Phòng tránh nguy cơ cho người bệnh đái tháo đường trong mùa nóng
Thời tiết nóng bức gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Ở những người bệnh này rất dễ bị tăng hoặc giảm đường huyết.
Nguy cơ tăng/ hạ đường huyết
Nguy cơ thường gặp nhất đối với người ĐTĐ là tình trạng mất nước khi thời tiết nắng nóng, nhất là ở những người kiểm soát đường máu không tốt. Đường máu cao sẽ càng làm tăng nguy cơ mất nước. Khi lao động hay chơi thể thao ra mồ hôi nhiều thì thường khát nước.
Thông thường chúng ta sẽ bổ sung bằng các loại nước giải khát, các loại nước uống liền như nước ngọt có gas, nước uống tăng lực, hoặc nước chanh đường, chè đường… Đối với người bình thường, việc bổ sung các loại nước này không gây hại cho sức khỏe trừ khi uống quá nhiều.
Nhưng đối với người mắc ĐTĐ thì việc bổ sung một lượng đường lớn như vậy sẽ làm tăng đường máu ngay sau uống, còn nếu uống quá nhiều trong thời gian dài thì việc kiểm soát đường máu sẽ khó khăn.
Thời tiết nóng bức người bệnh ĐTĐ cần thận trọng với việc tăng đường huyết.
Video đang HOT
Mặc dù hiện nay việc điều trị ĐTĐ không buộc bệnh nhân kiêng đường tuyệt đối. Nghĩa là người bệnh ĐTĐ có thể uống các loại nước trên với lượng vừa đủ, ít hơn 01 khẩu phần (dưới 25g đường/ngày). Có thể đo lượng đường trong 1 lon nước ngọt để tính hàm lượng đường nạp vào cơ thể như sau: Trong 1 lon coca có khoảng 39g đường; nước uống tăng lực Red bull có 27g đường. Như vậy nếu người bệnh ĐTĐ chỉ cần uống 1 lon nước ngọt đã vượt quá tiêu chuẩn/ngày.
Một vấn đề thường gặp nữa là khi trời nắng nóng, người mắc ĐTĐ có nguy cơ hạ đường máu quá mức do tiêu hao năng lượng. Người đi du lịch mùa hè cũng có thể bỏ bữa ăn hoặc ăn uống không đúng giờ, uống thuốc không đúng liều, đôi khi mải vui mà quên uống thuốc.
Biện pháp phòng tránh
Để phòng tránh nguy cơ tăng đường huyết, người bệnh ĐTĐ tránh tham gia hoạt động quá mức ngoài trời nắng nóng, cần phải tăng cường bổ sung nước lọc, uống nước thường xuyên hơn kể cả khi không thấy khát. Lượng nước bổ sung trong ngày cần phải đủ 2-2.5 lít nước. Đặc biệt là với những bệnh nhân cao tuổi mắc ĐTĐ thường không cảm giác được khát nên phải bổ sung đủ nước ngay cả khi không thấy khát. Cần đặc biệt lưu ý khi đi ra khỏi nhà phải sử dụng các phương tiện bảo vệ như áo chống nắng, mũ, kính, ô… Người buộc phải lao động dưới trời nắng, nóng thì cần uống nhiều nước hơn.
Nên bổ sung muối và khoáng chất mất đi do mồ hôi. Việc bổ sung có thể dễ dàng bằng cách uống nước có pha ít muối hoặc các loại nước khoáng không đường có sẵn.
Không được đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt đường để phòng tránh bỏng nhiệt. Đã có rất nhiều trường hợp bị tổn thương bàn chân (bỏng) do đi chân trần khi phơi thóc hoặc khi đi dã ngoại, đặc biệt là đối với ngươi bệnh đã có tổn thương mạch máu ngoại vi nên cảm giác ở chân đã bị kém.
Việc ăn uống đúng giờ, đủ khẩu phần, uống hoặc tiêm thuốc đúng là rất cần thiết đối với người mắc ĐTĐ. Vì vậy, nếu đi du lịch, bản thân người mắc ĐTĐ cũng như các thành viên trong gia đình cần sắp xếp thời gian ăn, nghỉ hợp lý, tránh vui quá chén, ăn quá nhiều; người bệnh vẫn cần phải tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc, tránh quên thuốc. Khi đi xa, cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về các loại thuốc mang theo, bánh kẹo phòng khi có hạ đường huyết mà chưa đến bữa ăn.
Khi đi du lịch, cần bảo quản insulin trong túi cách nhiệt.
Mùa nắng nóng, insulin thường phải để trong ngăn mát của tủ lạnh, một số loại insulin khi sử dụng có thể để ở nhiệt độ phòng nhưng phải được để nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi đi du lịch chú ý phải để insulin ở trong một túi cách nhiệt, chống nắng, chống nóng; khi có điều kiện nghỉ ngơi có thể bảo quản insulin ở trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nơi mát, thoáng gió, tránh ánh nắng.
Có thể ăn bưởi khi dùng metformin trị đái tháo đường?
Có thể nói metformin là thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Tôi đang dùng thuốc metformin trị đái tháo đường, nhưng tôi lại rất thích ăn bưởi. Gần đây tôi đọc được thông tin cho rằng, ăn bưởi hoặc nước bưởi trong khi dùng thuốc sẽ nguy hiểm. Xin hỏi, tại sao lại như vậy? Với trường hợp của tôi, uống metformin có thể ăn bưởi được không? Tôi cần phải lưu ý gì khi dùng thuốc? Tôi xin cảm ơn.
Bùi Thu Thủy (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Có thể nói metformin là thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Thuốc làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương, khi đói và sau bữa ăn, ở người bệnh đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin).
Một ưu điểm của thuốc là làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng).
Thuốc có thể dùng một mình (khi chế độ ăn uống đơn thuần không kiểm soát được đường huyết) hoặc dùng phối hợp với các thuốc trị đái tháo đường khác (khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát đường huyết một cách đầy đủ.
Nước ép bưởi và bưởi là nguồn cung cấp dinh dưỡng lành mạnh như kali, vitamin C... Cả 2 dưỡng chất này đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước bưởi cũng chứa các hợp chất như furanvitymarin, có thể ngăn chặn chức năng của CYP3A4, một loại enzyme giúp cơ thể chuyển hóa khoảng 50% thuốc.
Chặn enzyme này có nghĩa là một số loại thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn bình thường và tích tụ trong máu, có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng có hại và trong một số trường hợp, có thể gây tử vong. Tác dụng của furanvitymarin đối với CYP3A4 là không thể đảo ngược, và cơ thể có thể mất khoảng 3 ngày để tạo ra CYP3A4 mới. Vì vậy, thậm chí chỉ cần 200ml nước bưởi, có thể đủ để gây ra sự tương tác nguy hiểm này.
Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn bưởi có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng metformin trị đái tháo đường. Điều này có thể do metformin không bị chuyển hóa ở gan nên không bị ảnh hưởng bởi men chuyển hóa thuốc CYP3A4. Thay vào đó, metformin bài tiết ở ống thận và thải trừ qua nước tiểu.
Khi dùng metformin bạn cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý mới đạt hiệu quả điều trị tối đa. Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ biết để được khắc phục, xử lý thích hợp...
Thực hư về lượng đường cần thiết cho cơ thể mỗi ngày Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính của con người để duy trì hoạt động của cả ngày. Tuy nhiên, nó được khuyến cáo tiêu thụ ở mức độ vừa phải để đảm cho một sức khỏe tốt. Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ? Đường có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên,...