Phụ huynh trường quốc tế oằn lưng ‘gánh’ đủ thứ phí cho con
Ngoài học phí mỗi năm lên đến hàng trăm triệu, phụ huynh có con học ở các trường quốc tế, song ngữ tại TP.HCM còn phải gánh thêm nhiều thứ phụ phí khác.
Ngày 24/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM có giấy mời chủ tịch HĐQT, chủ đầu tư, hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn 30 trường phổ thông ngoài công lập (như hệ thống trường Emasi, Tây Úc, Bắc Mỹ…) đến làm việc về công tác tuyển sinh năm học 2020 – 2021.
UBND thành phố cung vừa đe nghi So GD&ĐT bao cao tong the hoat đong cua cac truong quoc te day chuong trinh nuoc ngoai va cac truong tu thuc co day chuong trinh nuoc ngoai tren đia ban, neu rõ cac kho khan, vuong mac trong cong tac quan ly và kien nghi cu the.
Thời gian qua, phụ huynh của hàng loạt trường quốc tế tại TP.HCM lên tiếng phản đối về việc thu học phí online trong thời gian nghỉ dịch COVID-19. Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên, ngoài học phí, mỗi trường còn nhiều khoản thu riêng như phí đăng ký tuyển sinh, phí giữ chỗ. Có nơi còn thu phí cơ sở vật chất, học phí tiếng Anh, phí ngoại khóa… với số tiền có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Các khoản tiền khác như tiền đưa đón, ăn uống, đồng phục,… con số cũng cao hơn nhiều lần so với mức trung bình.
Phụ huynh Trường quốc tế Úc yêu cầu trường tuân thủ công văn của Bộ GD&ĐT TP.HCM.
Điển hình, tại hệ thống Trường EMASI, ngoài mức học phí đóng theo năm cao nhất gần 265 triệu đồng, khi nộp hồ sơ đăng ký, phụ huynh phải đóng phí tuyển sinh (không hoàn lại) ở bậc mẫu giáo và lớp 1 là 500.000 đồng, các lớp còn lại phải đóng 1 triệu đồng.
Ngoài ra, theo thông báo về năm học 2020 – 2021 của trường, mỗi học sinh phải đóng phí cơ sở vật chất lên tới 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Trường quốc tế Việt Úc (VAS) có mức học phí cao nhất tới hơn 445 triệu đồng/năm. Học sinh khi mới vào trường sẽ phải đóng khoản phí nhập học 10 triệu đồng, phí đăng ký 2 – 3 triệu đồng tùy bậc học, phí giữ chỗ 20 triệu đồng… Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng chi phí đồng phục, lệ phí các kỳ thi quốc tế…
Năm học 2020 – 2021, Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) có mức học phí cao nhất là 525,7 triệu đồng/năm. Phí đăng ký tuyển sinh không hoàn lại là 2,25 triệu đồng đối với bậc tiểu học và 4,5 triệu đồng đối với các khối lớp còn lại.
Phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc tiếp tục lên trường phản đối lần 3 vào ngày 23/3.
Chị Nguyễn Thị Lệ Quyên, có con học tại Trường Quốc tế Việt Úc, cho biết, gia đình chị không quá giàu có. Tuy nhiên vì muốn con có môi trường học tập tốt, tin vào quảng cáo, chị cố gắng cho con vào học tại Trường Quốc tế Việt Úc.
“ Bình thường thì không sao, nhưng qua đợt dịch này mới thấy trường chỉ cố móc túi phụ huynh; còn lại ý kiến, phản ánh của phụ huynh không hề được tiếp nhận. Không một thắc mắc, yêu cầu nào của phụ huynh được giải đáp triệt để“, chị Quyên cho biết.
Theo ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, các trường ngoài công lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định 86 của Chính phủ. Sở chỉ quản lý về mặt chuyên môn, còn tất cả các khoản thu là do nhà trường và phụ huynh thỏa thuận.
Về việc này, UBND TP.HCM cũng giao Sở GD&ĐT làm việc với các trường để xem xét giải thích, trả lời cho các phụ huynh.
Lường trước khó khăn dù cho con học trường quốc tế với chi phí cả tỉ đồng
Phụ huynh sẽ phải lường trước một số sự việc có thể gặp phải khi quyết định cho con học trường quốc tế nói riêng và trường ngoài công lập nói chung dù mức chi phí lên tới nửa tỉ, thậm chí cả tỉ đồng/năm.
Mức học phí của một số trường quốc tế tại TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn
Khó để chuyển trường
Sự việc hàng trăm phụ huynh của cả chục trường quốc tế tại TPHCM, Hà Nội, Bình Dương... phản đối chính sách thu học phí trong thời gian nghỉ dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Hiện tại, chưa có nhiều trường đạt được thoả thuận với phụ huynh.
Thậm chí, tại Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) ở TPHCM, sau nhiều lần đề nghị được đối thoại bất thành, phụ huynh tiếp tục kéo đến trường căng băng rôn, đồng thời yêu cầu giải quyết một số vấn đề khác như chất lượng học tập, bữa ăn...
Có 2 con theo học Trường VAS, chị Nguyễn Hồng cho biết: "Trong hơn 1 tháng qua, dù đã nhiều lần liên hệ với nhà trường trên tinh thần cầu thị, muốn thoả thuận nhưng phụ huynh không nhận được sự hợp tác. Quá chán nản với cách đối xử của một cơ sở giáo dục, tôi muốn chuyển trường khác cho con nhưng lại gặp khó bởi quy định không cho phép chuyển từ trường tư sang trường công. Tôi không lường trước được những khó khăn khi chọn trường cho con", chị Hồng chia sẻ.
Đây cũng là vướng mắc của không ít phụ huynh khi lỡ chọn trường ngoài công lập mà không tìm hiểu trước các quy định.
Theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25.12.2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT thì việc chuyển trường từ ngoài công lập sang công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong 2 trường hợp.
Trường hợp 1 là học sinh phải chuyển nơi cư trú đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường ngoài công lập.
Trường hợp 2 là học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào, phải chuyển nơi cư trú theo cha, mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương.
Không dễ thoả thuận về các khoản thu
Có lẽ chưa bao giờ, phụ huynh các trường ngoài công lập lại cùng phản đối về chính sách học phí mùa dịch COVID-19 như hiện nay. Đã có phụ huynh của nhiều trường ngoài công lập như Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS), Quốc tế Australia (AIS Saigon), Trường Quốc tế Mỹ (TAS), Hệ thống trường EMASI, Trường Sao Việt (VstarSchool), Trường Tiểu học Newton... gửi đơn kiến nghị, kêu cứu đến nhiều cơ quan chức năng. Nguyên nhân chủ yếu đều do không được thoả thuận.
Không chỉ vậy, những năm qua, nhiều khoản phí mang các tên gọi khác nhau như phí ghi danh, phí giữ chỗ, phí nhập học, phí tuyển sinh,... cũng đã gây bức xúc cho phụ huynh.
Khi có tranh chấp, cơ quan quản lý nhà nước cũng khó có thể can thiệp vào bởi các khoản thu trường ngoài công lập được coi là thoả thuận dân sự giữa nhà trường và phụ huynh.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, theo nhà trường việc thu phí này là thỏa thuận, nhưng thực tế phụ huynh đều phản ánh rằng đây là một hình thức thu phí "tự nguyện kiểu ép buộc". Bởi phụ huynh chấp nhận nộp tiền nhưng không có nghĩa là họ tự nguyện, nếu không nộp thì không đăng ký được cho con vào học.
Khoản thu này đánh vào tâm lí, nhu cầu cấp bách cần tìm trường cho con học của phụ huynh nên phụ huynh rất khó từ chối nộp.
Tỉnh táo trong kiểm định chất lượng
Đánh giá về chất lượng cũng là một điều cần lưu ý khi phụ huynh chọn trường ngoài công lập bởi chương trình học sẽ rất khác với hệ công lập, phụ huynh khó kiểm soát, so sánh.
Ngoài ra, để thu hút phụ huynh với mức học phí cao, các trường sẽ quảng cáo được học chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với trường quốc tế. Tuy nhiên, thực chất không ít trường đã bị "bóc mẽ" là chương trình không có phép hay liên kết với trường học "ma".
Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán Về phản ứng của phụ huynh một số trường ngoài công lập với việc thu học phí trong thời gian nghỉ tránh dịch COVID-19, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM - khẳng định: "Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường còn phải đàm phán, đảm bảo sự đồng thuận". Phụ huynh AIS Saigon căng thẳng đòi công...