Phụ nữ bị hen có nên mang thai?
Trời lạnh, bệnh hen dễ tái phát và xuất hiện các cơn hen cấp. Trường hợp phụ nữ mắc hen có ý định mang thai thì nên làm gì? Có nên mang thai khi mắc hen không?
Ảnh hưởng của bệnh hen tới thai nhi thế nào?
So với các bệnh lý mạn tính thì hen là bệnh lý đáng ngại trong quá trình mang thai. Nếu bệnh hen không được dự phòng và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến cả mẹ và bé.
Thông thường, những người bị hen ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ ôxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời kỳ mang thai.
Nếu phụ nữ mang thai bị hen nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ, thậm chí là tử vong cả mẹ và con.
Khi phụ nữ mắc hen mà lại có thai sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người bình thường và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không. Tốt nhất là nên theo lời khuyên của bác sĩ.
Video đang HOT
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng để an toàn cho mẹ và trẻ. Ảnh: TM
Việc cần làm trước và trong quá trình mang thai
Để an toàn trong quá trình mang thai, phụ nữ mắc hen nên thông báo dự kế hoạch có thai của mình trước với bác sĩ theo dõi điều trị hoặc tái khám kiểm soát hen tại các cơ sở chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn khi nào tình trạng bệnh cho phép mang thai sẽ tốt cho mẹ và thai nhi.
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng các bệnh: sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu, cúm.
Trong quá trình mang thai: Thường xuyên đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu: đánh giá biến chứng tăng huyết áp, tiền sản giật. Bà bầu phải đi khám định kỳ, siêu âm đúng lịch hẹn, nhớ các mốc siêu âm quan trọng, nếu thai phụ cần phải sử dụng corticoid đường uống thì nên siêu âm lại sau mỗi 4 tuần sau tuần thứ 20 để đảm bảo thai phát triển bình thường. Ở người bệnh có cơn hen tái phát nhiều nên đo thêm cử động thai nhi trong khi được siêu âm.
Hạn chế/tránh tiếp xúc với các yếu tố kích phát cơn hen như: khói thuốc lá, thuốc lào; lông súc vật chó, mèo…; khói bếp, đặc biệt là khói bếp than; các loại mùi hương mạnh như: phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng; tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng; luôn giữ cho không khí trong nhà thoáng, khô. Phụ nữ mang thai không được hút thuốc và không ngồi gần người hút thuốc. Khói thuốc là yếu tố dễ kích thích các cơn hen cấp.
Chế độ dinh dưỡng cũng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Phụ nữ mang thai nên ăn đồ ấm, hạn chế tối đa đồ để lâu trong tủ lạnh. Đồng thời cũng phải giữ ấm cơ thể, nếu bị cảm cúm, cảm lạnh thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh các tác nhân bất ngờ gây cơn hen.
Thai nhi 38 tuần không đạp chỉ vì mẹ mắc bệnh này không biết
Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu không được phát hiện và điều trị thì sẽ gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.
Mất con vì không biết đái tháo đường
Chị Đỗ Thị L. (36 tuổi, trú tại Bắc Giang) bị tiểu đường thai kỳ. Khoảng hơn 1 tháng gần đây, chị L. thường xuyên bị đi tiểu nhiều, hay khát nước và có hiện tượng sút cân rõ rệt dù chị vẫn duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ dành cho bà bầu.
Khi chị L. không cảm nhận được thai nhi 38 tuần tuổi "đạp" bụng mẹ nữa thì chị L. mới vội vàng đi viện khám.
Qua siêu âm, các bác sỹ thấy thai nhi đã chết lưu. Chị L. được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết và kết quả cho thấy chỉ số đường huyết lần 1 là 24 mmol/lít và lần 2 là 26 mmol/lít. Đây là mức đường huyết nguy hiểm ở phụ nữ mang thai bởi vì mức đường huyết bình thường chỉ từ 3,9 mmol - 6,5 mmol/lít. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thai nhi chết lưu.
Vì đường huyết của chị L. quá cao nên không thể mổ lấy thai, hơn nữa chị từng có tiền sử mổ đẻ cách đây 5 năm, nếu mổ đẻ nguy cơ bị đờ tử cung rất cao, đẻ thường thì vỡ tử cung. Các bác sĩ đành quyết định điều trị hạ đường huyết bằng cách truyền insulin cho tới khi mức đường huyết trở về giới hạn bình thường thì tiếp tục theo dõi để cho cuộc chuyển dạ thai lưu diễn ra tự nhiên mà không can thiệp mổ lấy thai.
Ảnh minh hoạ
Bệnh không có dấu hiệu
PGS Nguyễn Khoa Diệu Vân - Phó Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết đái tháo đường thai kỳ đang ngày càng cao và rất nhiều thai phụ không phát hiện ra. Họ cũng giống chị L. chỉ đến bệnh viện trong tình trạng thai chết lưu, sảy thai mới biết là do đái tháo đường thai kỳ. 80% người bệnh không có triệu chứng, đây là điều đáng lo ngại. Thường bệnh chỉ biết được phát hiện qua sàng lọc tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường thai kỳ là do tình trạng bản thân thai tiết ra một số hooc-mon trong thời kỳ mang thai và hooc-mon này kháng insulin và insulin sinh ra từ tuyến tuỵ không được hấp thụ làm giảm hấp thụ đường máu gây nên đường trong máu tăng cao. Thời kỳ nặng nhất thường từ 24 đến 28 tuần mang thai.
Người người béo phì, người có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh, chị em mắc đái tháo đường, phụ nữ bị buồng trứng đa nang... có nguy cơ cao hơn và cần tầm soát sớm hơn để xác định đái tháo đường thai kỳ.
Đối với người mẹ, tiểu đường thai kỳ dễ gây ra các biến chứng trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường như rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, tổn thương mắt, mạch vành. Các biến chứng sản khoa như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non, sang chấn trong đẻ, ra máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn... và thậm chí là tăng nguy cơ tiểu đường cho những lần có thai sau (với tỷ lệ 30 - 69 % ở những lần có thai kế tiếp).
Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai chậm phát triển, nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh (với tỷ lệ 08 - 13%, cao gấp 02 - 04 lần so với nhóm không bị tiểu đường). Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, hệ xương, thận, tiết niệu, làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh (chiếm 20 - 30 %); tăng tỷ lệ suy hô hấp, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, đặc biệt thai nhi dễ bị hạ đường huyết và sang chấn khi sinh như gãy xương đòn, trật khớp vai do phát triển quá mức so với tuổi thai.
Bà bầu ăn cá nục được không, có lợi ích gì không? Bà bầu ăn cá nục được không hay bầu 3 tháng ăn cá nục được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu? Bà bầu có thể ăn cá nục, cá nục mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà bầu vì cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Các nục là một loại cá biển có nhiều dưỡng chất...