Điều gì khiến trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc?
Mới đây, FAROS Education& Consulting – đơn vị đưa các giải pháp và mô hình giáo dục tiến bộ về Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Trường học kiến tạo : Điều gì khiến trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc?” với mong muốn mang đến cho những người làm giáo dục và các phụ huynh hiểu hơn về những giải pháp mang đến một trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc.
Thế nào là một trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc?
“Hiệu quả” nghĩa là giúp con trẻ chạm được đến những mục tiêu thiết yếu, quan trọng trên hành trình học tập và phát triển của các em. “Hạnh phúc”nghĩa là các em sẽ đạt được những mục tiêu ấy một cách lành mạnh và giữ được niềm vui khi đến trường, chứ không phải vùi mình trong những cuộc chạy đua thành tích hay bị biến thành những “cỗ máy học tập” vô hồn.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, người đưa mô hình “Trường học kiến tạo” về Việt Nam, trường giữ vai trò như một ngọn hải đăng để dẫn dắt cộng đồng của mình. Trường học kiến tạo hoạt động theo 5 giá trị, muốn gieo trồng trong học sinh mình biết đồng cảm, quan tâm; biết tử tế, hành động theo những giá trị đúng đắn; hướng đến sự ưu tú, chất lượng cao trong mỗi việc mình làm; biết giúp đỡ, hỗ trợ người khác; biết lắng nghe, không ngừng học hỏi để đổi mới bản thân.
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương cũng nhấn mạnh 6 trụ cột không thể thiếu để kiến tạo một trường học hiệu quả và học sinh hạnh phúc chính là: Chương trình chuyên môn; Đào tạo con người; Quan hệ nhà trường – phụ huynh; Vận hành; Lãnh đạo; Quan hệ nhà trường – cộng đồng.
Các chuyên gia tham gia Hội thảo: “Trường học kiến tạo: Điều gì khiến trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc?”. Ảnh: An nhiên
Yếu tố văn hóa tác động mạnh mẽ đến giáo dục
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương nhấn mạnh yếu tố văn hóa vô hình mà chúng ta hấp thụ mỗi ngày, tất cả chúng ta đều đang hít thở nó giống như hít thở khí trời, chính nó có khả năng dẫn dắt và tác động rất lớn đến việc giáo dục con trẻ.
Mặc dù phụ huynh không nắm bắt về chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục nhưng họ cũng góp phần kiến tạo ra ra bầu không khí văn hóa vô hình mà con trẻ hít thở mỗi ngày.
Bởi, cho dù nhà trường có dạy học sinh 100 bài học về lối sống, đạo đức,… nhưng khi trở về nhà, các em phải nghe những lời chửi bậy, chứng kiến những hành động thiếu chuẩn mực của người lớn trong gia đình thì những bài học ở trường sẽ trở nên vô nghĩa.
Video đang HOT
Theo quan điểm của cô Nguyễn Thúy Uyên Phương, mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một ngôi trường hiệu quả, học sinh hạnh phúc. Sự kết nối giữa nhà trường và phụ huynh thể hiện ở việc hai bên cùng tôn trọng, lắng nghe ý kiến, mong muốn của nhau để cùng tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất, để học sinh được học trong môi trường lành mạnh, nhân văn.
Giáo viên rất cần có sự dũng cảm, kỹ năng đối thoại để hóa giải những xung đột tồn tại trong gia đình, nhà trường và xã hội, truyền đạt những thông điệp cần thiết mà không gây căng thẳng, để phụ huynh hiểu rằng, nhà trường cần phụ huynh đồng hành, hợp tác.
TS Nguyễn Quốc Vương – một nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng chia sẻ, giáo dục nói chung và trường học nói riêng có hai nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất là trao chuyển, duy trì những giá trị văn hóa, dạy trẻ học cách yêu thương, những đức tính tốt đẹp, rèn luyện, phát huy phẩm chất của trẻ, dạy học kiến thức có sẵn từ trước. Nhiệm vụ thứ hai là kiến tạo nên những giá trị mới, những con người biết thay đổi, biết tiếp nhận cái mới, có năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội.
Theo TS Nguyễn Quốc Vương, cuộc sống đang thay đổi từng ngày và giáo dục cần thích nghi với những thay đổi đó. Nếu trường học quên đi nhiệm vụ thứ hai, không có tinh thần kiến tạo giá trị mới thì trường học sẽ tạo nên những bức tường cản trở sự phát triển. Các thầy cô giáo sẽ trở nên chuyên chế trong lớp học của chính mình.
TS Vương nhấn mạnh trường học kiến tạo hướng đến giáo dục giải quyết vấn đề, tạo nên con người công dân hành động. Khi đó, giáo dục không chỉ chú trọng “rót đầy” kiến thức mà quan trọng là khơi dậy được tiềm năng, khát khao học tập, năng lực, phẩm chất học sinh.
Cố tình lấy 0 điểm bài thi đại học để chứng tỏ bản thân "khác người", những thí sinh này đều nhận cái kết bi đát
Vào ngày thi đại học, Trương Giảo đã viết những câu chống đối trên mỗi bài thi. Cuối cùng, anh ta bị 0 điểm tất cả các môn nhưng không hề cảm thấy hối hận.
Đối với mọi học sinh, kỳ thi đại học là một ngưỡng cửa vô cùng quan trọng, mở ra tiền đề cho công việc, sự nghiệp sau này. Chính vì vậy mà nhiều người không tiếc tiền của để đầu tư cho việc học, ôn luyện ngày đêm để giành suất vào trường đại học top đầu.
Ở Trung Quốc, kỳ thi đại học (Gaokao) lại càng khắc nghiệt hơn. Nhiều em vừa truyền nước vừa ôn bài hoặc thuê hẳn nhà riêng để học tập, tránh bị các yếu tố xung quanh xao nhãng. Nữ sinh thậm chí phải uống thuốc tránh thai để hoãn kỳ kinh nguyệt, tránh rơi vào ngày thi. Song song với những học sinh cần mẫn học tập thì lại không ít trường hợp thờ ơ hoặc ghét bỏ kỳ thi đại học.
Tại đất nước tỷ dân, từng có không ít trường hợp đi ngược lại với đám đông, cố tình bị điểm 0 để chứng tỏ bản thân khác biệt và thậm chí là để kêu gọi... bãi bỏ kỳ thi đại học. Nhìn chung, tất cả thí sinh này sau đó đều nhận phải cái kết đắng. Có người may mắn tỉnh ngộ, nhưng có người phải trả giá đắt.
Tưởng Đa Đa
14 năm trước, nữ sinh Tưởng Đa Đa (Hà Nam, Trung Quốc) vốn có thành tích học tập tốt, tuy nhiên tính cách lại nổi loạn. Trường cấp 3 mà cô theo học quản lý học sinh rất nghiêm ngặt, giáo viên chỉ quan tâm đến kết quả học tập. Điều này khiến Đa Đa chán nản và tìm đến các quyển tiểu thuyết để xua tan áp lực tâm lý. Dần dần, cô bị ám ảnh bởi viết lách.
Đa Đa viết hàng chục mẩu truyện ngắn và xao nhãng việc học tập. Trong một khoảng thời gian ngắn, nữ sinh này đã viết tới 46 quyển sách, một số được xuất bản trên tạp chí nhưng kết quả học tập ngày càng sụt giảm. Khi giáo viên khuyên Đa Đa nên tập trung vào việc học nhiều hơn thì cô gái lại "chỉ trích" giáo viên về những khuyết điểm của nền giáo dục Trung Quốc. Không được giáo viên đồng tình, Đa Đa quyết định viết những suy nghĩ lên bài thi đại học của mình.
Tưởng Đa Đa ngày ấy.
Vào ngày thi đại học năm 2006, Đa Đa đã viết một bài luận 8000 chữ trên 4 trang giấy thi với những ý kiến phê bình sự yếu kém trong cách thức giảng dạy, chỉ trích những nhược điểm của kỳ thi tuyển sinh đại học,... Cô còn cố tình dùng 2 màu mực để vi phạm quy chế thi, ngoài ra ký tên bằng bút danh thay vì tên thực.
Kết quả, Đa Đa bị điểm 0, bị cấm thi đại học vĩnh viễn và còn bị mọi người chê cười, chỉ trích. Quá áp lực, Đa Đa còn từng nghĩ đến chuyện tự tử. Giờ đây ở độ tuổi 30, cô nữ sinh ngông cuồng năm nào thực sự hối hận về việc làm của mình khi ấy.
Cô hiện tại đã kết hôn, sinh con và theo nghề nông của bố mẹ. Những cuốn sách năm xưa chẳng thể xuất bản và Đa Đa hiện đang sống một cuộc đời nghèo khó, khốn khổ. Câu chuyện của Tưởng Đa Đa được nhiều người lấy làm ví dụ tiêu cực nhằm khuyên khủ các học sinh không lặp lại sai lầm tương tự.
Bố mẹ Tưởng Đa Đa thất vọng vì quyết định dại dột của con gái.
Cát Kiến
Cát Kiến (SN 1989) sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trong kỳ thi đại học năm 2008, anh chủ đích bị điểm 0 trong bài kiểm tra bài khi điền tên và số bài kiểm tra của mình vào bài thi. Tuy nhiên các giáo viên vẫn cho nam sinh này cơ hội. Cuối cùng anh được 160 điểm. Mặc dù Cát Kiến không thực sự bị điểm 0 nhưng mục đích ban đầu của anh vẫn khiến báo chí chú ý đến và liên tục đăng tin.
Cát Kiến sau đó gặp nhiều biến cố, va vấp khi ra ngoài xã hội. Chính điều này đã khiến anh thực sự suy nghĩ lại về hành vi của mình và nhận ra chỉ có học tập mới có thể thay đổi số phận. Bằng những nỗ lực học tập phi thường, Cát Kiến đã trở lại đúng hướng và dần trở nên tiến bộ. Sau này, anh xuất bản sách về toán học, triết học và cả văn học. Ngoài ra anh còn thành lập một website nổi tiếng với lượng truy cập khủng.
Cát Kiến đã kịp tỉnh ngộ.
Trương Giảo
Trương Giảo là một trong những cái tên tai tiếng nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc. Nam sinh này sống ở tỉnh Thiểm Tây trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Dù nhà nghèo nhưng Trương học hành rất chăm chỉ. Do đó, thành tích học tập của anh luôn nổi bật ở trong lớp.
Tuy nhiên từ khi vào lớp 3,thành tích của Trường ngày càng thụt lùi so với bạn bè. Tâm lý của nam sinh này vì thế mà trì trệ, chán nản việc học. "Noi gương" những người cố tình bị điểm 0 trong kỳ thi đại học, Trương cũng dần nảy sinh tư tưởng chống đối, muốn xóa sổ kỳ thi này.
Một tấm ảnh cũ của Trương Giảo.
Vào ngày thi đại học, Trương Giảo đã viết những câu chống đối trên mỗi bài thi. Cuối cùng, anh ta bị 0 điểm tất cả các môn nhưng không hề cảm thấy hối hận. Anh ta thậm chí còn vênh váo cho rằng mình có thể trở thành Bill Gates của Trung Quốc và đặt kế hoạch kiếm được 10 triệu tệ trong 10 năm.
Tuy nhiên Trương Giảo sau đó không trở thành triệu phú như ảo tưởng mà bắt đầu tha hóa, rơi vào con đường phạm tội. Anh ta đã làm một loạt giấy tờ giả để chiếm đoạt tài sản. Kết quả, Trương bị pháp luật trừng trị và ngồi tù để trả giá cho sai lầm của mình. Có thể nói trong những trường hợp cố tình bị điểm 0 trong kỳ thi đại học, Cát Kiến chính là người lãnh trái đắng nhất.
Giấy khen như huy chương, chỉ nên tặng vài cháu giỏi nhất lớp "Giấy khen chỉ trở nên vô giá trị nếu được phát đại trà, vì thế không nên bỏ mà nên hạn chế, chỉ tặng thưởng cho vài ba học sinh xuất sắc nhất lớp". Đó là ý kiến của độc giả tên Hiếu khi bình luận dưới bài viết "Giấy khen cho học sinh là phần thưởng lỗi thời, nên bỏ". Trong gần...