Quán lẩu lý tưởng để tụ tập cuối năm
Không gian rộng, có thể chứa vài trăm người, quán lại có nhiều món lẩu như gà ác, bắp bò muối chua hay sườn sụn đều kết hợp với nấm rất ngon mà lạ miệng.
Dù bận rộn nhưng giáp Tết lại là thời điểm mà các cơ quan đoàn thể, dân văn phòng hay thanh niên… rất có nhu cầu tụ tập ăn uống. Thế nên “quán nhậu lý tưởng”, “tiệm lẩu ngon”… luôn trở thành từ khóa hot được kiếm tìm nhiều nhất. Các nhà hàng rộng rãi, lịch sự không thiếu song tìm được một tiệm phục vụ nhiều món ngon, mới lạ, không gian thoải mái và giá cả vừa tầm như quán Nấm Việt 76 “mới tinh” ở phố Lò Đúc thì không nhiều.
Nhắc đến cái tên này kèm cụm từ “mới tinh”, có lẽ một số bạn trẻ sẽ phản đổi. Bởi thực chất đây là quán chuyên nấm rất hot trên công đồng mạng, đã mở vài năm, có 3 cửa hàng khác nhau nhưng điểm nào cũng nhỏ xinh, rộng nhất chỉ có tiệm ở Lê Ngọc Hân song vẫn khó phục vụ được những nhóm khách đông.
Tuy nhiên, Nấm Việt 76 vừa mở một tiệm lớn trên phố Lò Đúc đoạn giao với ngã tư Trần Khát Chân, có giá cả thực đơn tương tự, phong cách cũng vẫn giản dị, ấm áp nhưng sức chứa có thể lên đến vài trăm người.
Quán Nấm 76 ở Lò Đúc có sức chứa vài trăm khách, rất thích hợp để tổ chức bữa tiệc Tất niên.
Đến đây, các nhóm khách nên gọi lẩu gà ác hay lẩu bắp bò muối chua – những thực đơn mới nhưng rất ngon của quán. Gà ác nhỏ như con chim bồ câu nhưng nuôi rất cầu kỳ khi phải cho ăn thuốc bắc mỗi ngày, thịt không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng vô cùng. Hay bắp bò muối chua, món tưởng như chỉ ăn nhanh khi nhậu, vậy mà khi sáng tạo thành lẩu thì trở nên ngon lạ, khách lai rai hoài không chán. Bắp bò chua chua, giòn sần sật chần ngấm vị nước lẩu thơm mùi nấm, càng ăn càng vào.
Hai món lẩu trên có giá khoảng 350.000 – 400.000 đồng. Nếu muốn kinh tế và “quần chúng”, bạn có thể chọn lẩu sườn sụn hoặc lẩu gà ta, vẫn rất ngon song có vẻ đầy đặn hơn. Tất cả thực đơn lẩu của quán, ngoài món chính bao giờ cũng đầy đủ rau ăn kèm đúng điệu, đĩa nấm to phong phú, được cô chủ cam kết “hàng Việt xịn không phải đồ Trung Quốc”. Ngoài ra, nước lẩu ở đây chế biến khéo, không chỉ có vị đặc trưng mà luôn thơm và ngọt thanh hương nấm, ăn rất dễ chịu.
Lẩu bắp bò muối chua.
Lẩu gà ác.
Video đang HOT
Lẩu sườn sụn.
Lầu gà ta.
Điểm cộng nữa là quán có rất nhiều món nấm lạ miệng để khách khai vị. Xôi nấm. cháo nấm đã làm nên thương hiệu là hai món đáng ăn thử. Phở cuốn nấm bò, chả lả lốt nướng nấm, sa lát nấm hay xiên thịt nấm nướng cũng thích hợp để khách nhâm nhi khi chờ lẩu. Hơn nữa, các món này khách sẽ được tặng trực tiếp khi có hóa đơn từ 300.000 đồng.
Các món tráng miệng nơi này cũng phong phú, có đủ caramen, bánh trôi tàu, chè ngô… chắc chắn sẽ được lòng các chị em công sở. Quán còn có một tủ bánh rất dễ thương với những hộp cupcake mini sẽ khiến nhiều bạn gái thích mê. Tuy nhiên, đó là loại bánh handmade chỉ giao cho khách đã đặt trước chứ không bán sẵn. Đây là nghề tay trái khá thú vị của quán, được đông khách trẻ hưởng ứng.
Ngoài ra, mọi người rất khoái phong cách “chất chơi” ở đây, quán luôn chuẩn bị một kệ đầy cốc sứ xinh xắn, tặng cho bất kì khách nào đến ăn và check-in Facebook tại Nấm Việt 76 – một cách câu “like” hiệu quả và… tốn kém!
Xôi nấm.
Xiên thịt nấm nướng được tặng trực tiếp khi ăn từ 300.000 đồng.
Các món tráng miệng.
Bánh cupcake mini dễ thương của quán.
Cốc quán tặng khách khi check in FB tại Nấm Việt 76.
Địa chỉ: 195 Lò Đúc, 1B Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo PNO
Bánh tày nồng ệp cho nỗi nhớ cuối năm
Tay nông êp, đơn gian la mon banh ăn đê nhơ thương, hoai niêm.
Tày nồng ệp bây giờ được làm thành từng chiếc lớn
Ngày tôi 17 tuổi, bạn thường thắc mắc, quái lạ, sao có thứ bánh tên gọi buồn cười thế. Tôi bảo bạn, thay vì băn khoăn, sao không đến nhà một lần, nhìn bà nội làm bánh và... xin một ít về ăn cho sướng miệng.
Một ngày trơi ret buôt, ra rich nhưng cơn mưa, bạn đến thăm nhà thật. Ba nôi khoác thêm áo ấm, chiều lòng bọn trẻ, vào bếp làm tày nồng ệp.
Bôt nêp đa rây. Đương phên, lac, vưng luc nao cung săn. La chuôi chi cân căt ngoai vươn. Các cháu mỗi đứa một tay, đưa cao gưng, đưa rang lac, đưa bao đương, đưa chuân bi săn sang khuôn banh, tât ca chi đơi ba nôi lam bêp trương...
Gừng giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, nấu cùng với đường phên. Nhào bột cùng nước đường cho đến khi sánh mịn. Cho thêm lạc rang vào, nhào kỹ thêm lần nữa. Rải một lớp lá chuối xuống khuôn, đổ bột vào từng khuôn, phủ thêm một lớp lá chuối nữa rồi đưa khuôn vào nồi hấp cách thủy. Xiên đầu đũa vào bánh, thấy đũa không dính bột nữa là bánh chín.
Bánh vừa nhấc ra khỏi nồi, khói, hơi nước bay nghi ngút. Trong hơi nóng bỏng tay, thấy thoang thoảng mùi đường phên và gừng thơm ngát.
Tày nồng ệp ăn ngon nhất khi làm sau đó một ngày. Bánh nguội, ráo nước, cắt được từng miếng vuông vắn, ăn mềm, dẻo, cầm miếng bánh thật lạnh nhưng ăn vào thấy người ấm sực vì có gừng cay.
Thế nhưng bọn trẻ nào có đợi được đến khi bánh nguội. Bà nội làm 5 cái bánh thì có đến quá 3 chiếc bị mang ra... ăn thử khi vừa chín tới. Bột còn dính ở lá chuối, tay bóc bánh nhanh cũng lem nhem bột nếp. Bánh không cắt được mà phải dùng thìa xúc, bọn trẻ vừa ăn vừa thổi.
Khách mua tày nồng ệp, chủ quán sẽ cắt ra từng miếng nhỏ, bán theo kí cho khách
Thật may mắn, tày nồng ệp vẫn còn trên nhiều con đường ở Quảng Ninh những ngày đông lạnh
Ngày 17 tuổi, tôi không biết rằng miếng bánh dẻo quánh ấy đã níu chân những đứa cháu ở bên bà nội lâu hơn, giữ lại thật lâu khoảnh khắc ấm áp của gia đình dù đang là mùa đông lạnh giá.
Bạn lớn lên, đi xa. Tôi lớn lên, đi xa. Các cháu trong nhà lần lượt đi xa khoảng trời nhỏ có vườn chuối và gian bếp luôn có khói trắng bay. Bà nội giữ lửa cho căn bếp của chúng tôi đến năm tôi vừa chạm tuổi 18 thì đi xa mãi, không trở lại.
Mua đông vẫn đi rồi về, ngạc nhiên là sự trở lại năm nào cung như nhưng thươc phim quay châm, trước mắt tôi là đường phên, gạo nếp, gừng tươi và ngào ngạt mùi bánh chín.
Bà nội bảo tày nồng ệp là thứ bánh cổ truyền của người Hoa, cùng cháo trắng ăn với củ cải mặn, tàu xì (một loại đồ ăn nấu từ hạt đậu tương và muối), bánh bao chay, bánh tày nồng ệp còn ở lại với người dân quê tôi khi người Hoa rút về quê hương họ.
Tày nồng ệp thường chỉ làm vào ngày lạnh, càng lạnh người ta càng dễ thưởng thức vị ngọt, cay đậm đà.
Những năm tháng nghèo khó, dịp lễ, tết quê tôi, nhà nào cũng làm thật nhiều tày nồng ệp, treo lên những sợi dây trong gian bếp, ăn đến đâu, hạ xuống, bóc lá chuối đến đó. Đổi vị có thể cắt bánh ra, đem chiên vàng trong chảo mỡ. Khách đến chơi nhà, mang ra một đĩa tày nồng ệp, rót ra chén nước chè tươi, thế là thật sang.
Cuối năm rồi. Trời cũng lạnh lắm rồi. Một con đường nào đó tôi ngang qua đã thấy những chiếc mâm lớn chiên tày nồng ệp. Thật may mắn, tày nồng ệp vẫn còn trong gian bếp nhiều nhà, để sưởi ấm những cô bé, cậu bé, và chúng tôi, những đứa trẻ không còn ít tuổi...
Theo TNO
Kichi Kichi - Sum họp cuối năm. Tận hưởng không khí Giáng sinh sum họp cùng gia đình - bè bạn tại Kichi Kichi cùng cơ hội được nhận một ly sứ cao cấp với hình chú bò Kichi-Kichi ngộ nghĩnh. Lẩu có lẽ được coi là món ăn phù hợp với tất cả mọi người, từ người già cho tới trẻ nhỏ, từ phụ nữ cho tới nam giới,...