Quốc y Đại sư TQ 101 tuổi: 4 lời vàng để da ít nhăn, răng chưa rụng và không có bệnh mãn tính
Mặc dù đã sống xuyên qua thế kỷ nhưng vị danh y này vẫn khỏe mạnh “như trung niên” nhờ 4 bí quyết chăm sóc sức khỏe vừa đơn giản vừa hiệu quả. Bạn nên học tập nếu muốn sống thọ.
Quốc y Đại sư là một danh hiệu cao cấp nhất trong ngành y học cổ truyền Trung Quốc dành cho những người có đóng góp lớn cho ngành y và bản thân họ đều là những “tấm gương” sống thọ hàng đầu nhờ những bí quyết mà bản thân áp dụng có hiệu quả trong thời gian dài, có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người học tập.
Danh y Lý Phụ Nhân sinh năm 1919 là một Quốc y Đại sư, là một trong 4 danh y nổi tiếng thời hiện đại và được xem là một chuyên gia y học Trung Quốc nổi tiếng, Bác sĩ trưởng Khoa Y học cổ truyền Trung Quốc, Bệnh viện Bắc Kinh, thuộc Bộ Y tế Trung Quốc.
Bậc thầy 101 tuổi về y học cổ truyền Trung Quốc – giáo sư Lý Phụ Nhân dù là bậc cao niên nhưng vẻ bề ngoài vẫn rất hoạt bát, nhanh nhẹn, ăn nói tự tin, mặt ít nếp nhăn, hàm răng đều tăm tắp, trắng trẻo. Không ai có thể đoán ông là người cao tuổi, chỉ nghĩ tầm trung niên. Bản thân ông cũng không bị cao huyết áp, tiểu đường…
Nói đến đây, chắc hẳn nhiều người đã bắt đầu tò mò về các phương pháp chăm sóc sức khỏe và bí quyết trường thọ của danh y Lý.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những bí quyết của ông. Hy vọng rằng mọi người có thể được truyền cảm hứng từ chế độ chăm sóc sức khỏe và bản thân của danh y Lý, đồng thời có thể sớm áp dụng những gì bạn đã học được.
Bí quyết để có thể sống thọ khỏe mạnh đến hơn trăm tuổi
(1) Duy trì thường xuyên một tâm hồn cởi mở
Nói về phương pháp trường thọ, danh y Lý cho biết: “Không có bí quyết nào để giữ gìn sức khỏe. Kinh nghiệm mà tôi có thể đúc kết đầu tiên, điều quan trọng nhất là ở tinh thần. Hãy duy trì thái độ cởi mở, vui vẻ, tạo ra được niềm tin vững chắc cho mình rằng mình luôn bình an. Đó là chìa khóa của sức khỏe và tuổi thọ”.
Danh y Lý cho rằng việc nuôi dưỡng tinh thần của một người là rất quan trọng. Bản thân ông đã trải qua quá nhiều thăng trầm trong cuộc đời, nếu không có tính cách cởi mở thì có lẽ ông đã không có được sức khỏe như ngày hôm nay.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, dưỡng tâm tốt thì mới có thể dưỡng thân tốt, chỉ có nuôi dưỡng trái tim yêu đời mới có thể có được cơ thể khỏe mạnh, làm việc gì cũng phải hào phóng, trên không hại trời đất, dưới không hại người khác, giữ tâm trạng ôn hòa là một bí quyết lớn của người sống thọ.
Vì vậy, hàng chục năm qua ông Lý luôn tử tế với người khác, giúp đỡ người khác, không làm tổn thương người khác, không ghi hận, không trả thù, ông không ngừng học tập và giữ một tâm thế trẻ trung trong cuộc sống và công việc.
Ngoài ra, ông coi việc giữ bình tĩnh và ít hối hận là một nguyên tắc quan trọng về sức khỏe.
Là một bác sĩ, ông ngưỡng mộ câu nói “Là bác sĩ, cũng như nghệ thuật của lòng nhân từ, xem nỗi đau của con người là nỗi đau của chính mình.”
Những bệnh nhân, học trò của ông Lý đều đánh giá cao và ngưỡng mộ tấm lòng tuyệt vời của ông. Họ nhận xét rằng, ông Lý là một người rất nghiêm túc, điều này thể hiện ở sự nhiệt tình làm người và làm việc của ông.
Điều khiến danh y Lý cảm thấy tức giận nhất là khi nghe tin các bác sĩ ở đâu đó đã thờ ơ với bệnh nhân, vô cảm, không biết đến nỗi khổ của họ.
Vì vậy, phương châm của ông luôn luôn là: Y học là sự nhân từ, lương y như từ mẫu. Nếu bạn là bác sĩ, kỹ năng y tế phải là hàng đầu và y đức phải coi là điều cao quý nhất cần phải theo đuổi suốt đời. Bản thân ông là người không ngừng học hỏi để nâng cao y thuật, đồng thời không ngừng tu dưỡng để nâng cao y đức.
Video đang HOT
Các bác sĩ trong khi làm việc nên hướng tới bệnh nhân và đối xử giữa mình với người bệnh bằng trái tim nhân hậu.
Nhiệm vụ truyền lại kiến thức nghề nghiệp, các bài thuốc Đông y cho thế hệ mai sau cũng là trụ cột tinh thần quan trọng để hỗ trợ danh y Lý vượt qua bạo bệnh, vượt lên chính mình.
(2) Chế độ ăn uống nhẹ nhàng thanh đạm
Khi còn nhỏ, điều kiện gia đình không tốt, cuộc sống của hầu hết mọi người đều khó khăn. Từ đó mà chế độ ăn của mỗi gia đình cũng rất thanh đạm, thường chỉ có cơm rau và trà nhạt, ăn uống tiết kiêm. Cuộc sống dù vất vả với cơm áo gạo tiền nhưng ai cũng rất biết bằng lòng và vui vẻ.
Bản thân ông và gia đình từ lâu đã hình thành thói quen ăn uống thanh đạm này.
Kể cả sau này khi đã thành đạt và có điều kiện kinh tế tốt hơn, nhưng ông vẫn duy trì thói quen thường xuyên ăn uống rất đơn giản, chế độ ăn chủ yếu là ăn chay, ăn ít đồ ngọt, ít béo, ăn nhiều rau quả, không hút thuốc, không uống rượu, không ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, bản thân ông Lý đánh giá rằng chế độ ăn uống truyền thống của người Trung Quốc chứa nhiều đường, vì vậy ông đã sớm có ý thức tránh ăn đường từ khi còn trẻ. Điều này có thể là lý do giúp ông khi chạm ngưỡng hơn 100 tuổi vẫn không có bệnh cao huyết áp và tiểu đường.
Danh y Lý cũng nhấn mạnh rằng, giữ được một cuộc sống điều độ là điều cần thiết để chăm sóc sức khỏe, bạn nên ăn uống điều độ, ăn tất cả mọi thứ sao cho thật đa dạng, không ăn nhiều cùng lúc và ăn uống cân bằng.
(3) Hãy siêng năng sử dụng bộ não của bạn
Quốc y đại sư Lý nhấn mạnh, Cuộc đời con người ta, cái gì dùng đến thì còn, cái gì không dùng rồi cũng phế. Đầu óc con người cũng vậy, càng rèn dũa thì càng sắc bén, tinh nhạy. Đầu óc biết suy nghĩ nhiều thì càng minh mẫn, sáng suốt.
Danh y Lý chú trọng việc sử dụng bộ não của mình, giai đoạn đã ngoài 90 tuổi, ông vẫn nhất quyết đi làm hàng ngày, ngoài đến làm việc ở phòng khám ngoại trú, ông còn thăm khám và tư vấn bất cứ lúc nào bệnh nhân cần.
Ông tin rằng, việc duy trì thói quen thăm khám bệnh có thể ngăn ngừa lão hóa não. Công việc bận rộn không khiến ông cảm thấy mệt mỏi mà ngược lại ông còn cảm thấy sung sức nhiều hơn thế. Càng chăm chỉ làm việc càng cảm thấy tràn đầy sức sống.
Ông thường tự thúc giục bản thân, động viên mỗi sáng thức dậy là sẽ đi làm. Điều này không chỉ để hỗ trợ bệnh nhân mà còn phải làm tốt công việc cùng với những người xung quanh.
Sau khi hoàn thành công việc hàng ngày, dù mệt đến đâu ông vẫn phải đọc sách và đọc báo. Ngoài ra, trong thời gian rảnh rỗi, ông thích viết và vẽ, đặc biệt là vẽ hoa mẫu đơn.
Bên cạnh đó, ông cố gắng đảm bảo ngủ 7 tiếng/ngày. Buổi trưa, ông sẽ chợp mắt 1 tiếng. Làm được như vậy, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng.
(4) Duy trì việc tập thể dục vừa sức và đều đặn
Duy trì tập thể dục mọi lúc mọi nơi là kinh nghiệm chính trong việc giữ gìn sức khỏe của giáo sư Lý. Ông thường đi bộ và đi rất nhanh, đồng thời đảm bảo giữ cân nặng ổn định ở mức 70 kg.
Các môn thể thao yêu thích của ông bao gồm:
Đi mua sắm đồ dùng và thực phẩm hàng ngày, đi thang bộ thay vì thang máy khi đi làm, lau sàn nhà và vệ sinh phòng ốc khi ở nhà.
Vừa xem tivi cùng gia đình vừa trò chuyện, không ngồi yên xem mà sẽ đứng vận động các khớp, hoặc đạp xe tập thể dục tại nhà một lúc, vừa xem vừa tập không hề bỏ phí thời gian có thể vận động được.
Mọi người có thể chọn các phương pháp tập thể dục khác nhau do điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, miễn là ý thức luôn luôn vận động.
“Tập thể dục phụ thuộc vào sự bền bỉ và kiên trì”, ông Lý tin rằng: “Duy trì một lượng vận động thích hợp mỗi ngày là liều thuốc chữa bách bệnh để kéo dài tuổi thọ”.
Bởi vì theo ông, tập thể dục có thể thay thế một số loại thuốc, nhưng tất cả các loại thuốc đều không thể thay thế tập thể dục, vận động thể dục thể thao thích hợp có thể làm trơn các bộ phận cơ thể, thông khí, thông huyết mạch, làm cho khí huyết lưu thông tốt, thể lực tốt, cơ thể không dễ bị ốm đau hay bệnh tật tấn công.
Đặc biệt đối với người cao tuổi, cần duy trì lượng vận động hợp lý, cố gắng tự làm những việc có thể, cường độ không quá cao là được.
Bốn quy tắc vàng khi ăn giúp bạn sống thọ
Chỉ cần sửa đổi các chi tiết nhỏ như giờ ăn, tư thế ngồi... sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn nhiều.
Từ xa xưa, con người đã đi tìm bí quyết trường thọ. Sức khỏe và tuổi thọ đến từ những chi tiết nhỏ của cuộc sống. Nhiều người bỏ qua các chi tiết này, lâu dần hình thành thói quen xấu sẽ khó có một cơ thể khỏe mạnh.
Phần lớn những người sống lâu đều sống có kỷ luật. Có 4 "tiêu chuẩn vàng" trong việc ăn uống. Nếu bạn kiên trì áp dụng, tuổi thọ sẽ do bạn quyết định:
1. Khoảng cách giữa các bữa ăn là 4-6 giờ
Ảnh minh họa: Mghclaycenter
Giờ ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến đường tiêu hóa. Khoảng cách giữa hai bữa ăn quá dài hoặc quá ngắn sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Nếu khoảng thời gian quá ngắn, gánh nặng tiêu hóa sẽ tăng lên; nếu khoảng thời gian quá dài, bạn sẽ cảm thấy bị đói mệt. Trong dạ dày không có thức ăn, axit dịch vị sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm loét dạ dày.
Để đảm bảo ruột và dạ dày hoạt động tốt, thời gian giữa các bữa ăn tốt nhất là 4-6 giờ.
2. Không đi ngủ ngay sau bữa ăn
Nằm sau khi ăn có thể khiến khí huyết ngưng tụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, tới tuổi trung niên, chức năng tiêu hóa của cơ thể không còn tốt như trước. Nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn, thức ăn có thể bị trào ngược, dịch vị gây kích thích thực quản, hại cho đường tiêu hóa.
3. Thẳng lưng khi ngồi ăn
Khi ăn là lúc mọi người thư thái nên hay bị gù lưng. Tư thế ngồi này có thể khiến ruột và thực quản của chúng ta bị nén lại, không có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Đặc biệt, bạn ngồi như vậy ở bàn thấp sẽ gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, chuyển hóa, hấp thụ thức ăn.
Vì vậy, bạn nên chú ý đến tư thế ngồi khi ăn và càng thẳng lưng càng tốt.
4. Không hút thuốc sau bữa ăn
Nhiều người, đặc biệt là nam giới hay châm thuốc sau bữa ăn. Điều này dần trở thành một thói quen dù ai cũng biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhất là sau khi ăn xong.
Khi đó, máu trong cơ thể tập trung ở đường tiêu hóa, hút thuốc lúc này sẽ khiến bạn hấp thụ một lượng lớn chất độc hại.
Nếu muốn sống lâu, bạn nên:
- Uống trà thường xuyên
Trà có vị đắng, tính lạnh, làm dịu gan và điều hòa khí, thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ huyết ứ, điều hòa khí huyết. Loại nước này có thể nuôi dưỡng tim, gan và máu, chống trầm cảm, giúp xoa dịu cảm xúc.
- Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ ngon và đầy đủ là điều kiện cơ bản nhất để đảm bảo một sức khỏe tốt. Nếu bạn không ngon giấc, trạng thái tinh thần của bạn sẽ kém và chất lượng cuộc sống của bạn cũng sẽ suy giảm.
Vì vậy, sau 40 tuổi, muốn khỏe mạnh, bạn phải đảm bảo giấc ngủ chất lượng, tức là ngủ trước 23h và đủ 7 giờ.
- Cười nhiều hơn
Khi mọi người cười, khả năng miễn dịch sẽ tự nhiên tăng lên. Ngoài ra, tiếng cười còn có thể thúc đẩy phổi hít thở nhiều oxy hơn.
Nếu một người luôn trong tình trạng suy nhược, chất độc trong cơ thể sẽ tăng lên và khả năng miễn dịch giảm, người đó sẽ thường xuyên ốm đau. Duy trì thái độ lạc quan và cười nhiều hơn là cách tốt để sống lâu hơn.
99 tuổi vẫn bơi "sương sương" 15km không cần nghỉ, bác sĩ chia sẻ 3 bí quyết sống lâu tránh xa bệnh tật Ông Liu Junqian là người cao tuổi nhất bơi qua hồ Nhật Nguyệt (Trung Quốc) ở tuổi 99, đến giờ khi đã 109 tuổi, đầu óc vẫn rất minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh. Trước khi nghỉ hưu, Liu Junqian là bác sĩ tai mũi họng tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Quảng Châu (Trung Quốc), và là người thành lập nên...