Quán gỏi cá gia truyền 3 đời, chỉ bán 40 đĩa mỗi ngày ở Sài Gòn
Món ăn được làm từ cá bớp, hành tây, hành lá và các loại gia vị như ớt, ngò, gừng, chanh… Sau khi làm chín cá bằng nước cốt chanh, người ta trộn thêm dầu mè để tạo mùi thơm, hay gừng xắt sợi nhỏ để tăng hương vị.
Quán nằm trong lòng ngôi biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp được xây dựng cách nay hơn 60 năm ở quận 3, TP.HCM. Suốt hơn 30 năm nay, quán ăn nằm trong hẻm nhỏ trên đường Vườn Chuối lúc nào cũng hút khách bởi món gỏi cá ngon trứ danh, đã lưu truyền công thức qua 3 thế hệ.
Nếu như ở các quán khác thường sử dụng các loại cá như cá mai, cá trích, cá đục… làm gỏi cá nhưng ở đây quán ăn đã sử dụng cá bớp. Điểm đặc biệt của cá này là thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn. Loại cá này có thân hình trụ tròn với đầu ngắn, da nâu, mắt nhỏ, thịt cá trắng mềm nhưng dai chứ không hề bở.
Không giống như các loại cá biển khác, cá bớp không chỉ ngon mà còn được đánh giá là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao, rất lành tính, ai cũng có thể thưởng thức được. Cá bớp là nguồn hải sản giàu protein, ít cholesteron và đặc biệt cung cấp Omega 3, iot, canxi rất tốt cho sức khỏe.
Món gỏi cá bớp không dành cho những người không ăn được hành. Ảnh: Khám phá
Chủ quán, cũng là người đứng bếp chế biến món gỏi cá hiện nay, kể, hơn 30 năm trước, khi sơ chế cá bớp, bác của chị vô tình làm dây nước cốt chanh lên miếng cá. Khi phát hiện điều này, bác định rửa cá qua nước lạnh, nhưng lại quyết định ăn thử và nhận ra miếng cá không tanh hay có mùi, mà tươi ngọt, săn chắc. Từ đó mà món gỏi cá bớp ra đời và ngày càng được nhiều thực khách ưa thích.
Video đang HOT
Theo chủ quán, cá được dùng để làm gỏi là cá bớp tươi, mỗi lát cá có độ dày từ 2-2,5 cm, chiều rộng từ 5-7 cm. Cá được trộn với nước cốt chanh tươi theo tỷ lệ 2:1 (3 kg cá: 1,5 kg chanh). Sau khi trộn, chủ quán đặt gỏi cá ở nhiệt độ phòng khoảng 2 tiếng cho cá chín tái, sau đó, lần lượt cho dầu mè, gừng, củ riềng vào và tiếp tục đặt ở nhiệt độ thường. Và chỉ có khoảng 10 tiếng để bán những đĩa gỏi cá này, lâu hơn thịt cá bở không ngon. Đó là lý do quán chỉ có 40 đĩa/ngày phục vụ khách. Và những khách nào không kịp ăn, sẽ đành phải chờ đến ngày hôm sau.
Nguyên liệu được chọn dùng ăn kèm cá bớp là hành lá xắt khúc và hành tây xắt nhuyễn. Một đĩa gỏi cá có giá 130.000 đồng. Nước chấm làm từ hoa cải có vị cay nồng, khắc phục vị tanh cũng như tăng hương thơm cho món cá. Những ngày không có cá bớp, quán chế biến món ăn với cá chẽm. Tuy nhiên, nhiều thực khách cho rằng thịt cá chẽm không săn chắc, ngọt như cá bớp.
Nhiều người đến quán ngoài được ăn món gỏi cá bớp ngon trứ danh thì cũng thích được tận hưởng không gian mang chút âm hưởng của Sài Gòn xưa với một mâm cơm ấm cúng. Ngoài gỏi cá bớp, quán cũng có những món ăn như lưỡi heo sốt pate, gà nướng chao đỏ, tôm Thái Lan. Quán mở bán từ 11-22h hàng ngày.
Phở cá - món ăn sáng lạ miệng ở Sài Gòn
Bát phở nghi ngút khói, thay cho những lát thịt bò, thịt gà thân thuộc là những lát thịt cá trắng tinh, mang đến cho thực khách hương vị thơm ngon độc đáo khi thưởng thức.
Không lừng danh như phở bò hay phở gà, tuy nhiên, phở cá vẫn lôi cuốn được người ăn bởi hương vị thơm ngon riêng biệt của mình. Được biến tấu từ món phở truyền thống, phở cá là sự kết hợp giữa bánh phở, cá tươi cùng nước dùng có vị ngọt thanh và không có vị béo.
Được biến tấu từ món phở truyền thống của người Việt, phở cá thu hút người ăn bởi hương vị thơm ngon rất riêng của mình.
Thành phần chính làm nên món ăn là cá, có rất nhiều loại cá cho bạn chọn lựa khi ăn món này như cá dầm, cá bớp, cá thu, cá cờ, cá lóc... mỗi loại cá đem đến cho bạn một sự cảm nhận khác nhau khi thưởng thức. Món phở cá được chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự kĩ càng của người bán.
Cá để nấu phở nhất định phải là cá còn sống, làm sạch cá rồi đem nấu, khi cá chín thì vớt ra, lóc hết thịt, cho xương cá vào lại nồi nước luộc ninh tiếp đế lấy nước dùng. Phần thịt cá chín được lọc bỏ hết da, thái thành từng miếng vừa ăn, xào xơ qua với dầu và một ít gia vị để thịt cá săn lại và thơm ngon.
Có nhiều loại cá để nấu phở như: cá thu, cá dầm, cá bớp, cá lóc, cá cờ...
Nước dùng là thành phần quyết định sự thơm ngon của món ăn, được nấu từ xương cá nên nước dùng trong, không có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là có vị ngọt tự nhiên của cá tươi và không có vị tanh. Cho một ít bánh phở vào bát, bên trên là một vài lát cá, chan nước dùng, thêm một ít hành lá và thưởng thức.
Không phải là loại bánh phở vuông, phở cá sử dụng loại bánh phở mỏng và dẹt.
Ăn phở cá không thể thiếu đĩa rau sống tươi ngon, các loại rau như xà lách, tía tô, húng quế, bắp cải, bắp chuối... toàn bộ được thái nhuyễn, ngay cạnh đó là chén nước chấm mắm ớt cay làm tăng thêm gia vị cho món ăn. Bát phở cá nóng hổi cùng hương thơm nhẹ dịu kích thích vị giác của thực khách.
ngay cạnh đĩa rau sống thái nhuyễn là các loại rau thân thuộc khi ăn phở như húng quế, húng thơm, ngò tau...
Húp một thìa nước dùng, cảm nhận cái vị ngọt thanh nhẹ đang lan dần trong miệng, gắp miếng thịt cá chấm vào chén nước mắm rồi cho vào miệng, thịt cá mềm, béo và có vị ngọt riêng cùng với lát ớt cay xé lưỡi làm thực khách phải xuýt xoa khi thưởng thức.
Địa chỉ: Quán Đất Phan - 10B Bùi Đình Túy, phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 13h30 và từ 15h30 đến 22h. Mỗi bát phở cá có giá 28.000 đồng.
Theo Internet
Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân Người Sài Gòn ngoài ăn sáng cũng hay ăn vặt. Ăn vặt Sài Gòn có rất nhiều món mà lâu không ăn sẽ "phát điên" vì nhớ. Với tình trạng tiếp tục cách ly thì tín đồ của phá lấu, bột chiên, gỏi khô bò, bánh bèo Huế, chè tiếp tục ở nhà thèm quay quắt. Phá lấu lòng bò, món ăn vặt...