Nhóm gây quỹ Đan Mạch đề xuất mua lại bang California của Mỹ với giá 1.000 tỷ USD
Mới đây, một nhóm gây quỹ cộng đồng ở Đan Mạch đã đưa ra đề nghị thú vị: nước này nên mua lại bang California của Mỹ với giá 1.000 tỷ USD.
Đề xuất này được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump nhiều lần bày tỏ mong muốn mua Greenland, một vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.
Bãi biển tại bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AA/TTXVN
Theo đài RT (Nga), ông Trump đã nhiều lần nhắc đến ý tưởng mua Greenland, với lý do hòn đảo này có giá trị chiến lược và tiềm năng kinh tế lớn đối với Mỹ. Tuy nhiên, ý tưởng này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cả chính quyền Đan Mạch và Greenland. Dù vậy, ông Trump vẫn khẳng định sẽ sẵn sàng sử dụng cả biện pháp quân sự và kinh tế để giành lấy lãnh thổ này. Thậm chí, vào tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng cho rằng việc mua Greenland là một mục tiêu nghiêm túc và không phải trò đùa.
Trước sự quan tâm không ngừng của Tổng thống Trump đối với Greenland, nhóm gây quỹ có tên “Denmarkification” ở Đan Mạch đã đề xuất một sáng kiến ngược lại: Chính phủ Đan Mạch mua lại bang California. Họ đã đưa ra lời đề nghị với một mức giá lên đến 1.000 tỷ USD và kèm theo một ưu đãi đặc biệt là cung cáp bánh ngọt trọn đời dành cho người dân California.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhóm gây quỹ giải thích rằng ông Trump từng gọi California là bang bị tàn phá nặng nề nhất nước Mỹ, vì vậy họ muốn mua lại bang này.
Video đang HOT
“Những chiếc bánh mì sẽ là cách để làm ngọt thỏa thuận này”, theo truyền thông Đan Mạch.
Mục đích của đề xuất này là gây quỹ cộng đồng và nhóm ước tính mỗi công dân Đan Mạch chỉ cần “bỏ ra một vài ly cà phê” và đóng góp khoảng 200.000 kroner để giúp thực hiện kế hoạch. Họ cũng hy vọng sẽ mang đến California những giá trị văn hóa đặc trưng của Đan Mạch, như phong cách sống “hygge” (thoải mái), làn đường dành cho xe đạp và món bánh sandwich Smrrebrd. Họ cũng đề nghị Tập đoàn đồ chơi LEGO nổi tiếng của Đan Mạch, với kinh nghiệm “ứng phó với những đứa trẻ nóng tính”, đứng ra đàm phán với Mỹ về thương vụ này.
Mặc dù đề nghị này mang tính hài hước, nhưng xuất phát từ phản ứng trước ý tưởng của Tổng thống Trump về Greenland, vốn đã gây tranh cãi lớn.
Phát biểu trước cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) hôm 3/2, Thủ tướng Mette Fredriksen nêu rõ: “Hiện nay Greenland là một phần của Vương quốc Đan Mạch. Đó là một phần lãnh thổ của chúng tôi và không phải để bán”.
Greenland, một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng khi nằm trên tuyến đường ngắn nhất nối liền châu Âu và Bắc Mỹ. Vị trí này được đánh giá có vai trò then chốt đối với hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo của Mỹ, theo đó trở thành ưu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, chỉ có 6% người dân Greenland muốn sát nhập Mỹ, trong khi một cuộc thăm dò khác cho thấy gần một nửa người dân Đan Mạch coi Mỹ là mối đe dọa, hơn 70% phản đối việc bán Greenland.
143 phụ nữ kiện chính phủ Đan Mạch vì bị lén đặt vòng tránh thai
Nhóm phụ nữ gồm 143 người cáo buộc họ bị đặt vòng tránh thai mà không hề hay biết từ năm 1966 - 1970, khi nhiều người trong số đó vẫn còn là trẻ em.
Naja Lyberth - người phụ nữ đầu tiên đứng ra tố cáo việc bị chính phủ Đan Mạch lén đặt vòng tránh thai. Ảnh: Daily Mail
Ngày 4/3, 143 phụ nữ ở Greenland đã khởi kiện chính phủ Đan Mạch và yêu cầu khoản bồi thường tập thể là 43 triệu kroner Đan Mạch (hơn 153 tỷ đồng).
Tại thời điểm bị đặt vòng tránh thai, một số người chỉ mới 12 tuổi. Họ nói rằng họ đã được các bác sĩ Đan Mạch đặt dụng cụ tránh thai trong nỗ lực giảm dân số của Greenland. Có thể đã có đến 4.500 phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng từ năm 1966 đến năm 1970.
Tháng 10/2023, 67 phụ nữ đã đứng ra yêu cầu nhà nước bồi thường nếu không sẽ bị kiện, nhưng chính phủ vẫn không có động thái gì. Kể từ đó, số lượng phụ nữ yêu cầu bồi thường 300.000 kroner Đan Mạch (hơn 1 tỷ đồng) cho mỗi người đã tăng lên hơn gấp đôi.
Naja Lyberth là người phụ nữ đầu tiên đứng ra tố cáo việc bản thân đã bị đặt vòng tránh thai trong một cuộc kiểm tra y tế khi chỉ mới ở độ tuổi thiếu niên. Bà cáo buộc chính quyền đã thực hiện một cuộc triệt sản có tổ chức.
Ngoài ra, bà Lyberth còn cáo buộc chính phủ "câu giờ". Trong số những người phụ nữ khởi kiện, người lớn tuổi nhất đã hơn 80 tuổi nên không thể chờ đợi thêm được nữa.
"Chừng nào còn sống, chúng tôi vẫn còn muốn lấy lại lòng tự trọng cùng sự tôn trọng đối với tử cung và quyền sinh sản của mình. Không có chính phủ nào có quyền quyết định việc sinh nở của chúng tôi", bà Lyberth nói với kênh phát thanh truyền hình Kalaallit Nunaata Radioa (KNR).
Bà Naja Lyberth cho biết, mặc dù bà đã có con ở tuổi 35 nhưng vẫn phải khó khăn mới có thể mang thai được. Nhiều phụ nữ khác trong vụ việc thậm chí còn không thể thụ thai, và có người đến năm 2022 mới phát hiện ra mình bị đặt vòng tránh thai.
Bà Lyberth sau đó đã trở thành nhà tâm lý học kiêm nhà hoạt động vì quyền phụ nữ. Bà nói: "Nó giống như việc triệt sản các cô gái ngay từ sớm. Nhiều phụ nữ còn bị đau dữ dội, chảy máu trong và nhiễm trùng ổ bụng".
Mặc dù cách đây vài năm, bà Lyberth đã chia sẻ câu chuyện của mình, nhưng phải mất một thời gian dài vụ bê bối mới thu hút được sự chú ý rộng rãi ở Đan Mạch.
Năm 2023, chính phủ Đan Mạch và Greenland đã tiến hành một cuộc điều tra khách quan về vụ đặt vòng tránh thai và các biện pháp tránh thai khác được thực hiện ở Greenland từ năm 1960 - 1991, thời điểm lãnh thổ tự trị này kiểm soát ngành y tế. Tuy nhiên, phải đến tháng 5/2025 mới có kết quả của cuộc điều tra.
Bộ trưởng Nội vụ và Y tế Sophie Lhde cho biết: "Đây là một thảm kịch và chúng ta phải tìm hiểu tận gốc những gì đã xảy ra, đó là lý do tại sao một nhóm các nhà nghiên cứu đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập và khách quan".
Thăm dò: 85% người Greenland không muốn sáp nhập vào Mỹ Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy phần lớn người Greenland được hỏi không muốn hòn đảo trở thành lãnh thổ Mỹ. Đảo Greenland (Ảnh: AFP). Một cuộc thăm dò ý kiến vào ngày 28/1 cho thấy 85% người dân Greenland không muốn hòn đảo Bắc Cực - một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch - trở thành một phần của Mỹ,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng trong khi đảng Dân chủ thấp kỷ lục

Ông Trump giải thể VOA với hơn 1.300 nhân sự

Công bố hình ảnh đầu tiên của Giáo hoàng Francis sau hơn một tháng nhập viện

Tàu du lịch bốc cháy ở Thái Lan, du khách nước ngoài mất tích

Châu Âu tìm một ghế trên bàn đàm phán Ukraine

Iran phản ứng thế nào sau khi ông Trump cảnh báo phải dừng hỗ trợ Houthi?

Hé lộ chi tiết chiến dịch quân sự rầm rộ của chính quyền Trump ở Trung Đông

Lời giải cho bài toán hạn chế quá tải người leo núi Phú Sĩ

Núi lửa Semeru liên tiếp phun trào trong sáng 17/3

Mỹ đảo ngược cam kết, đánh thuế ô tô Nhật 'đòi công bằng'?

Bí quyết vươn mình của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Donald Trump đạt tỷ lệ ủng hộ cao nhất từ trước tới nay
Có thể bạn quan tâm

Cách chọn màu sắc chăn cho phòng ngủ theo phong thủy, nếu chọn không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận kém
Trắc nghiệm
22:19:11 17/03/2025
Buôn bán hàng giả thương hiệu Nón Sơn, bị tòa tuyên án 5 năm tù
Pháp luật
22:13:51 17/03/2025
Minh Hằng nhận xe sang từ chồng đại gia, Phương Oanh quyến rũ ở tuổi 36
Sao việt
22:13:20 17/03/2025
Hành trình ám ảnh của ca sĩ Việt 'hóa thân' thành nàng Bạch Tuyết
Hậu trường phim
22:08:58 17/03/2025
Đến Kon Tum đừng quên thưởng thức những đặc sản núi rừng Tây Nguyên
Ẩm thực
22:05:02 17/03/2025
Sơn Tùng M-TP đến Hạ Long, khoe nếm đặc sản Quảng Ninh
Nhạc việt
21:51:12 17/03/2025
Cuộc sống kín tiếng của Quốc Đại ở tuổi 46
Tv show
21:24:24 17/03/2025
Karina đẹp điên đảo đang làm cõi mạng dậy sóng: "Thần tiên chứ không phải người nữa!"
Nhạc quốc tế
20:55:27 17/03/2025
Người phụ nữ Australia thừa nhận ý định bán ngón chân người trên 'chợ đen' trực tuyến

Cụ ông ở Hà Nội đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn bị phạt tiền, giữ xe
Netizen
20:31:17 17/03/2025