Phụ huynh cùng nhà trường chống “sốc” cho HS lớp 6
Chương trình – SGK lớp 6 năm học 2021 – 2022 sẽ có một số thay đổi, có những môn mới như KHTN, Lịch sử – Địa lý.
Ngoài sự hướng dẫn của GV, phụ huynh nên cùng con tìm hiểu SGK mới để có phương pháp học thích hợp.
Một giờ học của HS Trường THCS Nguyễn Huệ
Đồng hành cùng con
Thầy Võ Thanh Phước – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết:
Đầu vào của HS lớp 6 năm tới không học được trọn chương trình của Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Tiểu học . Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình và kế hoạch bổ sung cho lớp 5. Điều này nhằm giúp HS tiểu học được bổ trợ kiến thức để sẵn sàng đón nhận chương trình lớp 6.
Chính vì vậy, theo thầy Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, phụ huynh nên dành thời gian cùng con tìm hiểu sách giáo khoa mới, tìm phương pháp học thích hợp, thay đổi cách học sao cho phù hợp với chương trình hiện hành.
Học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Huệ trong chương trình ngoại khóa giáo dục địa phương về chủ quyền biển đảo
Ngoài ra, thầy Võ Thanh Phước lưu ý: “Giai đoạn chuyển cấp này sẽ có những thay đổi lớn về môi trường học đường và phương pháp học tập. Vì vậy, trong giai đoạn này, bố mẹ nên ở bên cạnh các con nhiều hơn, động viên và theo sát các con.
Các bậc phụ huynh hãy lắng nghe cảm xúc, tâm sự với con để chuẩn bị tâm lý khi sắp bước vào giai đoạn mới. Phụ huynh hãy giúp con thích ứng được với môi trường mới, tập cho con những kỹ năng khi gặp bạn mới, thầy cô mới thì nên làm gì cho hợp lý. Đồng thời, trang bị những kỹ năng giao tiếp cơ bản để con không bị rụt rè hay lạc lõng trong đám đông”.
Học môn tích hợp như thế nào?
Video đang HOT
Với những môn học mới, có tính chất tích hợp như Lịch sử – Địa lí, KHTN, trường THCS Nguyễn Huệ phân công GV dạy học các nội dung phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Ví dụ như với môn Lịch sử – Địa lý, sẽ do GV Lịch sử và GV Địa lý đảm nhận. Ở học kỳ I, mỗi tuần lớp 6 có 2 tiết Lịch sử, và 1 tiết Địa lý. Học kỳ II sẽ phân thời khóa biểu ngược lại, 1 tiết Lịch sử và 2 tiết Địa lý.
HS Trường THCS Nguyễn Huệ với các hoạt động trải nghiệm trong chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
Ví dụ, dối với môn KHTN ở học kì 1, thời lượng mỗi môn: Sinh học 2 tiết/tuần; Hóa học: 1 tiết/tuần; Vật lí: 1 tiết/tuần. Bài kiểm tra định kì là bài kiểm tra tổ hợp của 3 môn, trong đó: Môn Sinh học sẽ chiếm 50% điểm số, môn Hóa học 25% và môn Vật lí 25%.
Với môn Lịch sử – Địa lý, bài kiểm tra thường xuyên thì ở học kỳ I, phần Lịch sử sẽ có 3 cột điểm, Địa lý 1 cột điểm. Sang học kỳ II sẽ đổi ngược lại. Đối với bài kiểm tra đánh giá định kỳ, gồm một bài giữa kỳ và cuối kỳ thì sẽ làm một đề kiểm tra chung với cấu trúc 70% dung lượng kiến thức Lịch sử, 30% môn Địa lý ở học kỳ I và ngược lại ở học kỳ II.
Đây cũng là phương án tổ chức dạy học và đánh giá mà nhiều trường THCS sẽ áp dụng trong năm đầu dạy học chương trình SGK mới ở lớp 6. Song song với đó, các trường sẽ chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học trong những năm học đến.
“Không phải đến khi thực hiện chương trình GDPT mới, GV mới đổi mới mà việc áp dụng các phương pháo dạy học mới, nhiều năm qua đã được GV của trường thực hiện và đạt được kết quả tốt. Chúng tôi đã có những đổi mới theo hướng đón đầu như dạy học theo hướng tích hợp liên môn, xây dựng các chủ đề dạy học, hoạt động. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, đã có thêm nội dung nghiên cứu bài học để GV cùng nhau chia sẻ kinh nhiệm, tránh được những lúng túng ban đầu khi thực hiện CT-SGK mới ở lớp 6″, thầy Võ Thanh Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tháo gỡ khó khăn khi triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6
Dù được quan tâm đầu tư khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng nhiều địa phương vẫn gặp khó.
Phòng học ở Điểm lẻ Đội 9, Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, huyện U Minh (Cà Mau) diện tích nhỏ nên bàn ghế được xếp sát bục giảng. Ảnh: V.Tâm
Nhà trường, ngành Giáo dục và chính quyền đang rà soát, bổ sung đội ngũ, cơ sở vật chất và trang thiết bị để khắc phục khó khăn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu và yếu
Cà Mau dù nỗ lực đầu tư, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp nhưng số trường nhỏ lẻ vẫn còn ở vùng sâu, vùng xa.
Nguyên nhân do sáp nhập điểm lẻ, học sinh gặp khó khăn về đường đi, nhiều em đối diện nguy cơ bỏ học.
Duy trì các điểm trường nhỏ lẻ cũng đồng nghĩa với việc thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị.
Đặc biệt, khi Chương trình GDPT mới triển khai, tình trạng thiếu phòng học 2 buổi/ngày, phòng chức năng, thiết bị dạy học diễn ra ở nhiều nơi.
Khó nhất đối với Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, huyện U Minh (Cà Mau) khi triển khai Chương trình GDPT mới là cơ sở vật chất.
Vì thiếu phòng học nên nhà trường chỉ sắp xếp dạy 7 buổi/tuần (quy định 9 buổi/tuần) với học sinh lớp 1.
Để giải quyết tình thế, trường chuyển lớp 4 về trường lẻ đã xóa trước đó, ưu tiên phòng học cho học sinh lớp 1.
Theo thầy Lê Minh Ra, Phó Hiệu trưởng nhà trường, phòng học đã cũ, diện tích nhỏ (38 học sinh/40m2) nên gặp khó trong tổ chức hoạt động theo Chương trình GDPT mới.
Tại Trường Tiểu học Đào Duy Từ, Điểm lẻ Kênh 21, huyện U Minh (Cà Mau) có 4 lớp nhưng chỉ có 2 phòng học, tổ chức dạy học 1 buổi/ngày với lớp 1 (25 tiết/tuần).
Theo thầy Cao Văn Đượm, Hiệu trưởng nhà trường, Điểm lẻ 21, năm học 2020 - 2021 có 86 học sinh của 4 khối lớp (từ lớp 1 - 4), trong khi điểm trường chỉ vỏn vẹn có 2 phòng học.
Để thuận tiện trong học tập và giảng dạy, Ban Giám hiệu bố trí điểm trường dạy 2 buổi/ngày, buổi sáng khối lớp 1 và 2, buổi chiều khối lớp 3 và 4.
Theo thống kê của các huyện và TP Cà Mau, lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới đến năm 2024 - 2025 cần có 5.719 giáo viên (còn thiếu 364 giáo viên).
Về cơ sở vật chất, trong năm học này, toàn tỉnh cần 813 phòng học (hiện có 715 phòng), thiếu 98 phòng.
Theo lộ trình thực hiện Chương trình mới đến năm 2024 - 2025 toàn tỉnh cần có 3.871 phòng học (hiện có 3.455), thiếu 644 phòng.
Thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, hiện số phòng học lớp 1 đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày là 95%. Chuẩn bị chương trình mới với khối lớp tiếp theo cần xây dựng 428 phòng học, nâng cấp, sửa chữa 1.724 phòng học cấp 4; 57 phòng giáo dục thể chất; 119 phòng giáo dục nghệ thuật; 30 thư viện và 150 phòng thiết bị.
Qua kiểm kê, rà soát chỉ sử dụng được 15% số thiết bị cũ... Tại tỉnh Bạc Liêu, để đáp ứng cơ sở vật chất thực hiện Chương trình GDPT mới, cần khoảng 1.800 tỷ đồng, trong đó, cần đầu tư xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học, đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện cấp tiểu học, THCS và THPT giai đoạn 2021 - 2025.
HS huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đến trường bằng đò. Ảnh: Q.Ngữ
Chung tay gỡ khó
Trước khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ thực hiện Chương trình GDPT mới, tỉnh Sóc Trăng đang triển khai các giải pháp.
Trước hết, theo lộ trình Chương trình GDPT mới, xác định đối tượng, số lượng giáo viên cần bồi dưỡng từng năm;
Liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các môn học theo Chương trình mới...
Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tỉnh thực hiện nghiêm túc việc sàng lọc đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; Xây dựng và thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 gắn với triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp tiểu học, điều chỉnh địa điểm và diện tích các trường tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển quy mô học sinh....
Nhằm có đủ số phòng học cho lớp 1 năm học 2020 - 2021 và các lớp tiếp theo theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu đang sắp xếp lại mạng lưới trường lớp; Thực hiện dồn dịch điểm trường và các trường có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất không đảm bảo thành những điểm trường, trường có quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực đầu tư kiên cố, đủ các hạng mục. UBND tỉnh Bạc Liêu đã bố trí kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học với số tiền hơn 20,5 tỷ đồng...
Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu cho biết: Tỉnh rà soát, điều chỉnh lực lượng giáo viên cốt cán rải đều ở các môn học, hoạt động giáo dục để có đủ giáo viên cốt cán cho tất cả môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình mới; Hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp quy định; Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, sáp nhập các trường, điểm lẻ có quy mô nhỏ.
Với điểm lẻ chỉ tổ chức dạy lớp 1, 2, có phương án hợp lý khi đưa học sinh lớp 3, 4, 5 về điểm trung tâm. Sở Nội vụ phối hợp Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ đề xuất UBND tỉnh tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoa học, hiệu quả, phù hợp theo định mức; Ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho môn học mới (Tin học, Tiếng Anh cấp tiểu học và Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THPT)...
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, TP Cà Mau triển khai việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình mới; Bố trí đủ số lượng giáo viên/lớp theo định mức quy định để dạy lớp 1; Rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức ngành Giáo dục. Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ theo hướng ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp học, để bảo đảm có học sinh phải có giáo viên đứng lớp...
Tập trung nguồn lực triển khai Chương trình mới lớp 2, lớp 6 Bước vào học kỳ 2 năm học 2020 - 2021, các trường học trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 và chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất cho chương trình mới. TP Cần Thơ đang tập trung nguồn lực triển khai Chương trình mới lớp 2, lớp 6. Việc lựa chọn SGK lớp...