Chuẩn bị kịch bản dạy học, thi tốt nghiệp, tuyển sinh để ứng phó với dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch để kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều 19/2.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ GDĐT chiều 19/2
Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ GDĐT cho biết: Sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, có 14 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2; 49 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học trên lớp, trong đó có 1 tỉnh cho nghỉ đến hết ngày 19/2; 17 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 21/2; 6 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 22/2; 10 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 28/2; 15 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến khi có thông báo mới.
Các Sở GDĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục kích hoạt lại hệ thống phòng, chống dịch; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để truy vết F1, F2,…và hướng dẫn học sinh, sinh viên, giáo viên khai báo y tế theo đúng quy định. Hầu hết các địa phương cho học sinh nghỉ học trên lớp đã triển khai hình thức dạy học trực tuyến.
Ở bậc đại học, tất cả các cơ sở đào tạo (trừ các cơ sở đào tạo khối an ninh quốc phòng) sinh viên hiện vẫn đang trong kỳ nghỉ Tết. Một số sinh viên do tình hình dịch bệnh không về quê ăn Tết đã được các nhà trường tổ chức đón Tết tại ký túc xá. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đến thời điểm này đã thông báo tổ chức cho sinh viên học trực tuyến.
Video đang HOT
Đánh giá cao sự chủ động của địa phương, cơ sở giáo dục trong việc nhanh chóng đưa ra những quyết định về dạy và học nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đồng thời chỉ đạo: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch, từ đó kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp”.
Theo Bộ trưởng, mặc dù tình hình hiện nay vẫn đang trong tầm kiểm soát, song diễn biến tiếp theo chưa thể nói trước, vì vậy, các đơn vị chuyên môn tùy theo chức năng, nhiệm vụ đưa ra các kịch bản tình huống khác nhau, trong đó lưu tâm tới kịch bản điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học; kịch bản thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng… “Cần chủ động xây dựng phương án, để dù tình huống nào xảy ra cũng thực hiện được ngay”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Khen thưởng cá nhân, tập thể triển khai tốt dạy học trực tuyến
Nhằm tạo hành lang pháp lý và hỗ trợ các điều kiện để triển khai dạy học trực tuyến, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tích cực hoàn thiện và sớm ban hành Thông tư Quy định quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Đồng thời, làm việc với các đối tác doanh nghiệp, nhà mạng đã ký kết hợp tác với Bộ GDĐT để hỗ trợ hạ tầng, đường truyền, băng thông… phục vụ cho hoạt động dạy và học. Có giải pháp kết nối nguồn lực hỗ trợ giáo viên, học sinh các địa bàn khó khăn, không có khả năng tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình.
Trên cơ sở kế thừa tối đa hệ thống bài giảng điện tử hiện có, Bộ trưởng chỉ đạo, các vụ bậc học tiếp tục bổ sung bằng cách huy động giáo viên từ các địa phương thực hiện các bài giảng có chất lượng, từng bước hoàn thiện kho học liệu số với đầy đủ các môn học ở bậc phổ thông. Việc xây dựng những bài giảng mẫu tốt và đăng tải qua kênh youtube, theo Bộ trưởng, còn rất phù hợp với những bậc học, lớp học “khó” triển khai dạy học trực tuyến như mầm non hay lớp 1.
Để giúp giáo viên có được các kỹ năng cần thiết, hiểu được quy trình, trình tự giảng dạy trong môi trường số, Bộ trưởng giao các đơn vị chuyên môn xây dựng cẩm nang hướng dẫn những nội dung này cung cấp cho giáo viên. Đối với học sinh, vấn đề Bộ trưởng đề nghị lưu tâm là đảm bảo an toàn cho các em trong môi trường mạng, trong đó bao gồm an toàn sức khỏe và an toàn tâm lý.
Ghi nhận sự chủ động, tích cực của giáo viên, cơ sở giáo dục trong triển khai dạy học trực tuyến, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GDĐT sẽ có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời, xứng đáng cho những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học trong điều kiện khó khăn, chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 trong suốt thời gian vừa qua.
Trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến khó lường, việc triển khai tập huấn giáo viên, tập huấn sách giáo khoa chuẩn bị thực hiện chương trình mới đối với lớp 2, lớp 6 sao cho phù hợp và chất lượng cũng là nhiệm vụ được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của Bộ GDĐT.
Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị, các nhà xuất bản có thể kết hợp giữa hình thức tập huấn trực tuyến và trực tiếp, thực hiện số hóa bài giảng tập huấn cung cấp tới giáo viên. “Dù thế nào cũng không để việc tập huấn bị đứt đoạn”, Bộ trưởng nêu rõ.
Thí sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội không được thay đổi nguyện vọng như mọi năm
Năm học 2020-2021, các thi sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội sẽ không còn có cơ hội được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký như mọi năm.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn thành phố năm học 2020-2021 sẽ có nhiều thay đổi so với các năm. Điểm đáng chú ý nhất là thí sinh sẽ không còn có cơ hội được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký như mọi năm. Trong kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 đã quy định rõ: " Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký ".
Những năm trước, Hà Nội cho phép học sinh có thể thay đổi nguyện vọng dự tuyển 1 lần.
Điểm mới thứ 2 trong năm nay là học sinh không còn được đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10. Trước đây, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, Sở GD-ĐT cho phép các thí sinh được đổi khu vực tuyển sinh. Cụ thể, những học sinh ở vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh...
Toàn thành phố Hà Nội được phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Học sinh hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú ở khu vực tuyển sinh nào, được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đó.
Học sinh muốn đổi khu vực tuyển sinh chỉ cần làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh (theo mẫu), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được hiệu trưởng trường THCS nơi theo học lớp 9 xác nhận.
Năm nay, kế hoạch tuyển sinh vừa được UBND TP. Hà Nội phê duyệt nêu rõ: " Nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú ".
Nhiều điểm mới trong phương án tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2020-2021. (Ảnh: M.Đ).
Ngày 19/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký Quyết định số 839/QĐ-UBND, phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022. Theo kế hoạch, mỗi học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh chung của TP sẽ được dự tuyển vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên trong khi những năm trước thí sinh chỉ được đăng ký 2 nguyện vọng. Trong đó nguyện vọng 1 và 2 phải cùng một khu vực tuyển sinh, nơi học sinh có hộ khẩu thường trú.
Nguyện vọng 3 có thể là một trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Thi lớp 10 ở Hà Nội: Hai điểm mới khiến phụ huynh 'sốt xình xịch' Không được đổi khu vực tuyển sinh và nguyện vọng đã đăng ký là 2 điểm mới đáng chú ý liên quan đến việc đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 THPT ở Hà Nội năm học 2020-2021. Học sinh không còn được đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 Các năm trước, để làm căn cứ cho việc đăng ký nguyện...