Phương Tây thử nghiệm công nghệ vũ khí ở Ukraine thế nào?
Vệ tinh, máy bay không người lái, trí thông minh nhân tạo và khả năng trên không gian mạng đã trở thành điểm nhấn của cuộc xung đột ở Ukraine.
Các công nghệ mới đang phối hợp cùng các khí tài quân sự truyền thống.
Theo tờ Vox, cựu Tổng giám đốc điều hành Google Eric Schmidt mới đây đã gặp các quan chức cấp cao Ukraine để tìm hiểu về vai trò của công nghệ trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga. Ông đặt câu hỏi tại một cuộc họp báo: “Điều tôi quan tâm là ngành công nghệ đã làm gì ở Ukraine?”
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra mắt một quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ euro dành cho đổi mới công nghệ. Thông qua Twitter, một bộ trưởng cấp cao của Ukraine đã kêu gọi tỷ phú Elon Musk đưa các vệ tinh Starlink cung cấp internet tốc độ cao trên khắp Ukraine để nước này được kết nối ngay cả khi cơ sở hạ tầng trên mặt đất bị phá hủy.
Các yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ Ukraine trên thực địa là các gói viện trợ quân sự chưa từng có mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine. Các gói hỗ trợ đó khiến Ukraine xếp ngang hàng với 20 quốc gia hàng đầu trên toàn thế giới về chi tiêu quân sự.
Theo quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ Sasha Baker, Mỹ đã viện trợ an ninh trị giá hơn 14 tỷ USD cho Ukraine.
Các chuyên gia và cựu quan chức quân sự đều cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine thể hiện vai trò rất lớn của các công nghệ thương mại tương đối rẻ như vệ tinh và máy bay không người lái nhỏ.
Đối với các chuyên gia Mỹ, Ukraine là một trường hợp nghiên cứu điển hình để hiểu cách thức hoạt động của các công nghệ mới trong một cuộc chiến tranh trên bộ thông thường. Đây cũng là nơi thử nghiệm tất cả các loại vũ khí khác mà phương Tây đang gửi cho Ukraine.
Vệ tinh, máy bay không người lái, AI và không gian mạng
Các cựu quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng phần lớn công nghệ tiên tiến mà Ukraine đang sử dụng là công nghệ được sản xuất nhiều và có sẵn, tức là ai cũng có thể mua được.
Điều khiển máy bay không người lái tại Ukraine. Ảnh: Getty Images
Vệ tinh không phải là công nghệ mới, nhưng vệ tinh nhỏ, được sản xuất với số lượng lớn là một lĩnh vực mới xuất hiện dành cho các nhà đầu tư mạo hiểm và các công ty khởi nghiệp mới. Những thiết bị này đã góp phần giúp Ukraine nắm được được các hoạt động chuyển quân của Nga thông qua thu thập dữ liệu nguồn mở chuyên sâu.
Máy bay không người lái nhỏ cũng là một phần quan trọng tại Ukraine, giúp nước này từ tìm kiếm lực lượng Nga, cung cấp dữ liệu chất lượng mục các cuộc tấn công bằng pháo và tiến hành đánh giá thiệt hại trong trận chiến.
Video đang HOT
Cả Ukraine và Nga đều đang triển khai các loại đạn dược – máy bay không người lái vũ trang nhỏ có thể bay trên không trong nhiều giờ và sau đó thả chất nổ vào mục tiêu.
Nhiều loại vũ khí đã giúp Ukraine có những thành công trên thực địa, ví dụ như máy bay không người lái Bayraktar TB2. Đây là loại thiết bị nhẹ, có vũ trang, do công ty Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Bayraktar TB2 tại Kiev. Ảnh: AP
Một công nghệ nữa là trí thông minh nhân tạo (AI). Sử dụng AI trong chiến tranh là điều vô cùng gây tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng công nghệ này rất tiến bộ.
Khi hãng tin Reuters đưa tin rằng công ty nhận dạng khuôn mặt Clearview AI đã cung cấp công nghệ cho Ukraine, một số người cho rằng công nghệ này có thể gây ra nguy hiểm và khả năng bị lạm dụng.
Mặc dù nhận diện khuôn mặt được sử dụng hạn chế ở Afghanistan, nhưng Ukraine đang sử dụng công nghệ này trên quy mô lớn.
Ông Peter Warren Singer, người đồng quản lý công ty Useful Fiction, cho biết: “Đây là cuộc xung đột thông thường lớn đầu tiên mà người ta triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt”.
Một ví dụ khác về vai trò của AI là một công cụ của công ty Primer. Công cụ này có thể thực hiện các dịch vụ nhận dạng giọng nói, phiên âm và dịch thuật và có thể được dùng để phân tích thông tin liên lạc nghe lén được của Nga.
Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ làm bùng phát các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, thực tế là không có gì lớn xảy ra và một phần lớn có thể là nhờ công việc của những người bảo vệ không gian mạng tại các công ty thương mại và chính phủ phương Tây.
Thiết bị quân sự quy mô lớn là một loại vũ khí được công khai sử dụng ở Ukraine. Bà Candace Rondeaux, một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn New America ở Washington, chỉ ra rằng: “Các công nghệ này đã được kết hợp theo cách độc đáo”.
Bà thừa nhận vai trò trung tâm của Hệ thống Tên lửa Cơ động Cao (HIMARS). Đây là hệ thống phóng tên lửa chính xác do Lockheed Martin chế tạo mà Mỹ đã gửi đến Ukraine. Tuy nhiên, bà Rondeaux nói thêm rằng bản thân HIMARS là không đủ. Đó là một hệ thống nhắm mục tiêu đòi hỏi có thông tin tốt và thông minh. Bà nói: “Để thông tin đó được truyền đi, bạn phải có các nền tảng liên lạc và phương tiện để thông báo một cách an toàn về vị trí mọi thứ và thời điểm muốn tấn công”.
Theo ông Mitre, một cựu quan chức cấp cao quốc phòng Mỹ, mấu chốt không phải là HIMARS mà chính là khả năng xử lý thông tin nhanh hơn Nga.
Quy mô các hoạt động thông tin đã khiến ông Brendan McCord, tác giả chiến lược AI đầu tiên của Bộ Quốc phòng Mỹ, mô tả cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến băng thông rộng đầu tiên. Ông nói: “Chúng tôi đã chiến đấu trong các cuộc chiến tranh mạng trong một thời gian, nhưng chỉ trên băng thông hẹp. Thay vì phụ thuộc vào băng thông nhỏ, truyền dữ liệu tốc độ thấp, Starlink đã mang lại cho Ukraine lợi thế đáng kinh ngạc này, đặc biệt là về truyền tải video chất lượng cao”.
Ý nghĩa với Mỹ
Tất cả các thử nghiệm công nghệ vũ khí nói trên cho thấy mối quan hệ giữa khu vực tư nhân Mỹ và Ukraine.
Ông Gregory Allen, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói: “Nếu bạn là một công ty quốc phòng, điều bạn hy vọng là các tướng lĩnh Ukraine sẽ đề nghị quân đội Mỹ cung cấp công nghệ vũ khí… Đây là điều chưa từng có.”
Một giám đốc điều hành nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ cho biết họ kiếm được lợi nhuận khổng lồ nhờ trang bị vũ khí cho Ukraine. Các công ty ở Thung lũng Silicon cũng đang nhảy vào cuộc.
Một động thái khác thường là Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky sẽ có bài phát biểu quan trọng tại một hội nghị nhà thầu quân sự Mỹ và nói chuyện trực tiếp với các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.
Mới đây, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Volodymyr Havrylov đã đề nghị Mỹ sử dụng Ukraine làm nơi thử nghiệm vũ khí chiến đấu. Phát biểu tại một hội nghị, ông Havrylov nói: “Nếu các ngài có một số ý tưởng, một số dự án thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt, hãy gửi cho chúng tôi và chúng tôi có thể giải thích cách chúng hoạt động ra sao. Cuối cùng, vũ khí của các ngài sẽ được chứng minh khả năng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Các ngài sẽ bán chúng dễ dàng”.
Trong tương lai, các chuyên gia đang theo dõi cách xem các công nghệ tiên tiến đang được sử dụng trên chiến trường như thế nào để xem có thể áp dụng những bài học nào cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Trừng phạt của phương Tây gây 'đau đớn' nhưng không làm tê liệt nền kinh tế Nga
Trong khi doanh số bán dầu và khí đốt giảm, doanh thu của Nga lại tăng - đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.
Các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính đối với Moskva đã gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, nhưng không nhiều như các cường quốc phương Tây kỳ vọng. Ảnh: BLOOMBERG
Theo trang tin politico.eu mới đây, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang gây tổn hại cho nền kinh tế Nga nhưng nguồn doanh thu vẫn rất lớn nhờ giá năng lượng tăng vọt.
Dữ liệu mới cho thấy xuất khẩu dầu, khí đốt và kim loại của Nga đã giảm đáng kể trong tháng trước, khi các thông báo trừng phạt khiến người mua quốc tế lo ngại, theo ước tính của Điện Kremlin được nhật báo Vedomosti của Nga trích dẫn - nhưng giá cả tăng đã làm giảm tác động tiêu cực đối với doanh thu nhà nước của Moskva.
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine và kéo theo một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, Moskva đã giữ bí mật về các số liệu thống kê tài chính và xuất khẩu của mình. Chính phủ Nga thậm chí còn tuyên bố rằng nền kinh tế của họ vẫn phát triển và các biện pháp trừng phạt đang gây "đau đớn" hơn cho phương Tây.
Tuy nhiên, trên thực tế các biện pháp trừng phạt đang có tác động. Lượng dầu giao hàng đã giảm 13% từ tháng 5 đến tháng 6/2022, ở mức 18,9 triệu tấn xuống 16,5 triệu tấn, nhưng doanh thu thực tế lại tăng từ 10,2 tỷ euro lên 10,5 tỷ euro và cao hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu khí đốt của Nga trong tháng 6 đã giảm khoảng 1/4 so với năm ngoái, nhưng thu nhập tăng lên 11,1 tỷ USD so với 3,6 tỷ USD. Hiện giá dầu thô cao khoảng gấp đôi mức của năm ngoái, trong khi giá khí đốt tự nhiên cao hơn khoảng 6 lần.
Các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu sẽ không thực sự có hiệu lực cho đến cuối năm nay hoặc vào năm 2023 - trong khi khí đốt thậm chí không bị EU trừng phạt.
Phương Tây - bao gồm cả EU - đã tấn công Nga bằng những làn sóng trừng phạt kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch trên vào cuối tháng 2. Bên cạnh dầu mỏ và một số kim loại nhất định, EU cũng đã cấm nhập khẩu như than và vàng và cấm xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng chủ chốt như vi mạch trong một nỗ lực nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga.
Ngoài xuất khẩu của Nga, một số liệu quan trọng khác là nước này đang nhập khẩu bao nhiêu: Một số nhà phân tích ước tính rằng nhập khẩu trong tháng 4 có thể đã giảm tới 80% so với năm trước, một dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp và nền kinh tế của nước này đang suy thoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm 26/7 đã công bố dự báo tăng trưởng trong năm, ước tính mức giảm 6% ở Nga, trong khi các nền kinh tế EU như Đức sẽ tăng 1,2%, Pháp 2,3% và Italy sẽ tăng 3%.
Mặc dù dữ liệu của Nga cho thấy tác động mạnh lên xuất khẩu, nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Chuyên gia Maria Shagina tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định, việc EU thông báo họ có kế hoạch cấm vận dầu mỏ của Nga "cho thấy nguồn cung dầu sẽ tiếp tục giảm trên thị trường, vì vậy giá tăng vọt, điều này thực sự có lợi cho Nga".
Vào tháng 6, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng các lệnh trừng phạt của EU đang "làm xói mòn nền kinh tế Nga", lưu ý rằng việc giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga sẽ "đánh vào ngân sách duy trì xung đột của Moskva".
Mặc dù vậy, nguồn thu của Nga từ dầu và khí đốt sẽ thực sự tăng vào năm 2022 so với năm ngoái, theo dự báo của Chính phủ Nga. Khoảng 41% ngân sách chính phủ Nga sẽ đến từ hai loại nhiên liệu hóa thạch trong năm nay (tương đương khoảng 170 tỷ Euro), so với 35,8% vào năm 2021.
Đối với Alexander Gabuev, một nhà phân tích cấp cao của tổ chức tư vấn Carnegie Moscow, câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp trừng phạt có đang phát huy tác dụng hay không.
"Nga chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái và chứng kiến các lĩnh vực viễn thông, sản xuất vũ khí và sản xuất dầu của mình bị thu hẹp do nước này bị từ chối tiếp cận với hàng nhập khẩu công nghệ cao của phương Tây. Nhưng liệu [chính sách trừng phạt] có thay đổi tính toán của Điện Kremlin và tạo ra đủ sức ép để Nga thay đổi chính sách Ukraine của mình?", ông Gabuev nêu nghi vấn.
Ukraine nhận được hệ thống tên lửa phóng loạt đầu tiên do Mỹ sản xuất Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết nước này đã nhận được M270 MLRS (Hệ thống tên lửa phóng loạt) đầu tiên do Mỹ sản xuất. Bộ trưởng cho biết thông tin trên trong một bài đăng trên Twitter, nói rằng hệ thống này sẽ rất phù hợp với các bệ phóng М142 HIMARS do Mỹ cung cấp. Ảnh minh họa:...