Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Kỹ thuật viên đang hướng dẫn bài tập cho trẻ – Ảnh: H.Minh
Bại não là một dạng khuyết tật thường thấy ở trẻ em. Những yếu tố nguy cơ cao gây ra bại não gồm: sinh non, nhiễm rubella, đa thai, có sự can thiệp trong lúc sinh (sinh kềm, sinh hút)…
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những trường hợp trẻ bại não không có nguyên nhân rõ ràng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ bị bại não vào điều trị tại khoa Vật lý trị liệu (VLTL).
Bé B.N (hơn 2 tuổi, Q.5, TP.HCM) bị bại não hơn hai năm nay. Ba của bé, anh Hải, cho biết lúc N. mới được 2 tháng tuổi, trong lúc đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng động của chiếc xe phanh gấp gần nhà. Sau đó, bé ngủ tiếp, nhưng khi tỉnh dậy Ngọc gồng người và có biểu hiện không bình thường phải đưa vào điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Còn bà Thương (50 tuổi, Q.3, TP.HCM) thì sinh con khi ở tuổi 40. Sau sinh đến tháng thứ 9, bé K.B con bà thường ngày vẫn nằm im, không gọi ba mẹ, không ngóc đầu lên được, mà chỉ gồng mình. Sáu năm đi tập VLTL, hiện giờ đôi nẹp chân của bé K.B đã tháo đến dưới đầu gối thay vì nẹp lên đến đùi như ngày mới tập, K.B đã đi được đoạn ngắn mà không nhờ đến mẹ dắt, chân tay cũng mềm hơn, ít gồng cứng như trước kia.
Cần tập sớm, đúng cách
Video đang HOT
Theo kỹ thuật viên Kim Yến, nguyên Trưởng khoa VLTL, Bệnh viện Nhi đồng 1, việc tập VLTL cho trẻ bại não nên bắt đầu càng sớm càng tốt vì sẽ tránh được các biến dạng co rút cơ, khớp và giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động sớm. Việc tập VLTL cho trẻ bại não phải kiên trì, lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều là cải thiện được bệnh của trẻ. Cũng có trường hợp, việc tập này kéo dài gần như cả cuộc đời.
Nguyên tắc tập cho trẻ bại não là để ức chế sự phát triển bất thường của cơ thể trẻ. Chẳng hạn, trẻ bị cổ yếu không ngóc lên được và đầu bị ưỡn ra thì các bài tập sẽ giúp ức chế cổ không ngửa ra, linh hoạt hơn. Ngoài ra, việc tập còn để kích thích trẻ, tạo cho trẻ tăng cường sức mạnh của cơ đối với những trẻ bị yếu cơ gây mềm oặt người. Đặc điểm việc tập phục hồi chức năng cho trẻ bại não là mỗi bé cần có bài tập riêng, không tập theo nhóm. Ngoài tập tại các bệnh viện, cha mẹ cần cho trẻ tập thêm ở nhà với sự chỉ dẫn của các kỹ thuật viên. Không nên đặt trẻ nằm ngửa hoặc ôm trẻ suốt ngày nên cho trẻ ăn trong tư thế ngồi, cho trẻ vận động…
Ngoài tập ra, cần chú ý thêm sự giao tiếp, tinh thần của trẻ bại não để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Đối với trẻ lớn, cần phải học cách độc lập trong sinh hoạt hằng ngày (chẳng hạn vệ sinh cá nhân). Tránh để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, nếu trẻ có thể tự lực.
Theo VNE
Bệnh lạ: Cậu bé không bao giờ ngủ
Rio rất thích ánh sáng và hiếu động
Bé trai Rio Vicary mắc một chứng bệnh lạ về gien mang tên hội chứng Angelman, khiến cậu bé không bao giờ ngủ được.
Hơn thế nữa, Rio (1 tuổi, người Anh) còn bị mù do bệnh bạch tạng. Theo thống kê của các chuyên gia, trên thế giới hiện chỉ có 2 bệnh nhân mắc cả hai chứng bệnh như vậy.
Tuy bị mù nhưng Rio rất thích ánh sáng Ảnh Daily Mail
Các bác sĩ đã phát hiện ra bệnh của Rio khi bé mới hai tuần tuổi. Từ đó, bé không thể đi, nói và phải trải qua hầu hết thời gian ở Bệnh viện Nhi đồng Sheffield dưới sự chăm sóc của hơn 10 chuyên gia y tế.
Trong ngôi nhà ấm cúng ở quận Haflway, thành phố Sheffield, Rio nhận được sự thương yêu và chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ cùng hai anh Cody (7 tuổi) và Jayden( 4 tuổi).
Rio (giữa) cùng mẹ và hai anh - Ảnh Daily Mail
Dù bị mù nhưng Rio rất thích ánh sáng, mê nghe nhạc và luôn tươi cười. Rio được nuôi bằng ống thông khí quản được cắm vào cổ do có lần cậu bị ngộp khi uống sữa và suýt chết lúc đó.
Hội chứng Angelman là chứng rối loạn nhiễm sắc thể di truyền từ mẹ với xác suất bị bệnh là 1/25.000 trẻ em.
Trẻ không có dấu hiệu khuyết tật bẩm sinh nhưng trẻ chậm phát triển ngay từ 6 tháng đầu đời: Trẻ thường ngồi được vào lúc 12 tháng đi được lúc 3 hoặc 4 tuổi. Trẻ không thể nói một cách bình thường, không hoặc khó phát âm được thành ngôn từ.
Bệnh nhân thường hay cười, đặc biệt dễ phản ứng trước những kích thích, hiếu động có thể cào hoặc cắn trẻ em khác.
Bệnh nhân thường gián đoạn giấc ngủ nhưng triệu chứng này giảm dần khi lớn lên. Một số bệnh nhân vẫn có sức khỏe tổng thể tốt và trải qua cuộc sống bình thường.
Theo VNE
Trẻ gái bị nam hóa do dậy thì sớm Đó là thông tin được đưa ra tại buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh do Khoa Nội tiếtChuyển hóa- Di truyền, Bệnh viện Nhi T.Ư tổ chức. Theo Ths. Bs Vũ Chí Dũng- Trưởng khoa Nội tiết, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh là một bệnh di truyền, xuất hiện khi chức năng sản...