Quan hệ tình dục nhiều hơn 5 lần/ tuần có thể gây hại cho cổ tử cung
Tần suất quan hệ tình dục quá nhiều lần trong tuần có thể gây tổn thương đặc biệt tới sức khỏe cổ tử cung của phái nữ. Dưới đây là 3 dấu hiệu nhận biết vùng dưới của phái nữ đang gặp vấn đề nghiêm trọng
Chuyện quan hệ tình dục ở những cặp vợ chồng nếu biết giữ tần suất vừa phải, chừng mực thì chắc chắn cả hai sẽ hòa hợp về cả mặt thể chất lẫn cảm xúc. Thế nhưng, nếu thời gian “yêu” lại nhiều hơn 5 lần mỗi tuần, thậm chí còn liên tiếp có những tư thế mạnh bạo khi làm chuyện ấy thì nữ giới chính là người phải chịu tổn thương không hề nhỏ.
Đặc biệt, khi vùng dưới của nữ giới xuất hiện 3 vấn đề sau đây thì khả năng cao là cổ tử cung đã bị tổn thương và nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa là rất cao.
1. Tăng tiết dịch âm đạo
Việc giao hợp quá lâu trong thời gian dài cũng dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phái nữ, nhất là tử cung còn dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng rong huyết bất thường. Nước tiểu bình thường có màu trong suốt giống như lòng trắng trứng, nếu tiết ra lại có phần bị vón lại như bã đậu phụ thì đó là dịch tiết âm đạo cảnh báo nguy cơ tử cung bị tổn thương. Với tần suất quan hệ quá nhiều, niêm mạc cổ tử cung bị tổn thương sẽ làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong.
2. Chảy máu âm đạo bất thường
Nữ giới thường phải trải qua kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 5 – 6 ngày mỗi tháng, nhưng nếu chưa đến kỳ kinh mà lại thấy vùng âm đạo ra máu hoặc lẫn một ít máu sau khi đi vệ sinh thì đó là biểu hiện cảnh báo nguy cơ mắc virus HPV hoặc ung thư cổ tử cung rất cao.
Nhiều cô nàng vì chiều đối tác mà quan hệ nhiều lần trong tuần thường dễ gây tổn thương cổ tử cung và dẫn đến trường hợp ra máu sau khi quan hệ. Để đối phó với nguy cơ cổ tử cung bị tổn thương, luôn chảy máu khi giao hợp, cần thăm khám kịp thời để xác định nguyên nhân và ngăn chặn sự phát triển tiếp tục của một số bệnh.
Video đang HOT
3. Mùi hôi ở vùng kín
Đời sống quan hệ quá thường xuyên cũng có thể khiến sức khỏe của nữ giới gặp nguy hiểm. Nhiều chị em không chú ý việc vệ sinh sau khi quan hệ nên dễ để lại mùi hôi vùng kín, dẫn đến những tổn thương ở cổ tử cung. Trong trường hợp mô nhiễm khuẩn bị viêm và hoại tử tại chỗ, ngoài dịch tiết ra còn có cả mùi tanh.
Khi thấy mùi hôi khó chịu ở vùng kín xuất hiện, phái nữ cần có biện pháp đối phó với các bệnh lý về cổ tử cung để đưa cơ thể trở lại trạng thái khỏe mạnh, tránh nguy cơ viêm nhiễm.
Phụ nữ từ 30-45 tuổi nên tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Trần Thị Huyền, Phó trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, để giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh này.
Phẫu thuật cắt u tử cung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Nguyên nhân nào gây ung thư cổ tử cung, thưa bác sĩ?
Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng. Lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển bất thường, vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV. Vi rút này lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type, nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này, trong đó chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất. Virus HPV cần một thời gian tương đối trước khi có thể gây chuyển biến tiền ung thư và ung thư trên tế bào cổ tử cung.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung tại Phòng tiêm Safpo của CDC Quảng Ninh. Ảnh: CDC Quảng Ninh
Các chất độc hại trong khói thuốc cũng dẫn đến phá hủy các tế bào bình thường và đẩy nhanh quá trình phát triển của tế bào ác tính.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung còn do sự ức chế miễn dịch, có thể là thuốc hay các bệnh ảnh gây suy giảm miễn dịch ở người, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung như: Quan hệ tình dục sớm, sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết; phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Béo phì, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, tình trạng viêm cổ tử cung mạn tính, thói quen vệ sinh cá nhân kém... cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung.
- Bác sĩ cho biết, ung thư cổ tử cung có những triệu chứng gì để nhận biết sớm?
Khi chị em mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có triệu chứng đặc hiệu về bệnh.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Lúc bấy giờ, người bệnh có triệu chứng: Đau vùng chậu với những cơn đau bất thường hoặc khi giao hợp; dịch âm đạo có màu bất thường (bỗng dưng có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn màu hồng của máu và gây ra mùi khó chịu); ra máu âm đạo bất thường; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục.
Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung còn có triệu chứng: Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu; đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng; kinh nguyệt kéo dài, không đều; thiếu máu dẫn đến mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.
Khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Bệnh hiện nay điều trị ra sao, thưa bác sĩ?
Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, những căn bệnh ung thư nói chung cũng như ung thư cổ tử cung nói riêng đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tất cả các bệnh thuộc nhóm ung bướu này có chung một đặc điểm, đó là càng để lâu thì khả năng chữa khỏi càng ít. Bởi vậy, chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ từ 30-45 tuổi nên tầm soát sớm ung thư cổ tử cung tại các bệnh viện có chuyên khoa ung bướu, chuyên khoa sản.
Chị em nên quan tâm đến những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình, thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ. Thực tế tại các bệnh viện hiện nay đa phần phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm là do bệnh nhân đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ.
Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh chính là cho bé gái tiêm vắc xin HPV phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Độ tuổi tiêm theo khuyến cáo của các chuyên gia là 9-26 tuổi.
Hiện nay, bệnh ung thư cổ tử cung đang được điều trị theo các phương pháp, như: Phẫu triệt căn, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường có thể là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt tử cung toàn bộ, cắt tử cung triệt căn, vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở.
- Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Tiin: Bạn gái bị xuất huyết âm đạo nhiều ngày sau khi làm 'chuyện ấy', nguyên nhân từ đâu? Xuất huyết âm đạo để lâu không có lợi cho sức khỏe của bạn gái. Câu hỏi: Thưa bác sĩ, hiện tại bạn gái em đang bị ra máu âm đạo 4 ngày nay rồi, tụi em chưa biết lý do vì sao, trước đó tụi em có quan hệ nhưng có dùng bao cao su bảo vệ. Bác sĩ cho hỏi nguyên...