Phương pháp tầm soát ung thư phổi chỉ cần xét nghiệm máu đơn giản
Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một phương pháp mới giúp phát hiện nguy cơ ung thư phổi bằng cách kiểm tra ADN của bệnh nhân với một xét nghiệm máu đơn giản.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) và các đối tác Anh đã đưa ra một phương pháp tầm soát ung thư phổi mới dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Phương pháp này giúp đánh giá khả năng phản ứng với những tổn thương ADN của các tế bào.
Phương pháp mới dựa vào đánh giá điểm “chữa lành ADN” trong mỗi bệnh nhân- tổng điểm cho hoạt động của 3 loại enzyme chữa lành ADN, mà các tế bào sử dụng khi phản ứng trước những tổn thương ADN. Các mức điểm thấp cảnh báo nguy cơ ung thư phổi cao và có thể dẫn tới tử vong vì ung thư.
Theo các nhà khoa học Israel, ngày nay, các phương pháp tầm soát chủ yếu dựa trên việc xác định các cá nhân có nguy cơ ung thư, với các tiêu chí như tuổi tác và thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào hai yếu tố nguy cơ kể trên là chưa đủ. Việc tầm soát ngăn ngừa ung thư trong một nhóm đối tượng như vậy có thể bỏ sót nhiều trường hợp khác. Hơn nữa, những cá nhân không thực sự trong diện tầm soát ung thư vì thế sẽ không được cảnh giác về sự nguy hiểm, dẫn tới tình trạng tìm đến các phương thức điều trị khi đã muộn.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đánh giá 150 cá nhân với các tế bào ung thư phổi và 143 người khỏe mạnh có kiểm soát, tính toán khả năng chữa lành ADN của những người tham gia dựa trên các cấp hoạt động máu của 3 enzyme kể trên – khả năng này được tính toán theo đơn vị điểm số. Kết quả cho thấy điểm số của nhóm đối tượng có tế bào ung thư thấp hơn điểm của nhóm khỏe mạnh có kiểm soát, cho thấy hoạt động của các enzyme có thể là chỉ dấu sinh học quan trọng phản ánh nguy cơ ung thư phổi và hoàn toàn độc lập với thói quen hút thuốc.
Video đang HOT
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mức điểm số chữa lành ADN thấp cũng phản ánh nguy cơ ung thư cao gấp 5 lần so với việc tầm soát chỉ dựa trên độ tuổi và thói quen hút thuốc. Điểm chữa lành thấp cũng giúp giải thích tại sao có những người không hút thuốc cũng mắc ung thư phổi, do đó giúp phát triển những tiêu chuẩn thăm khám để phát hiện sớm ung thư. Những kết quả này cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả của tầm soát ung thư và giúp các bệnh nhân có nguy cơ cao sớm được chẩn đoán và điều trị.
Dữ liệu điểm số chữa lành ADN cũng có thể giúp ích trong việc tìm liệu trình điều trị phù hợp với cơ thể từng bệnh nhên và giúp bác sĩ sự đoán phản ứng của các bệnh nhân với phương pháp trị liệu miễn dịch.
Lê Ánh
Theo TTXVN
Tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT liều thấp
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh thường phát hiện khi đã tiến triển gây nhiều triệu chứng bất ổn, phẫu thuật nhiều khi chỉ có vai trò chẩn đoán, khả năng điều trị khỏi rất khó khăn.
Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm
Theo Globocan, năm 2018 toàn cầu có 18,1 triệu trường hợp ung thư mới mắc trong đó ung thư phổi là ung thư đứng hàng đầu về các trường hợp mới (2,094 triệu người) và số ca tử vong (1,5 triệu người). Tại Việt Nam, tính chung cả 2 giới, ung thư phổi có tỉ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai (23.667 ca ;14,4% ) và tỷ lệ tử vong cũng đứng thứ 2 sau ung thư gan.
Tại hội thảo về Tầm soát và cập nhật các phương pháp điều trị ung thư phổi, BS CK2 Trần Đình Thanh (Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) cho biết, ung thư phổi chia làm hai dạng chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (15%) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (85%). Ung thư phổi tế bào nhỏ được đánh giá nguy hiểm nhất trong các loại ung thư bởi khả năng phát triển và di căn nhanh chóng.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ có tốc độ phát triển và di căn chậm hơn, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh cao. Ở giai đoạn 1, khả năng sống hơn 5 năm đến 92% (khối u kích thước dưới 1cm). Nếu phát hiện ở giai đoạn trễ, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 5%.
Là một căn bệnh ác tính gây tử vong hàng đầu, ung thư phổi luôn là nỗi ám ảnh cho người bệnh có bệnh phổi đang hoặc từng hút thuốc lá. Hơn 70% người phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn và tử vong chỉ sau 1 năm phát hiện bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi: Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động (người tiếp xúc khói thuốc lá mà không hút thuốc); Hít khí radon, amiăng, không khí ô nhiễm, tiền căn xạ trị vào phổi (tia X); Gia đình có người bị ung thư phổi; Những người có bệnh phổi mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn, lao phổi.
Trong các yếu tố nguy cơ trên, hút thuốc và hút thuốc thụ động là quan trọng nhất. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi là người trên 50 tuổi, hút khoảng một gói thuốc mỗi ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm.
Những dấu hiệu thường gặp khi mắc ung thư phổi là có thể ho khan, dai dẳng, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Đôi khi bệnh nhân bị khàn tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm; sụt cân...
Các bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì, để phát hiện sớm cần phải tầm soát những người có nguy cơ ung thư phổi chưa có triệu chứng và đây là biện pháp khả thi. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc phát hiện sớm ung thư phổi vẫn còn hạn chế do thói quen e ngại khám sức khỏe định kỳ của người dân.
Hiện nay, tầm soát ung thư phổi đã được thực hiện ở các nước tiên tiến. Đã có nhiều khuyến cáo tầm soát ở người có nguy cơ đồng thời cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tiến hành xác định những lợi ích và những bất lợi của việc tầm soát. Trong đó, ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất cho việc tầm soát là: Chụp X-quang phổi; Xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm; Chụp cắt lớp điện toán ngực (CT scan), trong đó chụp CT ngực liều thấp được xem là biện pháp ít có phản ứng phụ nhất.
Các bác sĩ khuyến cáo, để tầm soát ung thư phổi, người nguy cơ cao nên chụp CT ngực liều thấp mỗi năm, người nguy cơ trung bình chụp CT ngực liều thấp hai năm liên tiếp và chụp mỗi 3-5 năm/lần.
BS Thanh nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi như bỏ thuốc lá, tập thể dục, chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả, tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng. Chiến lược phòng chống tác hại của thuốc lá của quốc gia là mục tiêu cao hơn và tận gốc hơn: phòng ngừa ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác. Chiến lược này còn phải mất nhiều công sức và thời gian để thấy được hiệu quả.
Theo infonet
Thay vì hút thuốc lá vào sáng sớm, hãy uống ly nước ấm Nhiều người có thói quen hút thuốc lá vào lúc sáng sớm để tìm cảm giác ấm người lên nhưng thói quen này mang đến nhiều nguy cơ bị ung thư phổi sớm nhất. Ảnh minh họa - Nguồn Internet 22 nghìn tỷ đồng mua thuốc lá Theo thống kê, chỉ trong vòng 20 năm số lượng tiêu thụ thuốc lá của Việt...