Phát hiện đột biến mới của biến thể Delta
Các nhà nghiên cứu Sri Lanka hôm 19/11 phát hiện một dòng phụ mới của biến thể Delta, đặt tên là B.1.617.2. AY 104.
Đây là biến chủng COVID-19 thứ 3 có nguồn gốc từ Sri Lanka.
“Loại đầu tiên là B.411, loại thứ hai là B.1.617.2. AY 28, đây là cái thứ ba”, Tiến sĩ Chandima Jeewadara – Giám đốc khoa sinh học phân tử và tế bào của Đại học Sri Jayewardenepura cho hay.
Giới trách y tế Sri Lanka vẫn chưa thể xác định chắc chắn khả năng lây truyền của B.1.617.2. AY 104 và đã gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm ở Hong Kong để phân tích thêm.
B.1.617.2. AY 104 là biến chủng COVID-19 thứ 3 có nguồn gốc từ Sri Lanka. (Ảnh: Shutterstock)
Biến thể Delta còn có tên gọi khác là B.1.617.2 là biến chủng của virus SARS-Cov-2, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào cuối năm 2020.
Biến thể Delta là nguyên nhân khiến ca COVID-19 trên toàn cầu tăng vọt, kể cả ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Ông Jeewadara cho biết dòng phụ mới của Delta được phát hiện ở các tỉnh phía bắc, bắc trung bộ và nam của Sri Lanka trong khi các biển thể khác được phát hiện ở các tỉnh phía tây và thủ đô Colombo.
“288 mẫu tại Sri Lanka dương tính với AY-104. AY-104 được tìm thấy trong quá trình thử nghiệm trên các mẫu bệnh ngẫu nhiên”, ông Jeewadara cho hay.
Sri Lanka đang phải căng mình đối phó với các ổ dịch tại các tỉnh miền trung và miền nam do người dân không tuân thủ quy tắc phòng dịch.
Quốc gia Nam Á hiện đã tiêm chủng đầy đủ chơn 61,8% dân số. Khoảng 160.000 người trên 60 tuổi đã được tiêm mũi vaccine Pfizer tăng cường./.
Nghiên cứu mới về khả năng lây truyền virus ở người đã tiêm vắc xin mắc Covid-19
Nghiên cứu cho thấy người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ ít khả năng lây truyền virus cho người khác hơn nhiều so với người chưa tiêm vắc xin, ngay cả khi bị nhiễm biến thể Delta.
Người đã tiêm vắc xin nếu mắc biến thể Delta vẫn ít khả năng lây truyền virus cho người khác hơn người chưa tiêm. Ảnh REUTERS
Người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ không chỉ ít nguy cơ bị nhiễm bệnh, mà còn khó lây truyền virus cho người khác hơn nếu không may bị mắc bệnh, so với người chưa tiêm vắc xin. Đó là phát hiện trong nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Dịch tễ học và Giám sát bệnh truyền nhiễm tại Hà Lan thực hiện, theo trang NewScientist ngày 23.10.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy khả năng lây truyền cho người khác của người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ bị mắc biến thể Delta là thấp hơn 63% so với người chưa tiêm vắc xin.
Tỷ lệ này của người đã tiêm vắc xin bị mắc biến thể Alpha là thấp hơn 73% so với người chưa tiêm vắc xin.
Nhóm nghiên cứu không thể tính toán đầy đủ mức độ giảm lây truyền nhờ vào việc tiêm vắc xin vì không biết được chính xác việc tiêm ngừa giảm bao nhiêu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, giả sử việc tiêm ngừa giảm 50% nguy cơ mắc bệnh cũng giúp giảm mức lây truyền virus của người bệnh đến hơn 80%.
Trước đó, nghiên cứu của chuyên gia Ottavia Prunas tại Đại học Yale (Mỹ) sử dụng dữ liệu từ Israel cho thấy hiệu quả tổng thể của vắc xin trong việc ngăn lây truyền là 89%. Tuy nhiên, dữ liệu được lấy đến ngày 24.3, thời điểm biến thể Delta chưa chiếm ưu thế.
Các nhà khoa học cho rằng những phát hiện này giúp bác bỏ quan điểm cho rằng vắc xin không còn giúp ngăn chặn virus lây truyền.
Chuyên gia vi trùng học Christopher Byron Brooke tại Đại học Illinois (Mỹ) khẳng định chắc chắn vắc xin giúp giảm lây truyền. "Người đã tiêm vắc xin vẫn truyền virus trong một số trường hợp nhưng dữ liệu cho thấy siêu rõ ràng là nguy cơ lây truyền cho người đã tiêm vắc xin là thấp hơn rất nhiều so với người chưa tiêm", ông Brooke nói.
Tải lượng virus của người đã tiêm vắc xin nếu mắc bệnh được cho là tương đương người chưa tiêm. Ảnh BLOOMBERG
Theo các chuyên gia, ý niệm cho rằng vắc xin không còn hiệu quả trong việc ngăn lây truyền virus có thể xuất phát từ thông tin người đã tiêm vắc xin bị mắc bệnh có thể có tải lượng virus tương đương người chưa tiêm.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi điều này đúng, việc tiêm vắc xin trước hết cũng đã giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh, qua đó giảm nguy cơ lây truyền virus.
Các chuyên gia chỉ ra rằng nghiên cứu dẫn đến thông tin nói trên không đo trực tiếp tải lượng virus của người nhiễm mà chỉ dựa vào chỉ số CT, đo lượng ARN của virus. Loại ARN này có thể xuất phát từ những virus bị hệ miễn dịch phá hủy. "Bạn có thể đo lượng ARN nhưng việc đó là vô nghĩa", chuyên gia y khoa Timothy Peto tại Đại học Oxford (Anh) nhận xét.
Nga vất vả chống Covid-19 khi tỉ lệ tiêm ngừa thấp dù sớm có vắc xin
Ông Peto nói rằng có nhiều bằng chứng cho thấy chỉ số CT không phải là thước đo hữu hiệu để đo lượng virus trong cơ thể. Trước hết là người đã tiêm vắc xin bị mắc bệnh ít khả năng lây truyền cho người khác hơn nhiều, như nghiên cứu đã chứng minh.
Thứ hai, nhóm của ông Peto phát hiện có ít liên hệ giữa chỉ số CT và độ lây truyền. "Có vẻ người dương tính sau khi tiêm ngừa có tải lượng virus tương đương người chưa tiêm. Ban đầu chúng tôi tưởng độ lây truyền của họ là như nhau nhưng hóa ra là ít lây truyền hơn", ông Peto nói.
Biến thể Delta plus AY.4.2 và mức độ nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta plus) đang lây lan ở Anh và một số nước khác. Nguy cơ của biến thể này đang được các nhà khoa học đánh giá. Cuối tuần trước, Cơ quan An ninh y tế của Anh đã đưa ra một báo cáo trong đó cho biết: "Một biến thể...