Phòng tránh loãng xương Nên bắt đầu khi nào?
Bệnh loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu vì gánh nặng do bệnh gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh và gia tăng chi phí điều trị, trong khi bệnh có thể phòng ngừa được.
Loãng xương là gì?
Là tình trạng xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy. Bệnh diễn biến từ từ và thầm lặng, hậu quả giảm khả năng chịu lực của xương, nhất là những vị trí như cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay, làm xương dễ gãy, chỉ cần vấp ngã nhẹ hoặc có khi gãy tự nhiên không do chấn thương.
Bình thường mật độ xương chúng ta sẽ giảm dần sau 35 tuổi, đặc biệt sau mãn kinh do quá trình hủy xương gia tăng, quá trình tạo xương giảm đi theo thời gian.
Nhiều yếu tố nguy cơ làm thúc đẩy nhanh quá trình loãng xương
- Kém phát triển thể chất, còi xương suy dinh dưỡng, thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D,… làm khối lượng xương đỉnh khi trưởng thành thấp.
- Ít hoạt động thể lực ngoài trời, thiếu vitamin D làm giảm hấp thu canxi
Video đang HOT
- Hoặc mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, bệnh khớp,… các bệnh đường tiêu hóa (dạ dày, ruột,…) làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protein,…
- Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không cung cấp đủ protein và canxi cũng dễ bị loãng xương
- Dùng nhiều bia rượu, thuốc lá làm tăng thải canxi,… sử dụng dài ngày một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu, corticoid cũng làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
Phòng ngừa loãng xương nên bắt đầu từ khi nào?
Bệnh loãng xương và các biến chứng nặng như gãy cổ xương đùi, gãy xương cổ tay, gãy xẹp đốt sống… là một gánh nặng đối với người bệnh về chất lượng sống cũng như chi phí điều trị. Phòng bệnh luôn kinh tế hơn chữa bệnh, cần có ý thức phòng bệnh trong suốt cuộc đời, không nên đợi đến khi loãng xương mới phòng chống.
Hãy phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ hôm nay, cho bản thân, cho con cái và gia đình càng sớm càng tốt, ngay từ trong bụng mẹ và suốt cuộc đời.
Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu canxi, vitamin D cho bà mẹ mang thai, cho con bú, lứa tuổi nhũ nhi, thiếu niên và người trưởng thành, nhằm tạo nên bộ khung xương đầy đủ lượng khoáng chất cần thiết, đạt khối lượng xương đỉnh tốt nhất.
Chế độ ăn uống bảo đảm đầy đủ protein và khoáng chất, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm tép nhỏ, cá nhỏ ăn cả xương, các loại rau lá màu xanh đậm… và sữa giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng, khẩu phần ăn bình thường của người Việt Nam chỉ mới đáp ứng 50% nhu cầu canxi của cơ thể, do đó cần thiết bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…) vào khẩu phần hàng ngày, đây là nguồn thực phẩm giàu canxi dễ hấp thu nhất nhờ tỷ lệ canxi/phospho phù hợp, đặc biệt với các sản phẩm được bổ sung vitamin D, vitamin K2 càng giúp quá trình hấp thu và vận chuyển canxi vào xương tối ưu hơn.
Bên cạnh đó, cần chú ý chế độ sinh hoạt, tăng cường vận động ngoài trời, duy trì lối sống năng động giúp tăng độ chắc khỏe của xương và tăng cường sức khỏe, tránh các thói quen không tốt như uông nhiều bia, rượu, hút thuốc lá,…
Vì một khung xương khỏe mạnh, hãy bắt đầu phòng bệnh càng sớm càng tốt!
BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt
PCT. HĐQT Công ty NutiFood
Theo Dân trí
Trẻ bị còi xương khác với chậm tăng trưởng như thế nào
Còi xương với chậm tăng trưởng chiều cao có phải là một bệnh không? Con trai tôi 6 tuổi, cao 105 cm, có phải bé bị thấp còi? (Kim Anh)
Ảnh minh họa
T rả lời:
Chào bạn.
Còi xương và chậm tăng trưởng chiều cao là hai bệnh khác nhau. Bệnh còi xương ở trẻ em thường do cơ thể thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa và hấp thu canxi, photphat. Trẻ còi xương nặng có những biến dạng đặc hiệu trên xương như chân cong hình chữ X, chữ O, chuỗi hạt sườn...
Chậm tăng trưởng chiều cao có thể liên quan đến thiếu hụt hormone tăng trưởng (growth hormone).
Chiều cao tiêu chuẩn ở bé trai 6 tuổi trung bình từ 111,2 đến 121 cm. Con trai bạn cao 105 cm, thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn. Để biết chính xác tình trạng của con là còi xương hay chậm phát triển, bạn nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Trần Quang Khánh
Trưởng khoa Nội tiết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM
Theo vnexpress.net
Sáng bị nựng nịu nhiều, đêm ngủ không yên? Con tôi 9 tháng tuổi, ít bệnh tật nhưng có vấn đề là ban đêm bé hay bứt rứt, ngủ không ngon, trong khi tôi thấy các bé khác tuổi này đêm đã thẳng giấc... Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Hoàng Vinh (nam, 38 tuổi, Nhà Bè, TP HCM), hỏi: Cháu thứ 2 của tôi được tập cho ngủ đêm dài từ...