Quảng Bình: Thêm một người tử vong do bị sốt xuất huyết
Ngày 10/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm một bệnh nhân ở huyện Minh Hóa tử vong do sốt xuất huyết.
Như vậy, trong vòng chưa đầy một tháng, Quảng Bình có 2 trường hợp chết do sốt xuất huyết và đều từ cơ sở điều trị tuyến dưới chuyển lên tuyến trên khi bệnh quá nặng không còn cơ hội cứu chữa.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình giám sát việc điều trị sốt xuất huyết cho bệnh nhân ở một cơ sở y tế trong tỉnh (Ảnh: NH)
Theo cơ quan y tế, huyện miền núi Minh Hóa trong năm nay ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2023 và đã có một ca tử vong là ông Đ.M.T. (sinh năm 1960), ở thị trấn Quy Đạt.
Video đang HOT
Sau khi được test nhanh dương tính với sốt xuất huyết, ngày 7/9, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực-chống độc Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới và chẩn đoán shock nhiễm khuẩn- viêm phổi- viêm cơ tim/shock sốt xuất huyết Dengue ngày thứ 4.
Sáng 8/9, bệnh nhân hôn mê nên gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà và bệnh nhân đã tử vong.
Qua điều tra dịch tễ cho thấy, chung quanh nơi sinh sống và trong gia đình của bệnh nhân có bốn trường hợp sốt, trong đó hai trường hợp điều trị tại phòng khám tư với chẩn đoán theo dõi sốt siêu vi, còn hai trường hợp nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa với test nhanh dương tính sốt xuất huyết.
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình Đỗ Quốc Tiệp, dịch sốt xuất huyết trong 8 tháng năm 2024 ở địa phương tăng so với cùng kỳ năm 2023 và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đều đã ghi nhận ca mắc. Trong vòng chưa đầy một tháng, Quảng Bình đã ghi nhận hai người chết do sốt xuất huyết.
Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp cho biết, cùng với thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, như: điều tra, giám sát, phun hóa chất diệt muỗi chủ động phòng, chống sốt xuất huyết tại cộng đồng, các cơ sở y tế cần tăng cường công tác tập huấn về chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết để sẵn sàng tổ chức thu dung, điều trị người bệnh an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng dẫn đến tử vong do dịch sốt xuất huyết.
Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng nhanh
Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại TP. Hải Phòng đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc mới tiếp tục tăng nhanh trong 4 tuần gần đây.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính từ ngày 24/6/2024 đến ngày 30/6/2024 (tuần 26), TP. Hải Phòng ghi nhận 794 ca mắc SXHD giảm 18 ca so với tuần trước. Tích lũy từ đầu năm hết hết tuần 26, Hải Phòng ghi nhận 2.811 trường hợp mắc, không ghi nhận ca tử vong, so với cùng kỳ năm 2023 (98 trường hợp mắc/0 tử vong) số ca mắc tăng 28,6 lần, dịch bệnh SXHD.
Sở Y tế TP. Hải Phòng ghi nhận tuần 26/2024 phát sinh 110 ổ dịch SXHD mới. Tích lũy từ đầu năm đến nay, Hải Phòng ghi nhận 730 ổ dịch, trong đó số ổ dịch đang hoạt động là 252, số ổ dịch đã dừng hoạt động là 478, số ổ dịch đang hoạt động có ghi nhận bệnh nhân thứ phát là 61. Các quận, huyện có số ổ dịch đang hoạt động cao là: quận Hải An (110 ổ); quận Lê Chân (39 ổ); huyện Vĩnh Bảo (19 ổ); quận Hồng Bàng (17 ổ); huyện An Dương (19 ổ).
Tính đến ngày 2/7/2024, tổng số ca mắc trên địa bàn thành phố là 3.055 ca, đã có 14/15 quận, huyện có ca mắc SXHD. Một số quận, huyện có số ca mắc cao như: Lê Chân (1.850 ca), Hải An (448 ca), Ngô Quyền (263 ca), An Dương (113 ca).
Phun thuốc giệt muỗi.
Nhằm tăng cường và chủ động trong công tác phòng, chống SXHD, giảm thiểu nguy cơ bùng phát và biến chứng nặng dẫn đến tử vong Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận, huyện tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh nhân trên địa bàn để sớm phát hiện ca mắc mới, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014, không để ổ dịch kéo dài.
Đồng thời, Sở Y tế đã yêu cầu Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các ban, ngành, cơ quan trên địa bàn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXHD, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, thu gom phế thải, vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại các địa bàn có dịch ít nhất 1 lần/tuần.
Cùng với đó, triển khai truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau một cách thường xuyên và liên tục để nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống bệnh SXHD. Tiếp đến, rà soát hóa chất, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng chống dịch và căn cứ thực tế dự trù nhu cầu kinh phí trình UBND quận, huyện bố trí nguồn kinh phí.
Theo Sở Y tế, nguyên nhân dịch SXHD bùng phát và lây lan là do thời tiết nóng ẩm thất thường vừa qua, kết hợp nhiều khu dân cư công tác vệ sinh môi trường còn kém, cống rãnh hở... đã tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng, muỗi phát triển.
Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Con số này giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2023 và không có trường hợp tử vong. Theo đó, toàn tỉnh có 20 ổ dịch nhỏ tại 6/15 huyện. Trong...