Không chủ quan với ổ dịch sốt xuất huyết tại thị xã Kỳ Anh
Đã gần 6 ngày không phát hiện ca bệnh mới nhưng ổ dịch sốt xuất huyết ở thôn 2 Hải Phong (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên không thể chủ quan, lơ là.
Khởi phát ca bệnh từ ngày 21/7 đến nay, ổ dịch sốt xuất huyết ở thôn 2 Hải Phong xã Kỳ Lợi đã ghi nhận 35 trường hợp mắc. Dù Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở nhanh chóng vào cuộc khoanh vùng, dập dịch song đến nay tình hình dịch vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do người dân vẫn chủ quan, ý thức vệ sinh môi trường còn hạn chế.
Cán bộ Trạm Y tế xã Kỳ Lợi thăm hỏi sức khỏe bà Chu Thị Chuộng sau khi điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Sau 10 ngày điều trị tích cực tại Trạm Y tế xã, đến nay, sức khỏe của bà Chu Thị Chuộng (thôn 2 Hải Phong, xã Kỳ Lợi) đã ổn định và được trở về nhà. Bà Chuộng cho biết: “Tôi là người đầu tiên trong nhà bị sốt xuất huyết, sau đó liên tiếp 3 người là con cháu đều bị lây bệnh. Quanh khu vực gia đình tôi sống có ao tù, nước đọng nên muỗi nhiều. Tuy vậy, chúng tôi cũng chủ quan không mắc màn khi ngủ nên mới dẫn đến tình trạng lây nhiễm bệnh”.
Thôn 2 Hải Phong có 400 hộ với hơn 1.500 nhân khẩu, mật độ dân cư đông, môi trường sống ẩm thấp, các phế thải, dụng cụ chứa nước trong hộ dân vẫn còn nhiều… Những yếu tố này là điều kiện hình thành ổ dịch ở thôn này và nguy cơ lây lan sang thôn 1 Hải Phong rất cao.
Video đang HOT
Thôn 1 và thôn 2 Hải Phong có mật độ dân cư đông đúc.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong nhiều ngày qua, ngành Y tế thị xã Kỳ Anh đã phối hợp với địa phương ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước, thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh…
Ngành chức năng cũng tiến hành phun hóa chất diệt muỗi cho các hộ dân ở thôn 2 và thôn 1 Hải Phong. Đội ngũ cán bộ y tế cũng đã kịp thời đưa các trường hợp mắc sốt xuất huyết đến cơ sở y tế điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Tiến Sơn – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kỳ Lợi thông tin: “Trong số 35 ca mắc sốt xuất huyết, trạm đã trực tiếp điều trị cho 28 người, số bệnh nhân còn lại được chuyển lên tuyến trên. Từ ca bệnh cuối cùng được phát hiện vào ngày 9/8, tính đến nay đã gần 6 ngày không phát hiện ca mắc mới. Tuy nhiên, thôn 1 và thôn 2 Hải Phong đông dân cư, môi trường sống khá ẩm thấp, nhiều công nhân làm cho các dự án trên địa bàn nên nguy cơ bùng phát dịch diện rộng rất dễ xảy ra. Vì vậy, chúng tôi luôn tập trung tinh thần ứng phó tốt nhất, tuyệt đối không chủ quan, lơ là”.
Dân cư đông đúc, môi trường ẩm thấp… là điều kiện thuận lợi để dịch sốt xuất huyết hoành hành tại thôn 2 Hải Phong.
Ngành Y tế TX Kỳ Anh đang tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương tích cực tổ chức tuyên truyền cho người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh, mạng xã hội… về các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho người thân và cộng đồng, không để bệnh hình thành và bùng phát thành ổ dịch mới.
Bác sỹ Võ Văn Phong- Giám đốc Trung tâm Y tế TX Kỳ Anh cho biết: “Thôn 1 và thôn 2 Hải Phong có hơn 800 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu, ngoài ra còn có hơn 500 lao động ngoại tỉnh tạm trú, nếu không khoanh vùng, kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn tới tình trạng bùng phát dịch sốt xuất huyết với tốc độ lây lan nhanh hơn so với các địa bàn khác.
Thêm vào đó, thời tiết diễn biến thất thường như hiện nay sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Do vậy, TX Kỳ Anh tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền, dọn vệ sinh, phun hóa chất diệt muỗi để đảm bảo không phát sinh thêm ổ dịch mới tại đây. Bà con nhân dân cũng cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống sốt xuất huyết…”.
Ngành Y tế khuyến cáo, hiện nay, biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Vì vậy, người dân cần chủ động đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật liệu phế thải như: chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe, vỏ xe cũ, hốc tre… để không cho muỗi đẻ trứng.
Tham gia tích cực các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch, các chiến dịch ra quân diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường tại khu dân cư do ngành y tế và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội phát động.
Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng nhanh
Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại TP. Hải Phòng đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc mới tiếp tục tăng nhanh trong 4 tuần gần đây.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính từ ngày 24/6/2024 đến ngày 30/6/2024 (tuần 26), TP. Hải Phòng ghi nhận 794 ca mắc SXHD giảm 18 ca so với tuần trước. Tích lũy từ đầu năm hết hết tuần 26, Hải Phòng ghi nhận 2.811 trường hợp mắc, không ghi nhận ca tử vong, so với cùng kỳ năm 2023 (98 trường hợp mắc/0 tử vong) số ca mắc tăng 28,6 lần, dịch bệnh SXHD.
Sở Y tế TP. Hải Phòng ghi nhận tuần 26/2024 phát sinh 110 ổ dịch SXHD mới. Tích lũy từ đầu năm đến nay, Hải Phòng ghi nhận 730 ổ dịch, trong đó số ổ dịch đang hoạt động là 252, số ổ dịch đã dừng hoạt động là 478, số ổ dịch đang hoạt động có ghi nhận bệnh nhân thứ phát là 61. Các quận, huyện có số ổ dịch đang hoạt động cao là: quận Hải An (110 ổ); quận Lê Chân (39 ổ); huyện Vĩnh Bảo (19 ổ); quận Hồng Bàng (17 ổ); huyện An Dương (19 ổ).
Tính đến ngày 2/7/2024, tổng số ca mắc trên địa bàn thành phố là 3.055 ca, đã có 14/15 quận, huyện có ca mắc SXHD. Một số quận, huyện có số ca mắc cao như: Lê Chân (1.850 ca), Hải An (448 ca), Ngô Quyền (263 ca), An Dương (113 ca).
Phun thuốc giệt muỗi.
Nhằm tăng cường và chủ động trong công tác phòng, chống SXHD, giảm thiểu nguy cơ bùng phát và biến chứng nặng dẫn đến tử vong Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận, huyện tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh nhân trên địa bàn để sớm phát hiện ca mắc mới, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014, không để ổ dịch kéo dài.
Đồng thời, Sở Y tế đã yêu cầu Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các ban, ngành, cơ quan trên địa bàn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXHD, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, thu gom phế thải, vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại các địa bàn có dịch ít nhất 1 lần/tuần.
Cùng với đó, triển khai truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau một cách thường xuyên và liên tục để nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống bệnh SXHD. Tiếp đến, rà soát hóa chất, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng chống dịch và căn cứ thực tế dự trù nhu cầu kinh phí trình UBND quận, huyện bố trí nguồn kinh phí.
Theo Sở Y tế, nguyên nhân dịch SXHD bùng phát và lây lan là do thời tiết nóng ẩm thất thường vừa qua, kết hợp nhiều khu dân cư công tác vệ sinh môi trường còn kém, cống rãnh hở... đã tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng, muỗi phát triển.
Số ca sốt xuất huyết tăng vọt tại nhiều địa phương Tuần qua nhiều địa phương ghi nhận số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, nhiều địa phương ráo riết vào cuộc để dập dịch. Ảnh minh họa Nhiều địa phương ghi nhận số ca mắc tăng vọt Thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, tuần qua địa phương này...