Phòng tránh biến chứng sau bó bột
Bó bột là phương pháp hiệu quả trong điều trị gãy xương, dù có thể làm người bệnh cảm thấy bất tiện, khó vận động hay sinh hoạt hàng ngày.
Đây là thủ thuật đơn giản và phổ biến, nhưng do nhiều nguyên nhân, bó bột có thể dẫn đến một số biến chứng cần lưu ý để phòng tránh.
Sau bó bột, người bệnh thường được chăm sóc và theo dõi tại nhà, vì vậy người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để vừa phát huy hiệu quả, vừa tránh các biến chứng, đồng thời hạn chế các di chứng do bó bột gây ra.
Trong 24 – 72 giờ đầu, do chi thể có hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại. Nếu không nới bột kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chèn ép bột dẫn đến thiếu máu nuôi chi, gây hoại tử chi hoặc mất chức năng chi. Do đó, người dân cần khám lại ngay, kể cả trong đêm nếu có dấu hiệu bất thường như đau tức nhiều phần chi được bó bột, cảm giác bột ngày càng bó chặt như garo chi; đau bỏng rát như kim châm ở đầu chi; đầu chi tím, lạnh, sưng nề tăng dần; mất vận động, cảm giác đầu chi.
Khi có các dấu hiệu trên, ngay tại nhà, người bệnh cần nới rộng bột và đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Để giảm sưng nề chi sau bó bột, người bệnh có thể kê cao chi khi nằm, hoặc treo cao tay khi di chuyển, dùng các thuốc giảm sưng nề do bác sĩ kê.
Video đang HOT
Một nguy cơ khác có thể xảy ra là viêm loét tại các điểm tỳ đè của bột tại các vị trí da sát xương (đầu dưới xương quay, mỏm khuỷu, các mắt cá chân…). Người bệnh có biểu hiện là đau tại các vị trí bị tỳ đè, có dịch thấm qua bột, mùi hôi, hoặc có thể sốt. Khi có các dấu hiệu trên cần đến cơ sở y tế để xử lý.
Khi bó bột, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức, ra nhiều mồ hôi, không dùng các vật dụng như que, vật sắc luồn dưới bột để gãi vì có thể gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da trong bột.
Trong trường hợp bó bột chi dưới, được phép đi lại trên bột, không đi lại ngay mà nên chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và 30 – 48 giờ đối với bột thạch cao, nếu đi lại sớm khi bột chưa cứng chắc, sẽ làm gãy bột.
Người bệnh cũng không được tự ý cắt ngắn bột khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Do yêu cầu bột bó phải đủ độ dài để cố định các khớp, việc cắt ngắn bột có thể gây các di lệch thứ phát.
Cần nhấn mạnh, tháo bột cần có dụng cụ chuyên khoa, do nhân viên y tế thực hiện. Người bệnh không được tự ý tháo bột, nếu tự ý tháo bột có thể gây tổn thương da hoặc không đạt hiệu quả điều trị do chưa đủ thời gian cố định.
Trong thời gian bó bột, các cơ nếu không được vận động sẽ bị teo lại, gây ra rối loạn dinh dưỡng, xương chậm liền.
Do đó, tập gồng cơ trong bột theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tăng cường máu nuối dưỡng, hạn chế phù nề, loạn dưỡng và teo cơ, tập vận động các phần chi không bị bất động, giúp lưu thông máu, tránh bị cứng khớp.
Đối với chi dưới tập vận động tỳ đè, đi lại với nạng 3 hoặc 4 điểm theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Sau khi tháo bột, tập phục hồi chức năng giúp nhanh chóng phục hồi sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp.
Nhiễm trùng nặng do đắp thuốc lá chữa gãy xương
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn mới tiếp nhận và điều trị 1 bệnh nhi gặp nhiễm trùng nặng do điều trị gãy xương bằng việc bó lá.
Tình trạng nhiễm trùng tay của bệnh nhi. Ảnh: BV
Sau khi nhập viện, bệnh nhi lập tức được các bác sĩ phẫu thuật và tiếp tục theo dõi trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị cho biết, bệnh nhi nguy cơ cứng khớp vai do nhiễm trùng từ việc bó thuốc lá.
Trước đó, vào tháng 8/2023, Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cũng tiếp nhận một bệnh nhân vào viện với tình trạng cẳng tay trái sưng đau, biến dạng. Cách vào viện 16 ngày, bệnh nhân đã nhập viện bó bột xương cẳng tay trái, tuy nhiên, sau khi bó bột được một tuần, bệnh nhân đã tự ý tháo bột và bó thuốc nam. Đến tối 24/8, bệnh nhân bị ngã biến dạng cẳng tay trái tại vị trí đang bị gãy.
Tại cơ sở y tế, kết quả chụp X quang cho thấy, bệnh nhân bị gãy 1/3 cẳng tay trái, vị trí gãy phức tạp, di lệch nhiều, bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật kết hợp xương cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, hiện bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
Theo các bác sĩ, khi bị gãy xương, nhiều người không tuân thủ việc bó bột mà lựa chọn đắp thuốc nam vì cho rằng đắp thuốc nam xương nhanh lành hơn. Thực tế công dụng chủ yếu của thuốc nam là tiêu sưng, giảm phù nề, hết ứ đọng khí huyết, từ đó làm giảm đau. Sau khi đắp thuốc, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đau, bớt khó chịu nên nghĩ rằng đắp thuốc hiệu quả hơn.
Việc bó thuốc nam có nhiều nguy hại mà bệnh nhân có thể chưa biết như: Nguy cơ xương không liền, hoặc liền xương nhưng bị biến dạng, có thể ảnh hưởng đến vận động của người bệnh; Nguy cơ nhiễm trùng do đắp một số loại thuốc không rõ nguồn gốc còn có thể gây viêm loét, nhiễm trùng da - mô mềm và nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không áp dụng phương thức điều trị này. Nếu không may bị gãy xương, người bệnh cần được đưa ngay tới bệnh viện để khám và điều trị, tránh để bị ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý về sau bởi các phương pháp dân gian như đắp lá, đắp thuốc, bôi mật gấu...
Người khỏe mạnh mang vi khuẩn bạch hầu có thể kéo dài đến 4 tuần Từ các ca mắc bạch hầu không rõ nguồn lây, chuyên gia nhận định ổ chứa vi khuẩn có thể từ người khỏe mạnh không biểu hiện triệu chứng, âm thầm lây lan dịch trong cộng đồng. Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát của huyện biên giới Mường Lát. Trước...