Hoyer, 79 tuổi và nghị sĩ James E. Clyburn, 78 tuổi.
New York Times nhận định bên cạnh chuyện tuổi tác, thế hệ, cần nhìn ra một điều quan trọng nữa là song song chuyện có một lượng nghị sĩ Dân chủ trẻ được bầu vào Hạ viện, sự tranh luận về các giá trị cốt lõi trong nội bộ đảng càng nhiều. Và dĩ nhiên không thể thiếu tranh luận về nhân vật nào sẽ đứng đầu ảnh hưởng trong đảng.
Theo ông Norman J. Ornstein, học giả về Quốc hội Mỹ tại Viện Kinh doanh Mỹ, đấu đá nội bộ đảng Dân chủ quanh vị trí chủ tịch Hạ viện sẽ khiến đảng Dân chủ xáo trộn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của đảng một khi kiểm soát Hạ viện mới vào đầu năm 2019. Cụ thể, sự đấu đá này không những sẽ khiến vị trí chủ tịch Hạ viện bị sút giảm quyền lực mà còn gây hại về lâu dài tới sức mạnh đa số của đảng Dân chủ, chưa kể còn có thể tác động đến cả cuộc bầu cử tổng thống 2020.
Bà Pelosi nói gì?
Phần mình, bà Pelosi công khai thách thức đối thủ lộ mặt: "Tới đi, nước rất ấm". Người phát ngôn của bà Pelosi cho biết bà "vẫn tự tin được các nghị sĩ tại Hạ viện hiện tại cũng như các nghị sĩ mới được bầu ủng hộ" và 94% đảng viên Dân chủ từ chối ký vào bức thư của nhóm phản đối. Còn các đồng minh của bà Pelosi nói với nhau: "Không thể đánh bại một người khi mình không có người nào cả".
Theo các nhà quan sát, bà Pelosi gần như chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số hạ nghị sĩ Dân chủ trong cuộc bỏ phiếu chọn đề cử ngày 28-11. Tuy nhiên, chiến thắng ghế chủ tịch Hạ viện sẽ khó khăn hơn với bà Pelosi khi bà cần thắng tối thiểu 218/435 phiếu tại Hạ viện.
Theo Dantri
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật mở cửa lại chính phủ bất chấp cảnh báo của ông Trump Hạ viện Mỹ ngày 2/1 đã thông qua dự thảo cấp ngân sách hoạt động trở lại cho chính phủ sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần gần 2 tuần qua do bất đồng vấn đề xây tường biên giới. Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nhằm mở cửa lại chính phủ bất chấp Tổng thống Trump cảnh báo phủ...