Phát hiện xúc xích phơi nắng 7 ngày không ôi thiu, trẻ ăn phải có nguy cơ gì?
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phanh phui đường dây buôn bán hơn 10 tấn xúc xích “bẩn” từ manh mối một hàng quán ở cổng trường.
Bác sĩ cho biết nếu trẻ ăn xúc xích với nhiều chất bảo quản như formol sẽ đối diện một số bất ổn sức khỏe.
Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024 (từ ngày 15/4 đến 15/5), cơ quan chức năng của TP.Hà Nội đã xử phạt 1.679 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 8,8 tỷ đồng.
Thông tin được đưa ra tại hội nghị giao ban trực tuyến và trực tiếp với các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội về kết quả triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, triển khai các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ngày 4/6.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm TP.Hà Nội, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm.
Trong hơn 12.500 cơ sở được kiểm tra, thanh tra, hơn 84% cơ sở đạt yêu cầu, số cơ sở vi phạm là 1.814. Ngoài xử phạt hành chính, hàng trăm cơ sở buộc phải tiêu hủy số lượng hàng hóa trị giá hơn 2,7 tỷ đồng; 7 cơ sở bị đình chỉ.
Tại hội nghị, đại diện Công an TP.Hà Nội đã thông tin về đường dây buôn bán hơn 10 tấn xúc xích “bẩn”. Manh mối phát hiện đường dây này bắt đầu từ một hàng quán ở cổng trường học. Sau đó, lực lượng công an đã lần theo dấu vết, phát hiện kho hàng chứa hơn 10 tấn xúc xích “bẩn”.
Đại diện Công an TP.Hà Nội cho biết đã thử thí nghiệm để xúc xích thu giữ được ngoài nắng 7 ngày, kết quả, “xúc xích không ôi thiu, bốc mùi”. “Chúng tôi nghi ngờ sản phẩm này có sử dụng formol để bảo quản. Nếu số lượng xúc xích này được tiêu thụ hết tại các cửa hàng, tạp hóa ở cổng trường, số lượng trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn”, đại diện Công an TP.Hà Nội chia sẻ và nhận định tình hình vi phạm an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Trao đổi với VietNamNet chiều 5/6, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết, nếu trẻ ăn phải xúc xích bẩn, với nhiều chất bảo quản (như formol), sẽ đối diện một số nguy cơ như nhiễm độc gan, thận, khiến các bộ phận này quá tải. Một số chất bảo quản khác có thể khiến trẻ dậy thì sớm; thậm chí sau này gây ung thư.
Ngoài ra, chất bảo quản trong xúc xích bẩn, thực phẩm bẩn có thể gây phản ứng dị ứng. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể nổi mẩn, nếu nặng hơn, bệnh nhi sẽ bùng phát cơn hen, thậm chí gây ra sốc phản vệ. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp hiếm gặp có thể bị ảnh hưởng sự phát triển của xương, cơ.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội, thông tin, ngay chiều 4/6, lực lượng quản lý thị trường đã bắt được hơn 1 tấn thực phẩm “bẩn” tại quận Tây Hồ. Hiện, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng lớn nhưng số lượng người làm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm lại rất mỏng.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội. Ảnh: T.Thu
Do đó, theo ông Kiên, nếu chỉ làm theo kiểu “nay đến cửa hàng nọ, mai đến cửa hàng kia” thì chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa” không thể xử lý hết được. Vì thế, vị lãnh đạo bày tỏ mong muốn người dân, chính quyền địa phương cùng vào cuộc với cơ quan chức năng.
“Nếu người dân thấy quán hàng bán xúc xích nướng, gà rán… không bảo đảm an toàn thực phẩm trước cổng trường hãy chụp ảnh rồi đề nghị lực lượng chức năng các quận, huyện vào cuộc giải quyết dứt điểm. Hay khi người dân phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm an toàn thực phẩm hãy gửi thông tin cho chúng tôi”, ông Kiên nói.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho hay, nguồn thực phẩm ở chợ cung cấp 60% nhu cầu của người dân; 40% còn lại từ các nguồn khác (siêu thị, trung tâm thương mại…). Thế nhưng, việc kiểm soát chất lượng rau, thịt bày bán ở các chợ cóc, chợ tạm còn hạn chế. Thực tế trong hơn 500 chợ trên địa bàn TP, chỉ có 22 trạm xét nghiệm nhanh chất lượng thực phẩm. “Tỷ lệ này rất thấp”, bà Lan nói.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh các hoạt động vi phạm an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân do đó cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho rằng, để công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đạt được kết quả như mong muốn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, quan trọng nhất là phải thay đổi nhận thức, ý thức từ cán bộ đến người dân; thay đổi thói quen và tư duy tiêu dùng.
Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm TP.Hà Nội đưa ra 3 giải pháp gồm tổ chức chiến dịch truyền thông sâu rộng đến các nhóm đối tượng; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong trường học; bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống.
Loại đồ ăn thức uống làm tăng nguy cơ ung thư
Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ngăn ngừa ung thư có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống của bạn.
Nichole Andrews, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của cuốn sách Đường không gây ung thư: Hướng dẫn đầy đủ về dinh dưỡng và lối sống ngăn ngừa ung thư, đã chia sẻ một video trên TikTok tiết lộ hai thứ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Chỉ sau một ngày, video đã thu hút gần 19.000 lượt xem. Andrews thông tin: "Thịt đã qua chế biến và rượu là hai yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác nhau".
Các chuyên gia ung thư khác cũng đồng ý với quan điểm trên.
Thịt chế biến sẵn ngon và tiện lợi nhưng không tốt cho sức khỏe. Ảnh: New York Post
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng liệt kê thịt chế biến sẵn vào danh sách yếu tố gây ung thư. Theo trang web của Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ), các loại thịt đã qua chế biến bao gồm xúc xích, các loại thịt nguội như lợn, gà tây và thịt bò nướng.
Lindsey Wohlford, chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, chia sẻ: "Nghiên cứu cho thấy rằng ăn các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói - thịt nguội có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và đại trực tràng".
Theo New York Post, các nhà khoa học không chắc chắn tại sao thịt chế biến sẵn lại gây ung thư. Họ phỏng đoán nguyên nhân có thể do thịt chứa nitrat và được chế biến ở nhiệt độ cao. Các nhà sản xuất thực phẩm thường cho nitrat vào các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích nhằm ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn có hại sinh sôi, thêm vị mặn cho muối, giúp thịt có màu đỏ hồng đẹp mắt.
Uống rượu quá mức có thể gây bất ổn sức khỏe trong đó có ung thư. Ảnh minh họa: Unlockfood
Rượu cũng là một yếu tố gây ung thư đã được biết đến. Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, tất cả đồ uống có cồn, bao gồm rượu vang đỏ và trắng, bia, rượu mạnh, đều có liên quan đến ung thư. Một người càng uống nhiều, nguy cơ ung thư càng cao.
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vì cơ thể bạn không tiêu hóa rượu. Thay vào đó, rượu được phân hủy thành một chất hóa học là acetaldehyde làm hỏng ADN của cơ thể. Nhờ gan, acetaldehyde được chuyển hóa thành acetate ít độc hại hơn. Acetate sau đó chuyển đổi thành carbon dioxide và nước, đào thải qua hơi thở và nước tiểu. Nhưng nếu gan hoạt động yếu, lượng chất độc tồn dư sẽ lên cao, gây hại cho bạn.
Chuyên gia Andrews cho biết cô đã được hỏi về hàng tá thực phẩm có gây ung thư hay không. Danh sách bị nghi ngờ gồm nước tăng lực, sản phẩm phi hữu cơ, thuốc nhuộm thực phẩm, nước ngọt dành cho người ăn kiêng, chất làm ngọt nhân tạo, trứng, sữa và gluten.
Một số người bình luận bên dưới video của Andrews thắc mắc: "Có mức giới hạn lượng thịt chế biến sẵn có thể ăn để không gây hại cho sức khỏe?". "Không", cô trả lời.
Người ta cũng hỏi Andrews rằng thịt và rượu gây ra bệnh ung thư gì. "Thịt chế biến sẵn gây ra ung thư đại tràng còn rượu ảnh hưởng tới gan, đại tràng, miệng/cổ họng/thực quản".
Cô cho biết thuốc nhuộm thực phẩm và nước tăng lực không được xác nhận là gây ung thư, mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã cấm những chất như Red No. 3 trong mỹ phẩm. Một nghiên cứu trên động vật chưa được công bố cho thấy mối liên hệ của Red No. 3 với ung thư tuyến giáp, tờ Washington Post đưa tin. Đây là chất có màu đỏ anh đào thường được sử dụng trong kẹo, kem que, trang trí bánh.
Một số đồ uống và thức ăn nhẹ phổ biến, bao gồm cả nước tăng lực, có thể bị cấm ở một số bang của Mỹ sau năm 2027 do các chất phụ gia độc hại trong thành phần.
Ăn lẩu đúng cách vừa ngon vừa không hại sức khỏe Theo các chuyên gia Bệnh viện Mount Alvernia (Singapore), chúng ta không nên ăn lẩu quá 1-2 lần mỗi tháng. Ngoài ra, bạn nên nấu nước dùng trong, ăn rau đầu tiên, chọn các loại thịt nạc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia y tế Singapore nhận định mỗi ngày, bạn không nên ăn quá 2.000mg natri, tương...