Phở vịt quay béo ngậy thơm lừng đặc sản xứ Lạng , ăn một lần là nhớ mãi
Phở vịt quay là một đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn.Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Việt, cái tên đầu tiên được nhớ ngay đó chính là món phở.
Bát nước phở đậm đà ăn cùng lát bò tái bổ dưỡng hay thịt gà mềm ngọt đã trở thành một hình ảnh nổi bật của ẩm thực miền Bắc. Ít người biết rằng, ở vùng Đông Bắc bộ cũng có một món phở đặc sắc không kém, gọi là phở vịt quay.
Phở vịt quay với vị lạ miệng hấp dẫn. (Ảnh: junn_ran)
Cách thủ đô chỉ tầm 150km là tỉnh Lạng Sơn với cảnh non nước hữu tình cùng món phở đặc sản với nguyên liệu trung tâm là vịt quay. Một hương vị tuy lạ mà quen, kết hợp với nhau tạo nên bữa ăn vừa đủ no bụng nhưng vẫn thừa thèm thuồng cho lần ăn kế tiếp.
Thay vì sử dụng bò, gà, thì món phở này chọn vịt quay làm điểm nhấn. (Ảnh: heng_soshi_trooper)
Cũng có hình thức khá tương đồng như bao bát phở khác với bánh phở, hành, tiêu, nhưng phở vịt quay không có bò, cũng chẳng có gà mà thay vào đó là những miếng thịt vịt quay với lớp da bóng đỏ, mỡ màng thơm lừng. Điều tạo nên sự khác biệt chính là thịt vịt được tẩm ướp các loại gia vị đặc trưng kết hợp với nước dùng đậm đà tạo nên không chỉ vịt ngọt lạ miệng mà còn là hương thơm đầy độc đáo.
Những miếng vịt quay bóng mỡ, béo ngậy. (Ảnh: khongthanhvande)
Để cho ra những miếng thịt ngon, vịt được chọn phải là loại béo tốt, khỏe khoắn. Sau khi được sơ chế làm sạch, vịt sẽ được tẩm ướp loạt các hương liệu như hành, hạt tiêu…, trong đó mắc mật là gia vị chủ chốt trong công đoạn này. Lá được băm nhỏ với quả mắc mật rồi nhồi vào bụng vịt. Cuối cùng, da vịt sẽ được phết lên lớp mật ong vàng nâu thơm dịu để chuyển sang công đoạn quay.
Vịt được quay trên bếp than đỏ hồng. Một con vịt quay đạt chất lượng phải không bị cháy mà có được lớp da nâu sẫm bóng màu mật ong và thịt thì đậm đà gia vị. Phần nước mỡ sau khi quay cũng sẽ được tận dụng để chan vào tô phở.
Nước dùng của phở vịt quay được nấu tương tự với các món phở khác. (Ảnh: khongthanhvande)
Một tô phở vịt quay nóng hổi được phục vụ với lớp nước dùng sậm màu loang loáng mỡ, bên dưới là các sợi bánh phở được phủ lên bởi thịt vịt được chặt thành miếng nhỏ vừa ăn, phần da nâu óng nổi bật trên nền xanh của hành lá.
Nước dùng đầy cầu kỳ của phở với hương thơm từ thảo quả, sa nhân, quế hồi hòa quyện với vị béo ngậy và ngòn ngọt của vịt quay tạo nên sự đặc sắc của tô phở Lạng Sơn.
Video đang HOT
Một tô phở vịt quay với lớp nước dùng sậm màu và phần thịt nâu óng ánh. (Ảnh: sofia.ng89)
Để tăng thêm phần hấp dẫn, không thể không kể đến măng chua được làm để ăn kèm với phở vịt quay. Những miếng măng được ngâm giòn, chua chua cay cay ăn kèm với thịt vịt beo béo góp phần cân bằng cái sự mỡ màng của món ăn, khiến tô phở ngon, ngọt, mà không ngấy.
Ăn kèm phở vịt quay còn có măng chua. (Ảnh: phmanhthu_)
Nếu như đã từng mê mệt với món phở bò truyền thống vang danh thế giới, phát cuồng với tô phở gà nóng hổi vào những ngày mưa lạnh, thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua phần phở vịt quay thơm lừng đậm đà của xứ Lạng.
Cách làm bánh ngải cứu đặc sản Lạng Sơn ngọt thanh
Nếu bạn đang tìm một loại bánh vừa có thể ăn ngon miệng vừa có nhiều lợi ích sức khỏe thì bánh ngải cứu đặc sản Lạng Sơn là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Là một trong những vị thuốc lâu đời của đông y, ngải cứu đang là loại thực phẩm được nhiều người quan tâm. Hôm nay hãy cùng Bách hoá XANH nhanh tay vào bếp làm ngay dĩa bánh ngải cứu bạn nhé.
1Nguyên liệu làm bánh ngải cứu
350gr ngải cứu
400gr bột nếp
20gr đậu phộng
20gr mè đen
20gr dừa khô
200gr đường thốt nốt
5gr vôi bột thực phẩm
Mẹo hay
Bạn nên lựa chọn ngải cứu tươi ngon với đặc điểm nhận dạng bên ngoài như bề mặt phía trên lá có màu xanh nhạt và có màu xanh đậm ở phía dưới. Hạn chế chọn ngải cứu héo úa, có dấu hiệu vàng lá.
Bột nếp lựa chọn làm nguyên liệu nên có màu trắng tinh, có độ mịn, không lẫn tạp chất.
Nên lựa chọn đậu phộng có kích cỡ đều, to tròn, vỏ đậu có màu sáng.
2 Cách làm bánh ngải cứu Lạng Sơn
Bước 1 Sơ chế lá ngải cứu
Hòa tan 5gr vôi bột với khoảng 500ml nước sạch, sau đó để lắng cặn vôi, chắt lấy nước vôi trong. Cho ngải cứu vào dung dịch nước vôi trong vừa chuẩn bị và đun sôi khoảng 60 phút.
Tiếp theo là rửa ngải cứu vừa đun sôi với nước sạch, vắt ráo nước, cắt nhỏ và cho vào chảo rang đến khi khô.
Mẹo hay
- Đun nấu ngải cứu với nước vôi trong nhằm mục đích làm cho nguyên liệu nhanh nhừ mà không bị mất chất dinh dưỡng hay gây hại cho sức khỏe người dùng. Do đó nếu không có nước vôi trong bạn vẫn có thể thay thế bằng các loại nước sạch thông thường.
- Nước vôi trong cũng góp phần làm bánh ngải cứu thêm dẻo, dai và trong hơn.
- Rang ngải cứu cũng là công đoạn quan trọng giúp giảm vị đắng vốn có của nó.
Bước 2 Làm da bánh
Xay mịn ngải cứu vừa rang với 100ml nước sạch bằng máy xay sinh tố, sau đó trộn đều hỗn hợp này với bột nếp cho đến khi bột mịn, dẻo không còn dính tay là được.
Vậy là cơ bản bạn đã hoàn thành xong các bước làm phần da bánh rồi đó, tiếp theo hãy cùng nhau tìm hiểu cách làm nhân bánh nhé.
Bước 3 Làm nhân bánh
Giã đậu phộng và mè đen cho đến khi hạt đậu bể làm 2-3 phần là được.
Cho đường thốt nốt vào chảo nóng cho đến khi đường tan ra hoàn toàn, tiếp tục cho thêm đậu phộng, mè và dừa khô trực tiếp lên chảo đường và trộn đều hỗn hợp. Tiếp đến là nặn nhân bánh thành viên hình tròn.
Bước 4 Nặn bánh
Sử dụng bột da bánh vo tròn thành viên và nhấn dẹp xuống. Tiếp theo là cho phần nhân vào vị trí ngay giữa phần da rồi vo tròn sao cho da bao kín nhân và giữ được độ tròn của bánh.
Mẹo hay
- Tay bạn nên thoa thêm một ít dầu thực vật để làm bóng da bánh và hạn chế dính bột vào tay từ đó thao tác làm bánh sẽ dễ dàng hơn.
- Bạn có thể điều chỉnh lượng bột làm da bánh tùy ý theo sở thích cá nhân của bạn nhưng phải đảm bảo là không thừa hoặc thiếu da bánh nhé.
Bước 5 Hấp bánh
Hấp cách thủy số bánh vừa hoàn thành trong vòng khoảng 15 phút. Nên sắp bánh cách nhau một khoảng 2-3cm để tránh tình trạng trương nở trong quá trình gia nhiệt làm cho bánh dính vào nhau.
3 Thành phẩm
Chỉ khoảng 90 phút vào bếp bạn đã có thể tự tay làm ra những chiếc bánh ngải cứu thơm ngon và đầy dinh dưỡng cho những người thân yêu rồi, hãy thể hiện tình yêu thương của bạn và tài năng bếp núc của bạn qua những chiếc bánh ngải cứu nhé.
Bánh ngải cứu sau khi hoàn thành
Không chỉ đơn thuần là một loại bánh mà còn là một vị thuốc hay, hy vọng bánh ngải cứu sẽ là trở thành một trong những món yêu thích nhất của gia đình bạn, cùng Bách hóa XANH vào bếp chế biến thêm nhiều món ăn khác tốt cho sức khỏe bạn nhé.
Phở vịt quay - món ngon xứ Lạng Phở vịt quay ở Lạng Sơn có nước dùng béo, thơm mùi móc mật, ăn cùng vịt quay chặt miếng da vàng óng và măng ngâm chua cay. Nhắc đến phở, người ta thường nghĩ tới phở bò hay phở gà, ăn cùng quẩy ở Hà Nội, Nam Định. Nhưng ở Lạng Sơn, tỉnh cách thủ đô hơn 150 km lại có món...