Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm

Theo dõi VGT trên

Trong một hội nghị quốc tế tổ chức tại Nhật Bản, công bố của các nhà khoa học ở Trường Đại học Y Hà Nội về những nghiên cứu mới trên ruồi giấm biến đổi gen đã gây sự chú ý của giới chuyên môn, khi chứng minh được bệnh tự kỷ liên quan đến gen.

Đây thực sự là một bước đột phá trong nghiên cứu điều trị căn bệnh tự kỷ, hé mở cánh cửa tương lai cho những người mắc bệnh này.

Trường Đại học Y duy nhất ở Việt Nam ứng dụng mô hình ruồi giấm

Với gần 4.000 công trình công bố quốc tế từ nghiên cứu sử dụng mô hình ruồi giấm mỗi năm, đã cho thấy vai trò rất quan trọng của ruồi giấm trong y học.

GS.TS. Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein -cho biết, hiểu rõ được giá trị to lớn của ruồi giấm trong nghiên cứu khoa học, từ nhiều năm trước, Trường Đại học Y Hà Nội đã lựa chọn 5 nhà khoa học trẻ gửi sang Nhật để đào tạo tiến sĩ về ứng dụng mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu y học.

Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm - Hình 1

GS.TS. Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – (ngoài cùng bên trái) trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội và TS. Nguyễn Trọng Tuệ (ngoài cùng bên phải) về kết quả nghiên cứu trên ruồi giấm.

Có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản,lại xây dựng được mối quan hệ quốc tế, nên các nhà khoa học Nhật Bản sẵn sàng chuyển giao cho những chủng ruồi biến đổi gen để Việt Nam nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng mô hình này ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn.

Theo GS.TS. Tạ Thành Văn, các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đều có Trung tâm nghiên cứu ruồi giấm và đã đem lại nhiều g.iải t.hưởng Nobel, mới nhất là giải Nobel năm 2017 về phát hiện ra đồng hồ sinh học. Đại học Harvard có Trung tâm ruồi giấm dùng cho nghiên cứu để tìm ra cơ chế gây bệnh, như ung thư là do ảnh hưởng độc tố môi trường, hay tia X có hại cho di truyền.

Thế nhưng,ở Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội là trường Y duy nhất nghiên cứu về ruồi giấm, nhưng được gắn vào Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein chứ không có một trung tâm độc lập như các trường đại học y nổi tiếng trên thế giới.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu y học, nhưng tiếc là mảng nghiên cứu ứng dụng này chưa được quan tâm đầu tư kinh phí, nên đã bỏ phí những ứng dụng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nghiên cứu bệnh tật trên ruồi giấm, chưa bắt nhịp được cùng sự phát triển. Đó là lý do các nhà khoa học Việt Nam không đủ điều kiện để tiến hành những nghiên cứu dài hơi, do thiếu thốn những trang thiết bị hiện đại, những phòng lab đạt chuẩn quốc tế vv…

Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm - Hình 2

TS. Nguyễn Trọng Tuệ trong phòng nghiên cứu

Khó khăn bộn bề nhưng với niềm đam mê khoa học, khát vọng được cống hiến, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein đã nỗ lực không ngừng để nghiên cứu về bệnh tự kỷ từ ruồi giấm.

TS. Nguyễn Trọng Tuệ – một trong 5 tiến sĩ đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội được đưa sang Nhật đào tạo về ứng dụng mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu y học- cho biết: Chúng tôi không chỉ được GS. Tạ Thành Văn – trong vai trò một nhà khoa học giàu kinh nghiệm định hướng nghiên cứu, mà còn được ông với tư cách Hiệu trưởng hỗ trợ tối đa bằng các chính sách ưu tiên của trường, đồng thời, đau đáu tìm nguồn kinh phí cho nghiên cứu với việc kêu gọi các tổ chức, đơn vị tài trợ để tăng kinh phí cho nhóm nghiên cứu, cùng với việc xúc tiến hợp tác với các viện để có kinh phí cho nghiên cứu cơ bản.

Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến việc thương mại hóa các công trình nghiên cứu để đưa các kỹ thuật mới ứng dụng trong điều trị, chẩn đoán và công bố quốc tế.

Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm - Hình 3

GS.TS. Tạ Thành Văn và TS. Nguyễn Trọng Tuệ dự hội nghị khoa học quốc tế tại Nhật Bản.

Theo TS. Nguyễn Trong Tuệ, mô hình ruồi giấm chuyển gen mang lại những giá trị to lớn trong nghiên cứu bệnh học phân tử, với nhiều ưu điểm như vòng đời ngắn, sinh trưởng nhanh. Bản đồ hệ gen đã giải mã chi tiết cho thấy có khoảng 70% gen gây bệnh tương đồng với người, lại không bị các ràng buộc về pháp lý trong việc tiến hành các thử nghiệm, dễ tạo dòng, dễ chuyển gen và biểu hiện protein ngoại lai.

Video đang HOT

Cấu trúc và chức năng của hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá…được bảo tồn giữa ruồi giấm và người, do đó ruồi giấm biến đổi gen thực sự là mô hình lý tưởng để nghiên cứu các bệnh lý ở người như bệnh về vận động, lão hoá, ung thư…., đặc biệt là các bệnh lý thần kinh.

Trên ruồi giấm biển đổi gen, các nhà khoa học dễ dàng theo dõi được các ảnh hưởng của biến đổi di truyền, bởi chúng có vòng đời ngắn và các biểu hiện cũng rất dễ đo lường. Nếu nghiên cứu trên chuột có thể mất cả năm mới có kết quả, trong khi thực hiện trên ruồi giấm thì chỉ cần 30 ngày là phát hiện được sự biến đổi gen.

Chi phí cho ruồi giấm thấp, lại dễ tạo ra được số lượng lớn, dễ nuôi trong phòng thí nghiệm. Ruồi giấm còn là sinh vật có đời sống cộng đồng rõ rệt, do vậy bất kỳ thay đổi nào trong hành vi tương tác cũng có thể cung cấp minh chứng hữu ích cho các nghiên cứu về bệnh thoái hoá thần kinh hay tự kỷ.

Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả các phòng thí nghiệm tiến tiến tại các nước phát triển cũng sử dụng mô hình này để tiếp cận các nghiên cứu ban đầu, trước khi triển khai trên động vật bậc cao, đặc biệt là xây dựng mô hình cho sàng lọc thuốc, sàng lọc dược liệu.

Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm - Hình 4

TS Nguyễn Trọng Tuệ và nhóm nghiên cứu thao tác thí nghiệm trên mô hình ruồi giấm chuyển gen.

Phát hiện mới, cung cấp thêm giải pháp điều trị

Theo con số ước tính của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTB&XH), cả nước có hơn 230.000 người mắc bệnh tự kỷ. Trong khi đó, mỗi ngày, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia vẫn tiếp nhận hàng trăm trẻ đến khám bệnh tự kỷ. Thế nhưng hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh tự kỷ hiệu quả.

Từ thực tế này, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trọng Tuệ đã ứng dụng mô hình ruồi giấm để tìm xem sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến hội chứng tự kỷ, đồng thời, ứng dụng mô hình bệnh Alzheimer trong sàng lọc thuốc.

Theo TS. Tuệ, trong y học, tự kỷ là một bệnh lý rối loạn về phát triển thần kinh phức tạp ở t.rẻ e.m. Những rối loạn về hành vi thường phát triển trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Đây là căn bệnh đang có xu hướng phát triển với tốc độ đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng rối loạn thần kinh phức tạp, gồm những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại.

Mặc dù đã có nhiều giả thiết về sự biến đổi gen liên quan đến tự kỷ, nhưng rất ít nghiên cứu chứng minh được các biến đổi đó thực sự gây ra những thay đổi nào trong hành vi và biểu hiện của bệnh trên động vật cũng như trên người. Trên cơ sở có một chút dữ liệu về họ gen ABC có thể có liên quan đến hội chứng tự kỷ, nhóm nghiên cứu đã chọn gen dABCC4 để nghiên cứu.

“Đây là hướng nghiên cứu khá mới mẻ và kết quả cũng cho nhiều điều thú vị. Đó là nhóm ruồi giấm bệnh lý có mức độ tương tác với quần thể giảm rõ rệt, chúng không có xu hướng giao tiếp hay di chuyển thành nhóm như ở nhóm đối chứng. Đây cũng là một trong những đặc tính nổi bật của nhóm bệnh lý này. Ngoài ra, kết quả đ.ánh giá hành vi và nhịp sinh học cũng chứng minh rõ ràng về ảnh hưởng của gen nghiên cứu lên rối loạn nhịp sinh học, như hoạt động tăng cường bất thường vào các điểm thời gian cố định, và có sự rối loạn giấc ngủ. Những bằng chứng thu được này giúp khẳng định thêm về hướng nghiên cứu để chúng tôi tiếp tục theo đuổi” – TS. Nguyễn Trọng Tuệ chia sẻ.

Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm - Hình 5

Nhóm nghiên cứu được sự hỗ trợ chuyên môn từ GS. Masamitsu Yamaguchi – Học viện Công nghệ Kyoto, Nhật Bản.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Y Hà Nội cho thấy, khi ruồi giấm mắc bệnh tự kỷ cũng giống như người, hạn chế giao tiếp với đồng loại. Sử dụng máy móc để đếm tần số một con ruồi giấm bình thường giao tiếp với các con khác, các nhà khoa học phát hiện khi bị đột biến gen tự kỷ,tần số giao tiếp của ruồi giấm giảm đi rất nhiều.

“Người tự kỷ có nhiều yếu tố gen và chúng tôi phải chứng minh yếu tố gen thực sự có vai trò với bệnh tự kỷ hay không. Những nghiên cứu trên các thiết bị ghi nhận đã cho thấy những con ruồi giấm tự kỷ bị rối loạn hành vi giao tiếp, rối loạn giấc ngủ. Từ việc nghi ngờ gen có liên quan đến bệnh tự kỷ, chúng tôi đã chứng minh được bằng việcloại các gen này ra khỏi ruồi giấm, sẽ khiến chúng có các biểu hiện đặc trưng của bệnh tự kỷ” – TS. Tuệ chia sẻ.

Sàng lọc thuốc điều trị bệnh tự kỷ

Khi tạo ra được mô hình bệnh thì các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu bệnh tự kỷ có can thiệp bằng thuốc được không. Và mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu không chỉ phát hiện ra mối liên quan giữa bệnh tự kỷ với đột biến gen, mà còn được sử dụng để sàng lọc một số dược chất, hợp chất thiên nhiên Việt Nam có tác dụng cải thiện và điều trị hội chứng rối loạn tự kỷ. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách nghiên cứu rất nhiều.

Theo TS. Tuệ, một số loại dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên như chè đắng, ngũ gia bì hương, diệp hạ châu, … được xử lý dưới dạng cao chiết, sau đó trộn vào thức ăn của ruồi với liều lượng và nồng độ xác định, rồi đ.ánh giá tác dụng thông qua các thí nghiệm hành vi trên ruồi giấm. Những loại dược liệu có khả năng cải thiện tương tác xã hội và giảm mức độ rối loạn giấc ngủ của ruồi giấm sẽ được tiếp tục sử dụng cho những nghiên cứu sâu hơn, nhằm tìm ra hoạt chất chính có tác dụng điều trị bệnh.

“Kết quả bước đầu cho thấy, sau khi sử dụng các dược chất mới, ruồi giấm đỡ bị rối loạn giấc ngủ, đồng thời, tương tác với đồng loại nhiều hơn vv… Bên cạnh nghiên cứu ruồi giấm với bệnh tự kỷ, chúng tôi còn nghiên cứu bệnh Alzheimer trên ruồi giấm và cho hiệu quả điều trị khi phục hồi trí nhớ tốt, chống lại bệnh hay quên”- TS. Tuệ cho biết.

Kết quả nghiên cứu biến đổi gen trên ruồi giấmsẽ mang đếncho các bác sĩ giải pháp điều trị bệnh mới, là phương pháp “cá thể hóa”, thay vì điều trị cho tất cả các bệnh nhân phác đồ giống nhau như truyền thống. Bởi thực tế, có sự khác nhau trong đáp ứng với thuốc điều trị giữa các bệnh nhân, là do sự khác biệt về gen của từng người.

Hiện nay, các nhà khoa họccủa Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein tiếp tục kết hợp với PGS. Phạm Nguyệt Hằng ở Viện Dược liệu Trung ương trong việc sử dụng mô hình ruồi giấm để sàng lọc dược liệu thiên nhiên Việt Nam, nhằm tìm ra loại thuốc có tác dụng cải thiện và điều trị các bệnh về thần kinh.

Không chỉ với bệnh tự kỷ, mà bệnh Alzheimer cũng đã có những kết quả rất khả quan, khi nhóm nghiên cứu đã tìm được một số dược chất có đáp ứng tích cực. Một trong những dược chất mà nhóm nghiên cứu đã công bố trong bài báo cáo gần đây là cao chiết từ cây chè đắng (tên khoa học là Ilex latifolia L.D.Kha). Cao chiết này làm tăng cướng trí nhớ ngắn hạn rõ rệt trên mô hình ruồi giấm, ngoài ra, còn có tác dụng cải thiện khả năng vận động và kéo dài t.uổi thọ trên nhóm đối tượng nghiên cứu. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang từng bước tìm thêm các dược chất khác từ nguồn nguyên liệu của Việt Nam.

Cần một trung tâm nghiên cứu ruồi giấm xứng tầm

Từng học tập tại nhiều nước phát triển và họ đều có trung tâm nghiên cứu ruồi giấm rất lớn để phục vụ các lĩnh vực, đặc biệt là Y- Dược, GS. Tạ Thành Văn-người học trò Việt Nam đầu tiên và xuất sắc của vị giáo sư lừng danh Tasuku Honjo, chủ nhân Giải Nobel Y học 2018–luôn khao khát có một Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng ruồi giấm biến đổi gen trong Y -Dược và môi trường tại Trường Đại học Y Hà Nội, để có thể nghiên cứu phát triển thuốc mới, bệnh học phân tử và độc chất học tại Việt Nam, đồng thời, phát triển thành một trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực Y-Dược và môi trường.

Theo GS. Tạ Thành Văn, khi Trung tâm nghiên cứu về ruồi giấm được thành lập, sẽ có nhiều nghiên cứu khoa học y học được tiến hành,các nhà khoa học sẽ nhanh chóng nắm bắt được các thay đổi di truyền và nghiên cứu được những thay đổi đó có gây bệnh hay không. Kết quả này sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho ngành y tế, đặc biệt là người bệnh.

Trường Đại học Y Hà Nội vốn có đội ngũ các nhà khoa học giỏi, được đào tạo bài bản ở các nước có nền y học hiện đại,lại có Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein là nơi nghiên cứu ứng dụng công nghệ y sinh học phân tử và tế bào hàng đầu Việt Nam, cũng là đơn vị tiên phong ở Việt Nam ứng dụng mô hình ruồi giấm trong y học, nhằm tìm ra cơ chế gây bệnh cho người để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật Bản luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam xây dựng một Trung tâm nghiên cứu ruồi giấm hiện đại phục vụ y học. Vậy tại sao không đầu tư để Việt Nam có một trung tâm nghiên cứu về ruồi giấm xứng tầm ở ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta?

Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt: Có thể bạn đã mắc "hội chứng mãn tính" của hàng triệu người này mà không hay biết

Theo nghiên cứu y học của Mỹ, có thể 2,5 triệu người đã mắc Hội chứng này và còn 91% những người khác không hề hay biết tới tình trạng của mình. Sự mệt mỏi của họ bắt nguồn từ căn bệnh, chứ không đơn thuần chỉ là cảm xúc thông thường.

"Không làm gì nhưng luôn thấy rất mệt", là trạng thái như thế nào?

Nhiều buổi sáng thức dậy, mở mắt ra đã cảm thấy mệt mỏi. Tối về đến nhà, chỉ muốn nằm ườn một chỗ vì cảm giác bã cả người. Ngày cuối tuần chỉ ở nhà nghỉ ngơi, lướt web, xem phim và ăn uống, thế nhưng cũng chẳng thấy thoải mái hoàn toàn.

Rất nhiều người đều từng rơi vào khoảng thời gian như vậy. Rõ ràng không làm gì nhưng cơ thể và tâm trí ngày nào cũng thấy mệt mỏi, vô vị, không có hứng thú.

Nếu có tâm trạng trên trong ít nhất 6 tháng liên tục, rất có thể, bạn đã mắc phải "Hội chứng mệt mỏi mãn tính". Theo số liệu nghiên cứu y học của Mỹ, tính đến năm 2015, ước tính có 836,000 đến 2,500,000 người Mỹ mắc dạng bệnh này. Tuy nhiên, theo dự tính có 84% đến 91% người vẫn chưa được chẩn đoán, không hề biết gì tới tình trạng của mình.

Dấu hiệu chẩn đoán y học của hội chứng này được quy định rõ ràng: Thời gian mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, và bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động bình thường. Đối với mỗi người khác nhau, cảm giác mệt mỏi do hội chứng này đem lại cũng được phân chia thành hai loại khác nhau dưới đây.

1. Loại mệt mỏi "trống rỗng"

Trạng thái này xuất hiện khi chúng đang ở vào lúc nghỉ ngơi, tâm trí trống rỗng, không suy nghĩ bất cứ điều gì mà vẫn cảm thấy cả người cạn kiệt sức lực. Khi đó, tinh thần dễ bị suy sụp, chán nản, cũng không biết làm cách nào để nhiệt tình hơn.

Loại mệt mỏi trống rỗng này thường được bắt nguồn từ hai kiểu tâm lý:

Một là, muốn làm gì đó ý nghĩa, nhưng không thể đạt được. Chẳng hạn như, đặt mục tiêu tiết kiệm t.iền nhưng thu nhập không cho phép, muốn làm việc này việc kia nhưng không đủ sức cạnh tranh, muốn thăng tiến cao hơn nhưng năng lực chưa đủ... Vì không đạt được mong muốn, bạn tự thất vọng về bản thân và rơi vào trạng thái chán nản.

Hai là, cảm xúc rất mãnh liệt nhưng biến mất cũng rất nhanh. Thông thường, cảm giác này xuất hiện sau một chuỗi ngày bận rộn, ví dụ như sau khi chạy deadline liên tục thì bỗng được thong thả nghỉ ngơi, lại không biết làm gì để thời gian nghỉ ngơi có giá trị và ý nghĩa hơn, nên cảm thấy trống rỗng.

Hầu như đây đều là do chúng ta lựa chọn sự "trống rỗng", nhưng cuối cùng phát hiện thì ra trống rỗng không thể xóa giải mệt mỏi.

Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt: Có thể bạn đã mắc hội chứng mãn tính của hàng triệu người này mà không hay biết - Hình 1

2. Loại mệt mỏi "tư duy lao nhanh"

Trái ngược với kiểu thảnh thơi thứ nhất, loại thứ hai thường thấy ở người chỉ đặt cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, còn não bộ vẫn đang lao nhanh - sốt ruột không yên, đầu óc quay mòng mòng, lúc nào cũng căng như dây đàn. Do tâm trí phải hoạt động căng thẳng liên tục nên có thể dẫn đến hai kiểu hình thái mệt mỏi.

Một là, suy nghĩ lúc nào cũng dồn dập, tự xoay chuyển mà bản thân bạn còn không hiểu nó vận động gì, mục tiêu gì, làm sao để dừng lại.

Hai là, bạn biết lý do tâm trí luôn không ngừng hoạt động, nhưng không thể ngừng nó lại được mà cứ tự động "nạp vào" ngày càng nhiều thông tin, khiến bạn quá tải, không thể xử lý hết, dẫn tới tình trạng ứ đọng.

Trạng thái mệt mỏi bắt nguồn từ đâu?

Theo giáo sư Jacobson (1976) chỉ ra, con người bị căng thẳng là do năng lượng bị tiêu hao quá mức. Ông so sánh việc sử dụng năng lượng với kinh doanh, nguồn vốn của một cửa tiệm là có hạn. Cho nên nếu giá thành nguyên liệu quá cao thì sẽ lâm vào căng thẳng nguồn t.iền. Vì thế dù ngoài mặt không hoạt động nhưng cơ thể con người vẫn tồn tại rất nhiều căng thẳng, có thể dễ dàng nhận thấy sự tiêu hao năng lượng của chúng ta.

Lượng thông tin ồ ạt mỗi ngày về cộng đồng, xã hội, dịch bệnh, sức khỏe, tài chính, cộng thêm các áp lực về sự nghiệp, riêng tư cá nhân đều không ngừng truyền tải thêm vào não bộ. Tâm trí bạn không có lấy một phút thư giãn. Càng quá tải thông tin trong thời gian dài thì năng lượng cơ thể càng tiêu hao nhanh chóng, khiến bạn mệt mỏi hơn hẳn.

Nhiều người coi bản thân như một công cụ, liên tục ép buộc hoạt động với hiệu suất cao nhưng lại "đứt phanh" trong nhịp sống và phát triển hối hả của xã hội. Như vậy, thứ kiểm soát tâm trí của họ không còn là bản thân họ nữa, mà là quy tắc vận hành và quy chuẩn của xã hội chung.

Cho nên, dù tinh thần rệu rã, cơ thể mệt mỏi, chúng ta vẫn gồng mình tiếp tục để đạt tới mục tiêu là được xã hội chấp nhận. Nhưng mục tiêu này không thể đem lại cảm giác thỏa mãn cho bản thân, nên tâm trí tiếp tục bị nhấn chìm trong sự uể oải, chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn nữa.

Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt: Có thể bạn đã mắc hội chứng mãn tính của hàng triệu người này mà không hay biết - Hình 2

Thay đổi con người từ trong tâm trí

Blow (2013) cho rằng, đối với người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống mà nói, cần xây dựng câu chuyện cuộc sống của bản thân cực kỳ quan trọng, nghĩa là coi chúng ta trở thành nhân vật chính của cuộc đời, để viết nên câu chuyện dưới góc độ của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba).

Câu chuyện được cấu thành bởi thời gian và địa điểm, nguyên nhân và kết quả, sau đó tiến hành miêu tả và phân tích dựa trên các sự kiện diễn ra, cộng với dòng thời gian tương quan. Như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy, rất nhiều chuyện xảy ra là không thể tránh khỏi, lại có những chuyện chỉ là một khả năng có thể mà thôi. Đặt vào trong hoàn cảnh thời gian thì sự hiện diện của nó không quá to tát.

Khi tầm nhìn của bạn trở nên khách quan, bạn có thể nhận thức được bản chất của sự mệt mỏi trong cả thể xác lẫn tâm trí. Bắt đầu tìm hiểu từ "nhân" thì bạn sẽ ngộ ra "quả". Mọi chuyện diễn ra thuận theo tự nhiên, nếu cần thay đổi, thì phải thay đổi ngay từ cái "nhân" ban đầu đó, chứ bất lực hay chán nản đều không giúp bạn giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, những người mệt mỏi trong một thời gian dài có thể luyện tập tâm trí bằng các phương pháp củng cố sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như tập yoga, tập hít thở, tập thiền định... Tiêu chuẩn quan trọng nhất của các phương pháp này là một hệ tư duy tích cực. Bạn nên đặt sự tập trung và chú ý vào thời điểm hiện tại nhiều hơn, chứ không âu lo buồn rầu mãi vì quá khứ tiếc nuối hay tương lai vô định. Có như vậy, cảm giác thỏa mãn mới dần dần xuất hiện, giúp bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn, không còn chìm trong uể oải cả ngày nữa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm
21:34:05 19/09/2024
Sử dụng hoa đủ đủ đực như nào để tốt cho sức khỏe?
21:19:45 19/09/2024
Những đồ ăn vặt tốt cho người tiểu đường, không làm tăng huyết áp
11:28:07 19/09/2024
Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường
12:01:52 19/09/2024
Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì khi đi bộ?
21:12:06 19/09/2024
Lợi và hại khi uống trà gừng
21:31:14 19/09/2024
Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải
05:43:56 20/09/2024
Chế độ ăn keto có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2?
10:57:56 19/09/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Quang Linh bất lực với Lôi Con, công bố ngày rời Angola, về VN sinh sống
17:21:58 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Thùy Tiên đuối sức ngất xỉu, đội quân y cấp cứu khẩn cấp, ai cũng "xanh mặt"
17:05:59 20/09/2024

Tin mới nhất

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

05:32:46 20/09/2024
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh

05:29:48 20/09/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm, thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Bé 9 t.uổi nguy kịch sau vài ngày sốt phát ban

05:27:06 20/09/2024
Bác sĩ Việt cho hay trừ một số nhóm trẻ có tình trạng sức khỏe bất thường, mọi t.rẻ e.m trong độ t.uổi tiêm phòng, đặc biệt là nhóm trẻ có bệnh nền, các dị tật, cần tiêm vaccine sởi đầy đủ.

7 cách đơn giản ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng

05:16:27 20/09/2024
Nếu bạn làm việc bàn giấy, điều cần thiết là phải nghỉ giải lao thường xuyên để ngăn ngừa căng cơ. Cứ sau 30 phút, hãy đứng dậy khỏi ghế và đi bộ nhanh trong 3 phút nhằm giúp thư giãn các cơ, giảm căng thẳng ở cổ và vai.

5 lý do không nên ăn nhiều thịt gà hàng ngày

05:13:56 20/09/2024
Ăn quá nhiều thịt gà có thể dẫn đến mức cholesterol cao hơn, điều này có liên quan đến bệnh tim mạch. Việc ăn nhiều thịt gà và các sản phẩm giàu protein khác gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Các cách tự nhiên để làm giảm viêm xoang tại nhà

21:24:07 19/09/2024
Phun sương là một cách tuyệt vời để làm giảm viêm xoang, bởi vì thông qua việc hít hơi nước, đường thở được làm ẩm và dịch tiết lỏng hơn, dễ dàng loại bỏ hơn, cải thiện nghẹt mũi và khó chịu của viêm xoang.

Thuốc viên nang cứng Fluconazole vi phạm mức độ 3 bị Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

21:22:11 19/09/2024
Quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 57 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Ăn cùng một món mỗi ngày liệu có tốt cho sức khỏe?

21:17:54 19/09/2024
Theo chuyên gia dinh dưỡng việc ăn cùng một món mỗi ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy nhàm chán mà còn có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn .

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

21:07:52 19/09/2024
Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox hay mpox) không phải là bệnh mới, được ghi nhận lần đầu vào năm 1958 trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Do đó, chúng có tên là bệnh đậu mùa khỉ.

9 nguyên nhân khiến ngủ dậy tim đ.ập nhanh

21:05:26 19/09/2024
Với phụ nữ mang thai, lượng m.áu tuần hoàn tăng lên trong cơ thể khiến tim đ.ập nhanh hơn 10 - 20 nhịp mỗi phút so với người bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng ở Hà Giang

Pháp luật

23:53:38 20/09/2024
Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Đặng Ngọc Luyến.

Nico Williams dính vận đen

Sao thể thao

23:36:43 20/09/2024
Nico Williams dính chấn thương và buộc phải dùng nạng sau chiến thắng 2-0 của Athletic Bilbao trước Leganes ở trận đấu sớm thuộc vòng 6 La Liga rạng sáng 20/9 (giờ Hà Nội).

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"

Sao việt

23:13:31 20/09/2024
Tôi là mẹ mà còn khâm phục Kasim, chưa bao giờ Kasim gọi cho tôi than đau, than cực, than khổ. Kasim còn là người con rất có hiếu - mẹ Kasim Hoàng Vũ nói.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.