Phụ nữ cắt bỏ tử cung phải chăm sóc thế nào để an toàn và mau hồi phục?
Phụ nữ cắt bỏ tử cung dù thành công thì sức khỏe cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Bạn cần chú ý vấn đề gì để cơ thể mau hồi phục?
Phụ nữ cắt bỏ tử cung có thể sinh hoạt tình dục không?
Cắt bỏ tử cung là một trong những phẫu thuật thường gặp trong phụ khoa. Thông qua vùng bụng hoặc cơ quan sinh dục mà bác sĩ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung bên trong. Riêng cắt bỏ toàn bộ tử cung lại chia thành 2 trường hợp: Cắt cả tử cung và cổ tử cung; cắt cả tử cung nhưng giữ lại cổ tử cung.
Nhiều người lo lắng rằng sau khi cắt bỏ tử cung sẽ bị trở ngại trong quan hệ gối chăn. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy: Khoảng 40% bệnh nhân đều có thể phục hồi như trước khi phẫu thuật, chỉ có khoảng 25% số người là bị suy giảm tần suất quan hệ tình dục. Riêng trường hợp đòi hỏi phải “cấm dục” chỉ là thiểu số, chủ yếu là do sai sót trong phẫu thuật.
Một số người còn nghe lời truyền miệng rằng phụ nữ sau khi cắt bỏ tử cung sẽ không giống phụ nữ thực sự nữ, họ sẽ trở nên sợ chuyện chăn gối. Kỳ thực điều này chưa có cơ sở chứng thực rõ ràng.
Đặc trưng tính dục ở nữ giới là dựa vào buồng trứng tiết ra Estrogen để duy trì sự ổn định, còn tử cung chỉ đóng vai trò trọng yếu đối với chức năng mang thai. Do đó, nếu phụ nữ đã không có nhu cầu sinh con thì cho dù cắt bỏ toàn bộ tử cung nhưng buồng trứng vẫn hoạt động khỏe mạnh thì vẫn có ham muốn tình dục bình thường.
Thông thường sau cắt tử cung khoảng 1 tháng điều dưỡng hợp lý thì chị em cần đến bệnh viện để kiểm tra lại, đảm bảo vết mổ không xảy ra vấn đề nhiễm trùng hay bất thường. Đa số với người khỏe mạnh thì chỉ cần kiêng cử “chuyện yêu” 3 tháng là có thể sinh hoạt tình dục trở lại.
Phụ nữ cắt bỏ tử cung cần chăm sóc như thế nào để sớm hồi phục?
Video đang HOT
Phòng tránh nhiễm trùng
Mặc dù sau khi cắt bỏ tử cung toàn bộ thì sẽ không còn hiện tượng kinh nguyệt nhưng trong vòng 2 đến 6 tuần sau phẫu thuật thì vẫn có thể chảy máu âm đạo một lượng ít, nguyên nhân chủ yếu là do đường chỉ khâu vết mổ dần dần bị dung giải tạo ra. Vì vậy, chị em cần đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân để tránh nhiễm trùng.
Tăng cường thực phẩm giàu protein và chất xơ
Cắt bỏ tử cung tuy không phải là phẫu thuật quá phức tạp nhưng dù sao hành vi động dao kéo này cũng gây tổn thương nhất định đến cơ thể, đặc biệt là nguyên khí của người bệnh. Do vậy, trong thời gian dưỡng bệnh, bạn cần ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đồng thời bổ sung thực phẩm giàu protein và chất xơ như trứng, rau xanh v.v… để thân thể nhanh hồi phục.
Tránh khiêng vác vật nặng và vận động quá sức
Trong vòng ít nhất 2 tháng sau phẫu thuật, chị em nên kiêng cử việc khiêng vác vật nặng, thậm chí cả hành động xách giỏ hoặc bế trẻ con đều cần thận trọng và hạn chế. Ngoài ra, bạn chỉ nên đi lại nhẹ nhàng mà chưa cần thiết phải tập thể dục thể thao, tránh làm động vết mổ gây xuất huyết, nhiễm trùng và các chấn thương khác.
Dùng thuốc theo chỉ định và kiểm tra định kỳ
Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc cho bạn để phòng chống viêm nhiễm, giảm đau hoặc tăng cường sức đề kháng. Chị em nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám đúng hẹn để đảm bảo vết mổ đang phục hồi ổn định, không có biến chứng.
3 vị trí trên cơ thể sẽ có màu thâm đen nếu tử cung bị tổn thương
Trên thực tế, sức khỏe của tử cung có thể được đánh giá dựa trên những thay đổi nhất định của cơ thể. Nếu 3 vị trí sau trên cơ thể có màu thâm đen thì điều này cho thấy tử cung có bệnh, cần chú ý chăm sóc và bảo vệ hơn.
Tử cung khỏe mạnh giúp nữ giới tiết ra nhiều estrogen hơn và thúc đẩy sự cân bằng nội tiết trong cơ thể. Nếu tử cung không khỏe, chị em rất dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm khác nhau, thậm chí phải đối mặt với việc cắt bỏ tử cung, gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất và tinh thần.
Để có thể kịp thời chữa trị khi tử cung có bệnh, chúng ta cần phải nhận biết rõ những biểu hiện khác thường xuất hiện trên cơ thể. Dưới đây là 3 vùng trên cơ thể nếu biến thành màu thâm đen thì bạn nên chú ý bởi tử cung đang có vấn đề.
1. Khóe mắt
Da mặt của phụ nữ đẹp đồng nghĩa với sức khỏe cơ thể tốt. Nếu da mặt hồng hào, căng mịn thì nghĩa là cơ thể đầy đủ máu và quá trình tiết estrogen diễn ra bình thường, tử cung khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu da bị sạm đen, xỉn màu, đặc biệt là vùng khóe mắt mọc lên nhiều vết thâm đen như các đốm nám, rất có thể là do tử cung có vấn đề và dễ gây rối loạn kinh nguyệt.
Chức năng trao đổi chất trong tử cung suy yếu khiến máu bị ứ lại không thể thải ra kịp thời, từ đó làm độc tố, tạp chất đọng lại trong cơ thể ngày càng nhiều, gây nên các nốt mụn, nám trên da mặt.
2. Háng
Các bạn nữ khi tắm có thể chú ý đến phần kín này nhiều hơn. Khi nhận thấy vùng háng của mình bị thâm đen, có thể khi đó tử cung đang không khỏe mạnh, chất độc không thể đào thải được nên tích tụ nhiều ở hai bên háng.
Khi chất độc trong cơ thể ngày càng nhiều, lâu ngày sẽ khiến da vùng này bị xỉn màu, thậm chí đen sạm.
3. Môi
Thông thường, màu môi có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể. Đối với người có tử cung khỏe mạnh, môi thường hồng hào, mềm mại. Còn nếu thấy môi thâm đen thì chị em cần cảnh giác.
Môi thâm đen cho thấy cơ thể bị hàn khí xâm nhập, tử cung bị lạnh từ đó dẫn đến nội tiết trong cơ thể bị mất cân bằng nghiêm trọng.
Bổ sung ngay các loại thực phẩm lành mạnh giúp bảo vệ tử cung
- Vitamin C: Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tử cung mà còn cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu.
- Thực phẩm giàu canxi: Các sản phẩm từ sữa, tôm, cá... giàu canxi có thể nâng cao thể lực một cách hiệu quả, giúp loại bỏ độc tố trong tử cung.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc rất giàu vitamin E, tinh bột, protein và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vitamin E không chỉ chống oxy hóa mà còn có thể giúp tăng trưởng tế bào tử cung, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển tử cung.
4 lý do khiến chị em bị tổn thương tử cung, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể phụ nữ, cần được hết sức nâng niu. Tuy nhiên, có 4 hành động xấu mà nhiều chị em mắc phải lại đang hủy hoại tử cung một cách âm thầm. Tử cung hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt, trong quá trình sản...