“Quái vật” Delta càn quét, người chết vì Covid-19 cao chưa từng có ở Nga
Nga ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận kỷ lục số ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ giữa lúc biến thể Delta hoành hành.
Khu vực chôn cất nạn nhân Covid-19 ở Saint Petersburg, Nga (Ảnh: Reuters).
Reuters dẫn thông báo của các nhà chức trách Nga cho biết, nước này ngày 16/7 ghi nhận thêm 799 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ. Đây là số người chết vì Covid-19 trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát ở Nga và là ngày thứ 4 liên tiếp Nga lập kỷ lục này.
Nga cũng ghi nhận thêm 25.704 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua.
Trước đó, ngày 15/7, Nga ghi nhận 791 ca tử vong và 25.293 ca nhiễm mới.
Thủ đô Moscow vẫn là vùng dịch lớn nhất tại Nga. Trong 24 giờ qua, Moscow ghi nhận 105 ca tử vong vì Covid-19 và hơn 5.300 ca nhiễm. Tổng số ca mắc Covid-19 ở Moscow hiện đã vượt 1,4 triệu người.
Tính đến nay, Nga có tổng cộng 146.868 người chết vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm vượt 5,9 triệu người. Với con số này, Nga hiện là nước có nhiều người chết vì Covid-19 nhất ở châu Âu.
Video đang HOT
Từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, Nga đã ghi nhận khoảng 290.000 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19.
Làn sóng Covid-19 mới bùng phát ở Nga từ tháng 6 và nhanh chóng lan rộng do sự xuất hiện của biến chủng Delta – biến chủng của virus SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu ở Ấn Độ được cho là có mức độ lây lan cao hơn 40-60% so với chủng cũ.
Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin cho biết, hiện Delta chiếm khoảng 90% số ca nhiễm mới tại đây.
Ngoài sự xuất hiện của biến chủng Delta, việc tiêm chủng vắc xin chậm chạp cũng là nguyên nhân khiến dịch bùng phát mạnh trở lại ở Nga.
Theo số liệu chính thức, 28,5 triệu công dân Nga đã được tiêm một liều vắc xin Covid-19 và khoảng 19 triệu người đã được tiêm hai liều. Như vậy, chỉ khoảng 13% dân số Nga được tiêm vắc xin, trong khi Nikolai Briko, trưởng nhóm dịch tễ học tại Bộ Y tế Nga, ước tính rằng ít nhất 2/3 dân số cần phải được tiêm phòng để có thể kiểm soát đại dịch.
Hiện Nga có 4 loại vắc xin, trong đó Sputnik V là loại được cung cấp rộng rãi nhất, tiếp đó là Sputnik Light, EpiVacCorona và CoviVac. Vắc xin nước ngoài vẫn chưa được cung cấp ở Nga vì chưa được phê duyệt chính thức, ước tính có thể mất ít nhất một năm trước khi vắc xin ngoại được sử dụng ở Nga.
Ít nhất một nửa số người Nga trưởng thành vẫn từ chối vắc xin do tâm lý e ngại. Nhiều người nói rằng họ muốn biết thêm về kết quả của các cuộc nghiên cứu trước khi quyết định tiêm vắc xin, đồng thời bày tỏ lo ngại về các tác dụng phụ.
Nhằm thúc đẩy tốc độ tiêm chủng, chính quyền nhiều địa phương ở Nga đã áp dụng các chính sách vừa khuyến khích và bắt buộc tiêm chủng vắc xin Covid-19. Trong đó, Moscow yêu cầu người chưa tiêm chủng không được làm việc tại cơ quan, các nhà hàng chỉ phục vụ người đã tiêm chủng hoặc đã có miễn dịch sau khi phục hồi Covid-19.
Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương thuộc Cơ quan giám sát vệ sinh Nga, thành viên Viện hàn lâm Khoa học Nga, Alexander Gorelov, cho rằng đợt dịch mới đang ở giai đoạn ổn định sau khi tăng vọt, giai đoạn này có thể kéo dài hết tháng 7, sang đầu tháng 8.
Nhiều quốc gia công bố giới hạn mới, chiến đấu với biến thể Delta
Trong vài ngày qua, nhiều nơi trên thế giới đã buộc phải áp đặt các giới hạn mới vì biến thể Delta của đại dịch COVID-19, giữa bối cảnh phải đối mặt với nguy cơ tái bùng dịch.
Một khu phố du lịch từng đông đúc nhưng nay vắng vẻ của Sydney, Úc, hôm 26-6 - Ảnh: AFP
Sydney, thành phố lớn nhất của nước Úc, đã bước vào 2 tuần phong tỏa vì đại dịch từ ngày 26-6, trong khi thành phố Saint Petersburg (Nga) ghi nhận số ca tử vong kỷ lục.
Theo Hãng tin AFP, bộ trưởng y tế Anh đã phải từ chức sau thông tin ông đã vi phạm quy định chống dịch đang có hiệu lực.
Dù chương trình tiêm chủng vẫn tiếp tục giảm số ca nhiễm ở nhiều quốc gia, biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ đang làm dấy lên lo ngại rằng đại dịch sẽ còn kéo dài. Biến thể này cho tới nay đã cướp đi sinh mạng của gần 4 triệu người.
Bangladesh đã thông báo sẽ áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 28-6 vì biến thể này. Các văn phòng tại đây đã phải đóng cửa suốt tuần qua và người dân chỉ có thể đi lại vì lý do y tế.
Khu vực cảng vốn đông đúc của Sydney nay gần như không có người sau khi người dân được yêu cầu ở yên tại nhà và chỉ ra đường khi cần thiết để ngăn sự lây lan của biến thể Delta.
Lệnh phong tỏa Sydney đang ảnh hưởng cuộc sống của hơn 5 triệu người tại thành phố này và các khu vực lân cận.
Viện dẫn "nhiều ổ dịch bùng phát" tại Úc, New Zealand tuyên bố tạm hoãn 3 ngày đối với thỏa thuận du lịch không cách ly cùng đất nước láng giềng này.
Biến thể Delta cũng khiến số ca COVID-19 tại Nga tăng cao. Saint Petersburg đã ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào hôm 26-6, với 107 người qua đời.
Trong khi đó, Hãng tin Reuters cho biết Thái Lan ngày 27-6 công bố các giới hạn mới tại thủ đô Bangkok nhằm đối phó với đợt bùng dịch tồi tệ nhất cho tới nay.
Các biện pháp mới sẽ được áp dụng trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày 28-6, bao gồm cấm phục vụ trực tiếp tại các nhà hàng ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận.
Các trung tâm mua sắm ở Bangkok và các tỉnh trên phải đóng cửa lúc 21h mỗi ngày. Tiệc tùng, lễ lạt hay các sự kiện tập trung hơn 20 người khác sẽ bị cấm từ cùng khoảng thời điểm này.
Ngoài ra, toàn bộ các điểm xây dựng tại 6 khu vực này cũng buộc phải ngừng hoạt động. Lệnh mới được đưa ra sau khi nhiều công trường tại Bangkok trở thành các ổ dịch mới.
Khoảng 81.000 lao động đang sống tạm tại khoảng 575 công trường ở Bangkok. Kể từ tháng 5, chính quyền thành phố đã phát hiện 37 ổ dịch từ các địa điểm này.
Thành phố đăng cai Euro 2020 ghi nhận ca Covid-19 kỷ lục Saint Petersburg, thành phố đăng cai giải bóng đá Euro 2020, ghi nhận ca Covid-19 hàng ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Số liệu chính thức cho thấy thành phố Saint Petersburg ở Nga, nơi đã tổ chức 6 trận đấu của Euro 2020 và dự kiến tổ chức trận tứ kết, ghi nhận 107 ca tử vong vì Covid-19...