Phòng bệnh từ… nhà bếp
Đến bác sĩ khi sức khỏe gặp sự cố là chuyện đương nhiên, nhưng một số bệnh thông thường vẫn có thể được giải quyết nhanh gọn khi chỉ cần tiến vài bước vào bếp hay đến bên tủ lạnh.
Xoa dịu làn da nứt nẻ hoặc trầy xước với dầu ôliu là một phương pháp cực kỳ hiệu quả – Ảnh: Shutterstock
Giấm. Trong một số trường hợp, giấm có thể ngăn chặn một vết bỏng rộp đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn bị bỏng nặng, tốt nhất cần tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ.
Túi trà lọc. Các hoạt chất tannin và caffeine trong trà có thể giúp giảm đau, sưng và viêm. Nếu thức dậy với đôi mắt sưng húp, lấy túi trà lọc đặt vào ngăn mát tủ lạnh rồi sau đó đem áp vào mắt có thể cải thiện được tình hình. Một túi trà lọc cũng giúp máu nhanh chóng đông lại, nên nó có thể có ích sau khi nhổ răng.
Dầu ôliu. Xoa dịu làn da nứt nẻ hoặc trầy xước với dầu ôliu là một phương pháp cực kỳ hiệu quả. Thêm độ ẩm cho mái tóc khô, chẻ ngọn bằng cách thoa dầu ôliu lên tóc trước khi đi ngủ. Cũng có thể giúp đôi chân không còn cảm giác đau rát khi mang giày cao gót bằng cách dùng dầu ôliu thoa vào chân rồi sau đó mang vớ cotton vào.
Bơ. Vitamin C, vitamin E, carotenoid (một chất chống oxy hóa cực mạnh), hiện diện trong quả bơ có thể giúp giữ ẩm da, từ đó hạn chế tình trạng khô và ngứa. Nếu da mặt sần sùi và bong tróc, nghiền nửa quả bơ và đắp lên trong vòng 30 phút, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Gừng hoặc trà bạc hà. Chất xơ từ các rau họ cải như súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây đầy hơi, chướng bụng. Để chống lại những tác dụng phụ không mong muốn trên, nhâm nhi trà gừng hoặc bạc hà sẽ giúp cắt giảm lượng khí dư thừa trong đường tiêu hóa.
Đu đủ. Trong trường hợp bạn bị đau dạ dày, trà không thể giúp đỡ thì đu đủ là giải pháp thay thế tuyệt vời. Enzyme papain trong đu đủ được chứng minh có tác dụng làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và các tình trạng bất ổn trong đường tiêu hóa bằng cách giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn và ngăn ngừa táo bón.
Trong trường hợp bạn bị đau dạ dày, trà không thể giúp đỡ thì đu đủ là giải pháp thay thế tuyệt vời – Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
Hoa oải hương. Màu tím hoa oải hương được chứng minh có thể giúp giảm bớt sự lo lắng, trong khi mùi hương của nó giúp giảm đau nhức cơ bắp và căng thẳng. Thoa kem dưỡng chiết xuất từ hoa oải hương vào tay trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon.
Anh đào. Với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa cực mạnh, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của quả anh đào trong việc giúp làm dịu cơn đau bệnh gout. Một nghiên cứu cũng cho thấy quả anh đào có thể làm giảm đau nhức do tập thể dục với cường độ cao.
Yến mạch. Theo Everydayhealth, loại thực phẩm phong phú chất xơ này không chỉ thúc đẩy sức khỏe tim mạch, mà còn giúp làm dịu, làm sạch, làm ẩm da và xóa mụn. Cho yến mạch vào bát, đổ nước nóng vào, để nguội rồi đắp lên những khu vực da có vấn đề, chờ vài phút rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Cũng có thể ngâm mình vào bồn tắm có bột yến mạch để giúp tăng cường độ ẩm cho da và làm dịu làn da bị kích ứng.
Tỏi. Do chứa các chất tự nhiên chống vi khuẩn và vi rút, gia vị có mùi hăng này có thể giúp tránh các bệnh cảm lạnh thông thường hoặc ít nhất là giảm bớt các triệu chứng của nó. Thành phần chính trong tỏi là allicin có công dụng giết chết vi khuẩn và vi rút. Nếu bạn sổ mũi, hãy thử ăn tỏi sống. Các nhà khoa học ví tỏi như một “máy bay tiêm kích” mạnh có khả năng chống lây nhiễm cực kỳ hiệu quả.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Trước nguy cơ bùng phát các bệnh mùa hè nguy hiểm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, thủy đậu... các gia đình cần nắm rõ biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho con.
1. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...).
Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).
2. Vệ sinh thân thể sạch sẽ
Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay "giết" rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ giúp phòng tránh các bệnh mùa hè rất hiệu quả. Ảnh minh họa.
Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.
3. Đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định của Bộ Y tế
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.
4. Uống nhiều nước
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng.
Nhớ cho trẻ uống nhiều nước để phòng bệnh mùa hè. Ảnh minh họa.
Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.
5. Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở
Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
- Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông...) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.
Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở để tránh muỗi sinh sôi, lây truyền những bệnh mùa hè. Ảnh minh họa.
- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.
- Tránh để muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Theo Khánh Hà
Đời sống & Pháp luật
6 loại gia vị ngừa bệnh tật Gia vị, nhất là ớt, nghệ, gừng, mù tạt... chứa dồi dào dưỡng chất polyphenols, hợp chất có công dụng trung hòa các gốc tự do - những phân tử gây hại cho các tế bào khỏe mạnh, lão hóa và bệnh tật, giúp chống oxy hóa, phòng bệnh. Ăn nhiều gia vị, nhất là 6 loại sau, là một trong những cách...