Phụ huynh lo lắng trước thay đổi đăng ký nguyện vọng lớp 10
Trước khả năng con trai không thể đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 trường THPT Kim Liên như dự định, chị Hà lo đến mất ngủ.
Từ tối qua đến giờ, chị Hà, 40 tuổi, quận Hoàng Mai, sốt sắng sau khi đọc kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội. Luôn nghĩ rằng sẽ không có thay đổi so với các năm trước, kể cả việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10 theo khu vực tuyển sinh, từ đầu năm học, chị và con thống nhất sẽ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa.
Vì sớm xác định mục tiêu vào ngôi trường THPT lấy điểm đầu vào cao thứ hai toàn thành phố trong năm ngoái, con trai chị Hà đã rất nỗ lực. Ngoài học ở trường, em học thêm ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh bên ngoài vào các buổi tối trong tuần với hy vọng trúng tuyển ngay nguyện vọng 1.
Như những năm trước, để dự thi trường Kim Liên (thuộc khu vực tuyển sinh 3, còn quận Hoàn Mai nơi chị Hà thường trú là khu vực 4), con chị chỉ cần làm đơn theo mẫu xin đổi, có xác nhận của hiệu trưởng trường THCS nơi đang học lớp 9 và ghi khu vực tuyển sinh xin đổi vào mục “Khu vực đăng ký dự tuyển” trong phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT, nộp tại trường THCS.
Thế nhưng mọi tính toán của chị Hà và con có thể không thành. Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 của UBND TP Hà Nội, năm nay học sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng, nhiều hơn năm ngoái một. Tuy nhiên, học sinh phải đặt nguyện vọng 1 và 2 vào trường thuộc khu vực tuyển sinh mà các em có hộ khẩu thường trú. Nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
“Tôi hiểu với quy định này, nhà tôi có hộ khẩu thường trú ở quận Hoàng Mai thì chỉ có thể đăng ký trường Kim Liên ở nguyện vọng 3. Trong khi như mọi năm, tất cả trường thuộc quận Hoàng Mai đều lấy điểm đầu vào thấp hơn trường Kim Liên. Vậy nếu con trúng tuyển nguyện vọng 1 rồi thì làm sao được xét đến nguyện vọng 3 nữa”, chị Hà buồn bã nói.
Bà mẹ hy vọng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sớm hướng dẫn cụ thể, trong đó có phần được thay đổi khu vực tuyển sinh nếu có đơn xin đổi như năm ngoái.
Phụ huynh đứng đợi con ở điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020. Ảnh: Thanh Hằng.
Chung nỗi niềm với chị Hà, chị Ngọc Ánh, 37 tuổi, huyện Thanh Trì, chia sẻ: “Không chỉ tôi, nhiều phụ huynh, học sinh, thậm chí cả giáo viên chủ nhiệm lớp con cũng hoang mang. Quy định phải đăng ký 2 nguyện vọng ở khu vực tuyển sinh theo hộ khẩu thường trú có thể khiến con mất cơ hội vào trường top đầu”.
Video đang HOT
Đã tìm hiểu rất kỹ môi trường học, phân tích điểm chuẩn đầu vào năm ngoái, con chị Ánh đặt mục tiêu vào được THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông, ngôi trường có đầu vào thường xuyên trong top 10 trường công lập không chuyên của thành phố. Là học sinh lớp chọn, lại sớm đặt mục tiêu và ôn luyện nghiêm túc, cả chị Ánh và con đều tin có thể trúng tuyển trường này.
Nhưng với kế hoạch mới được UBND thành phố phê duyệt ngày 19/2, con chị không còn cơ hội vào trường mong muốn. Nếu vẫn giữ nguyên Hoàng Mai và Thanh Trì cùng một khu vực tuyển sinh, con chị chỉ có thể học một trong các trường THPT ở hai quận, huyện này. Không trường nào trong số đó chị Ánh hài lòng bằng trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông.
“Tại sao các con không thể lựa chọn trường yêu thích”, chị Ánh đặt câu hỏi và hy vọng kế hoạch thi vào lớp 10 năm nay được xem xét lại, giữ nguyên cách thức đăng ký nguyện vọng như năm ngoái để học sinh yên tâm học tập, có động lực phấn đấu.
Chị Huế, 42 tuổi, ở quận Hoàng Mai, cũng hoang mang trước thay đổi về đăng ký nguyện vọng phải theo hộ khẩu thường trú. Con chị có kế hoạch thi vào trường THPT Kim Liên từ lớp 6, dù học rất tốt, cháu không muốn thi chuyên. “Gia đình đã luôn dạy con về việc xây dựng ước mơ và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu, nhưng thay đổi này sẽ khiến những đứa trẻ như con hụt hẫng, hoài nghi”, chị Huế nói, cho rằng không thể vào các trường top đầu như Kim Liên cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiếp theo ở cấp 3, đại học của con.
Cũng theo phụ huynh này, sự thay đổi trong kế hoạch tuyển sinh của Hà Nội sẽ làm nảy sinh tiêu cực chạy chuyển hộ khẩu bởi như Hoàng Mai và Thanh Trì cùng một khu vực tuyển sinh nhưng không có trường nào thuộc top đầu thành phố. Trong khi rất nhiều phụ huynh mong muốn cho con được học tập trong môi trường có nhiều bạn cùng năng lực.
Nói về việc bổ sung nguyện vọng 3, chị Huế cho rằng việc này chỉ phục vụ cho các cháu có học lực yếu, trong khi những trẻ học tốt hơn lại đang bị mất cơ hội vào những môi trường học tập tốt. “Như vậy có phải là đang lãng phí nguồn lực tương lai hay không”, bà mẹ đặt câu hỏi.
Chị Thanh Mai ở quận Nam Từ Liêm lại lo lắng vì nếu đúng như quy định, con chị phải đăng ký nguyện vọng 1 và 2 theo hộ khẩu thường trú ở quận Hai Bà Trưng. Trường hợp trúng tuyển nguyện vọng 1 hoặc 2, con sẽ đi học cách nhà chừng 13-15 km. “Rõ ràng quy định này không phù hợp bởi rất nhiều người có hộ khẩu thường trú một nơi và đang tạm trú ở một nơi khác”, chị Mai nói.
Nhiều phụ huynh khác tỏ ra bối rối trước điểm mới trong tuyển sinh năm nay. Trên các diễn đàn, phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 10 sốt sắng đặt câu hỏi. Có người hỏi cả giáo viên trong trường nhưng chưa nhận được câu trả lời rõ ràng.
Năm nay, Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào ngày 29-30/5 với bốn môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, khoảng tháng 3, Sở sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể giúp nhà trường và phụ huynh, học sinh tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký dự tuyển.
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho rằng ngoài lưu ý về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 3 trường THPT công lập, trong đó nguyện vọng 1 và 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh học sinh có hộ khẩu thường trú, nguyện vọng 3 ở khu vực bất kỳ, phụ huynh và học sinh cần lưu ý năm nay sẽ không được thay đổi nguyện vọng. Các em cần cân nhắc kỹ trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng và sắp xếp thự tự ưu tiên phù hợp với năng lực.
Về nguyên tắc xét tuyển, nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, học sinh không được xét tuyển nguyện vọng 2 và 3. Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì được xét tuyển nguyện vọng 2, nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 1 điểm.
Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 thì được xét tuyển nguyện vọng 3, nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 2 điểm.
'Cho con đi học thêm tiền lớp 1 gây nhiều hệ lụy'
Chuyên gia giáo dục cho rằng việc dạy thêm, học thêm chưa thể cấm được vì đó là nhu cầu đến từ cả hai phía phụ huynh và giáo viên.
Vừa qua, Sở GD&ĐT TP.HCM tiếp tục có công văn gửi các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung "tiếp tục thực nghiệm nghiêm các quy định của Bộ, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống".
Công văn của Sở GD&ĐT TP.HCM nhắc nhớ về 8 năm trước, Bộ GD&ĐT từng ra văn bản cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học nhưng thực tế hiện nay là những lớp dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra.
Ảnh minh họa
Liên quan đến vấn đề trên, cô Lê Thị Loan - Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho hay: "Tôi không dám nghĩ đến câu chuyện dạy thêm, học thêm là "miếng bánh ngon" như người ta hay nói.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là việc dạy thêm, học thêm diễn ra quanh ta bao lâu nay nhưng chưa thể cấm được vì đó là nhu cầu đến từ cả hai phía phụ huynh và giáo viên".
Cô Loan phân tích, đa số phụ huynh cho con đi học thêm vì tâm lý đám đông, thấy con nhà người ta đi học thêm thì con mình cũng đi học, thấy bạn của con đi học lại sợ mình không cho con đi học sẽ bị cô giáo không quan tâm. Còn phía giáo viên thì bị ép chỉ tiêu, giao thành tích, nếu các con không đạt ở mức độ nào đó thì cô bị trừ điểm thi đua, cuối năm không được khen thưởng...
"Nếu nói thẳng ra thì không bố mẹ nào muốn con đi học thêm. Bọn trẻ ở trường cả ngày rồi, tối đến cũng muốn con nghỉ ngơi, thư giãn chơi với bố mẹ.
Năm nay, tôi thấy nhiều bố mẹ tìm cô dạy tiền lớp 1 cho con. Lâu nay tôi vẫn phản đối việc này. Bố mẹ chỉ nghe nói chương trình khó là lo lắng, tìm cách nhồi con vào lớp học thêm nhưng chương trình khó thế nào thì không nắm rõ.
Nhiều bố mẹ nói với tôi, nếu không cho con đi học tiền lớp 1 mà chương trình thay đổi thế này sợ ở nhà không dạy được con.
Tôi đã nói luôn với họ, kể cả cho con đi học thêm thì về bố mẹ cũng đâu dạy được, cùng lắm chỉ dạy được vài âm vần đầu tiên thôi. Lo lắng theo tâm lý đám đông cho con đi học thêm là việc thiếu cơ sở, gây nhiều hệ lụy", cô Loan nói.
Theo cô Loan, nếu tìm không đúng giáo viên, giáo viên dạy không đúng phương pháp, dạy theo kinh nghiệm cho trẻ tiền lớp 1 là rất nguy hiểm. Nếu trẻ tiếp nhận kiến thức sai thì sau này khi chính thức vào lớp 1 cô giáo uốn nắn lại rất khó.
Đó là chưa kể, một số em được học trước nên đọc viết sớm, không còn hứng thú, chủ quan với việc học lớp 1 sẽ tạo những vết trượt khó tránh.
Cũng theo cô Loan, việc cấm dạy thêm, học thêm chỉ cấm được về mặt hình thức, cấm hành chính, chỉ cấm trong nhà trường chứ không cấm được ở ngoài nhà trường. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh đừng sợ con mình kém so với người khác, cứ theo lộ trình các con sẽ đọc thông viết thạo sau lớp 1.
"Tôi nhắc lại, đối với chương trình lớp 1 mới học sinh không cần học trước, nếu phụ huynh muốn hướng dẫn thì chỉ cần cho con làm quen bảng chữ cái và chữ số là được, việc dạy chữ, âm đã có nhà trường lo. Việc học thêm trước khi vào lớp 1 không hề tốt cho trẻ, làm thui chột hứng thú của trẻ khi đến trường, làm trẻ sinh tâm lý chủ quan, ỷ lại rất nguy hiểm", cô Loan nhấn mạnh.
Bài 3: Chuyên gia 'mách nước' cấm tận gốc dạy thêm, học thêm lớp 1
Ngày 16/5/2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm do Thứ trưởng Bộ Gáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển ký nội dung cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học.
Cụ thể, tại điều 4 của Thông tư này nêu rõ: "Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống".
Dạy trẻ cách nghĩ và dám là chính mình Gần kề thi kiểm tra học kỳ 1, nhiều phụ huynh tăng cường cho con đi học thêm, phần lớn là luyện làm các bài mẫu nhằm đạt điểm cao. Cả ngày học ở trường xong, chưa kịp nghỉ ngơi hay ăn uống gì, nhiều học sinh đã được chở đến các lớp học thêm này. Ảnh minh họa Con chị bạn 7...