Phụ huynh “hoảng hốt” phát hiện thông tin trong sách giáo khoa
Con trẻ nói là sách viết nhầm từ ngữ, phụ huynh dù có trình độ cao cũng không giảng được bài cho con, thông tin kiến thức không phù hợp với tình hình thực tế.
Nhiều kiến thức ở tầm vĩ mô
Một buổi ngồi dạy con học môn Địa lý lớp 6 mà tôi cũng phải hoảng hốt vì thông tin kiến thức trong quyển sách này. Toàn bộ quyển sách là các bài viết về vũ trụ, về kinh tuyến, vĩ tuyến và tọa độ cao siêu.
Những khái niệm rất trừu tượng mà dù có đọc kỹ bài, thì tôi và các bậc cha mẹ cũng khó để giảng dạy cho con ở môn học này. Sách dành cho học sinh phổ thông, đặc biệt là các em mới vào học cấp 2, lại là lần đầu tiên học môn Địa lý nhưng lại chỉ dạy kiến thức chuyên sâu ở tầm vĩ mô khó hiểu.
Trong khi đó, hỏi các em học sinh lớp 9 lại không vẽ được bản đồ Việt Nam, không biết biển Đông ở đâu và thậm chí còn không biết đến sông Hồng đang ở gần nơi mình ở.
Trong khi những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội ở ngay xung quanh thì các em không được biết thì sách vở đã dạy các em nhỏ mới học lớp 2 về hành tinh, về trái đất bao la và mơ hồ.
Theo thang bậc của việc học truyền thống, học sinh phải học từ kiến thức chung cho tới những cái riêng và cụ thể. Tuy nhiên những cái chung thì rộng lớn, khó hiểu và không gần thực tế, còn những thứ ở phạm trù hẹp thì lại rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Dạy học cho con nhỏ ở nhà bây giờ trở thành bài toán khó với nhiều phụ huynh học sinh.
Sách vẫn gợi ý về con đường làng thanh bình của 20 năm về trước
Cách dạy và học truyền thống này đến nay không còn phù hợp với điều kiện thực tế đang khiến các em ngày càng chán học và lo lắng nhiều cho việc học.
Những người viết sách và làm cải cách sách vẫn luôn nghiên cứu ở tầm vĩ mô và chưa gắn với thực tế phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Video đang HOT
Một bà mẹ cố hướng dẫn cho con mình viết một đoạn văn về con đường tới trường của em nhưng đành bất lực. Sách giáo khoa vẫn gợi ý về con đường làng thanh bình của 20 năm về trước, nơi có cánh đồng lúa hai bên, có hàng cây xanh mát và tiếng chim hót líu lo.
Những làng quê này, giờ đang trong quá trình đô thị hóa cùng tốc độ sản xuất công nghiệp nhanh chóng và con đường đó chỉ còn trong ký ức của người lớn.
Con đường vẫn còn đó, mở rộng hơn, trải bê tông và hai bên là nhà cao tầng với hàng quán san sát. Hàng ngày, gia đình phải đưa đón con cháu mình đi học bằng xe máy, ô tô để tránh bụi bẩn và đảm bảo an toàn giao thông vì đường rất nhiều xe cộ đi lại tấp nập.
Dạy học cho con nhỏ ở nhà bây giờ trở thành bài toán khó với nhiều phụ huynh học sinh. Không dạy được cho con nên cha mẹ phải bỏ nhiều tiền cho con đến các lớp học thêm.
Ngày nay, không chỉ ở thành thị mà ở các vùng nông thôn, nhiều phụ huynh cũng có trình độ cao như ĐH, CĐ tuy vậy, việc dạy học cho con ở nhà cũng rất khó khăn. Một ví dụ trong bài toán đố lớp 3 có viết về cái “thúng” dùng để những quả dưa. Khi cậu bé hàng xóm đọc đến đây thì nó vô tư nói rằng sách giáo khoa viết sai, phải là cái ” thùng” chứ không phải cái “thúng”.
Thế là cha mẹ lại dành thêm thời gian để chỉ giải cho con về những dụng cụ sản xuất nông nghiệp trước kia như cái cuốc, cái thúng, cái sàng. Làng chưa lên phố nhưng sản xuất công nghiệp là chủ yếu và những bài văn viết về con trâu, cái cày hay con lợn kêu ủn ỉn với các em nhỏ bây giờ thật xa lạ.
Mỗi năm, giáo viên các cấp lại đi tập huấn thay sách một lần để cập nhật thông tin và kiến thức mới. Chính những người giáo viên, với kinh nghiệm giảng dạy và bài học thực tế mới hiểu hết được những lỗ hổng của sách giáo khoa. Và hơn ai hết, đội ngũ này phải là những người biết cần phải chỉnh sửa ra sao cho phù hợp.
Sự sâu sát và trách nhiệm hết mình với công việc giảng dạy sẽ giúp những thầy cô giáo tổng hợp được ý kiến để góp phần vào việc cải cách sách giáo khoa hiệu quả nhất.
Vẫn biết cải cách sách giáo khoa để phổ cập cho giáo dục toàn quốc thật khó, tuy nhiên cần thiết phải có những thay đổi và làm mới để phù hợp với điều kiện chung của xã hội. Cải cách sách giáo khoa cũng như nhiều công việc khác, cần phải có sự sâu sát của nhiều cấp, ngành, cả các cơ quan, đoàn thể và cá nhân cùng vào cuộc./.
Bí quyết đạt điểm cao: Môn Địa lý - Tự tin nhờ kỹ năng sử dụng Atlat
Atlat Địa lý là tài liệu học tập không thể thiếu - cuốn sách giáo khoa thứ 2 - với môn Địa lý. Thành thạo kỹ năng sử dụng Atlat vô cùng quan trọng, giúp thí sinh tự tin hơn nhiều khi làm bài thi.
Học sinh Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội).
Click vào ảnh để xem nội dung
15 câu sử dụng Atlat trong đề tham khảo
Cô Bùi Thị Hậu, giáo viên Trường THCS-THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội), cho biết: Đề tham khảo môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT năm nay lựa chọn kiến thức trong chương trình Địa lý 11 và 12, loại trừ kiến thức nội dung giảm tải.
Chương trình Địa lý 11 có 2 câu hỏi về kiến thức khu vực Đông Nam Á dưới dạng thực hành kĩ năng. Kiến thức tập trung ở chương trình Địa lý lớp 12 với 48 câu hỏi, trong đó 15 câu sử dụng Atlat, 2 câu kĩ năng thực hành.
Còn lại 31 câu phân chia đều toàn bộ kiến thức: Về tự nhiên - 2 câu, dân cư - 2, kinh tế chung - 1 câu, các ngành kinh tế - 7 câu, các vùng kinh tế - 7 câu chia ra mỗi vùng 1 câu, nội dung biển đảo 2 câu.
Đồ họa: An Nhiên
Nhận định của cô Bùi Thị Hậu, đề minh họa phân hóa ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Số lượng câu hỏi ở cấp độ nhận biết chiếm phần lớn nhưng không quá dễ. Các câu hỏi thông hiểu cũng đòi hỏi thí sinh phải tư duy và hiểu sâu. Những câu hỏi ở mức vận dụng đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức, biết suy luận mà còn phải vận dụng hiểu biết thực tế mới có thể làm được.
Từ những phân tích trên, cô Bùi Thị Hậu cho rằng: HS sẽ phải học tập nghiêm túc mới đạt được mức 5 - 6 điểm. Để đạt điểm 8 - 9, thí sinh phải có khả năng tư duy tốt, không chỉ có kiến thức chắc chắn mà còn cần có kinh nghiệm thực tế nhất định. Các em cần tập trung, học hiểu kiến thức thay vì học theo cách ghi nhớ máy móc.
"Dành thời gian nhất định để học cách sử dụng Atlat cũng như luyện các dạng câu hỏi phần Atlat là có thể làm tốt các dạng bài nhận biết và thông hiểu.
Để làm tốt phần vận dụng không chỉ biết tư duy liên hệ các kiến thức với nhau mà phải dành thời gian tìm hiểu các vấn đề thực tế hiện nay", cô Bùi Thị Hậu cho hay.
Cô Bùi Thị Hậu - GV Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội). Ảnh: TG
3 bước sử dụng Atlat Địa lý
Như phân tích ở trên, đề thi tham khảo có 15 câu hỏi yêu cầu kĩ năng sử dụng Atlat, tương đương 3,75 điểm. Làm thế nào để ăn chắc phần điểm này? Gợi ý của cô Bùi Thị Hậu nêu rõ 3 bước quan trọng như sau:
Bước 1 - Hiểu về cấu trúc Atlat Địa lý Việt Nam. Cô Bùi Thị Hậu cho biết: Atlat Địa lý Việt Nam được trình bày với phần đầu là kí tự chung, giải thích các kí hiệu được sử dụng trong các trang bản đồ. Phần thứ hai là nội dung, chia theo 3 mảng kiến thức chính: Địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội, địa lý các vùng. Mạch nội dung đi từ phần chung đến phần riêng, từ khái quát đến cụ thể phù hợp với cách sắp xếp mạch kiến thức trong sách giáo khoa Địa lý 12.
Bước 2 - Đọc kĩ yêu cầu của đề bài và gạch chân những từ ngữ quan trọng. Cụ thể: Đâu là trang Atlat cần tìm? Đối tượng, đặc điểm kèm theo của nội dung cần tìm là gì? Khu vực phân bố, vị trí thể hiện của đối tượng đó ở đâu? (nếu có).
Đồ họa: An Nhiên
Bước 3 - Nhận biết đối tượng và xác định đối tượng trên Atlat. Với bước này, cô Bùi Thị Hậu lưu ý trước tiên đến nhận biết đối tượng trên bản đồ. Theo đó, cần phải biết được kí hiệu thể hiện đối tượng đó trên bản đồ, bằng cách tìm kí hiệu trong trang bản đồ yêu cầu, hoặc trang kí tự chung ở đầu của cuốn Atlat. Tốt nhất học sinh nên sử dụng nhiều và ghi nhớ các kí hiệu để tránh bị nhầm lẫn hoặc mất thời nhiều gian tìm. Tìm vị trí của đối tượng trên bản đồ bằng cách sử dụng kết hợp các bản đồ trong một trang, hoặc bản đồ các trang Atlat khác để xác định vị trí phân bố của đối tượng. Tiếp theo là nhận biết đối tượng trên biểu đồ: Xác định biểu đồ cần tìm đối tượng; nhận biết đối tượng bằng kí hiệu thể hiện trong biểu đồ; tính toán hoặc tìm các đặc điểm biểu hiện như đề bài yêu cầu.
"Thực hiện 3 bước đơn giản trên, chắc chắn HS sẽ cảm thấy tự tin hơn với phần kĩ năng sử dụng Atlat của mình. Tuy nhiên, ngoài những câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat, học sinh hoàn toàn có thể sử dụng Atlat để trả lời những câu hỏi lý thuyết khác một cách dễ dàng nếu trong quá trình học tập các em biết cách sử dụng Atlat để ghi nhớ kiến thức, phát triển tư duy tổng hợp theo lãnh thổ" - cô Bùi Thị Hậu lưu ý.
Thầy Phan Ánh Quang - GV Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi) nhấn mạnh: "Việc ôn tập kết hợp với sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam nhằm khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat. Ngoài ra, trong quá trình ôn tập, GV chia nội dung chương trình lớp 12 thành các chuyên đề: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý ngành kinh tế, Địa lý vùng kinh tế. Sau mỗi đơn vị kiến thức, GV cần cho HS rèn luyện các câu hỏi trắc nghiệm theo 4 mức độ. GV cần bám sát theo dõi và đánh giá đúng năng lực từng HS. Đặc biệt, thầy cô nên biên tập đề theo cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT cho HS làm càng nhiều càng tốt, nhằm rèn luyện kỹ năng làm bài và ôn tập các dạng câu hỏi và bài tập".
4 bộ sách giáo khoa mới lớp 1 có nhiều lỗi, vì sao Bộ không chỉ đạo công bố? Liệu có tình trạng thừa nhận lỗi sai để trấn an dư luận ở thời điểm cao trào của việc tìm "sạn" sách giáo khoa. Nhưng khi sóng gió qua đi mọi chuyện vẫn như cũ? Lần đầu tiên ngành giáo dục, có tới 5 bộ sách giáo khoa được phép lưu hành. Và, cũng là lần đầu tiên dư luận bắt lỗi...